-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Vai trò của chủ thể tham gia thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Cơ chế thị trường là gì? Nền kinh tế thị trường là gì? Ưu khuyết điểm của nền kinh tếthị trường có liên hệ thực tiễn (Gợi ý về việc thị trường tự do tạo nên giá điện tại Texas năm2021- ví dụ cần phân tích và chỉ ra ưu khuyết điểm của việc thị trường tự do quyết định đếngiá cả của hàng hoá và đời sống của đa số người dân trong xã hội.) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Vai trò của chủ thể tham gia thị trường - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Cơ chế thị trường là gì? Nền kinh tế thị trường là gì? Ưu khuyết điểm của nền kinh tếthị trường có liên hệ thực tiễn (Gợi ý về việc thị trường tự do tạo nên giá điện tại Texas năm2021- ví dụ cần phân tích và chỉ ra ưu khuyết điểm của việc thị trường tự do quyết định đếngiá cả của hàng hoá và đời sống của đa số người dân trong xã hội.) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Thời gian thuyết trình: Tuần 3: Nhóm 1 Tuần 4: Nhóm 2 Tuần 5: Nhóm 3, 4 Tuần 6: Nhóm 5, 6 Tuần 7: Nhóm 7, 8. Tuần 8: Nhóm 9, 10.
Đề tài nhóm 1. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
Các vấn đề cần giải quyết:
- Thị trường là gì? Thị trường có vai trò gì?
- Cơ chế thị trường là gì? Nền kinh tế thị trường là gì? Ưu khuyết điểm của nền kinh tế
thị trường có liên hệ thực tiễn (Gợi ý về việc thị trường tự do tạo nên giá điện tại Texas năm
2021- ví dụ cần phân tích và chỉ ra ưu khuyết điểm của việc thị trường tự do quyết định đến
giá cả của hàng hoá và đời sống của đa số người dân trong xã hội.)
- Trách nhiệm xã hội là gì ? Trình bày một số chủ thể chủ yếu trong nền kinh tế thị
trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế gắn với việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Tránh:
- Lang mang dài dòng, tránh trình bày trùng lắp ưu khuyết điểm của thị trường (chỉ cần
trình bày ưu khuyết điểm của nền kinh tế thị trường.
Đề tài nhóm 2. Độc quyền – Biểu hiện độc quyền của các hãng công nghệ (Chương 3 và 4)
Các vấn đề cần giải quyết:
- Độc quyền là gì? Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường (chương 4)
- Một số biện pháp các hãng công nghệ lớn trên thế giới đã dùng để gạt bỏ những doanh
nghiệp vừa và nhỏ từ đó đạt lợi nhuận độc quyền cao. (Có thể chọn 1 hay vài công ty như:,
Google, Facebook, Apple, Microsoft .....). Nên tìm hiểu các vụ kiện chống sự độc quyền của
các hãng này đã diễn ra trên thế giới trong thời gian qua, để thấy được các hành vi độc quyền.
- Thu nhập và đời sống công nhân trong các xí nghiệp sản xuất. Thu nhập của công
nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm so với cấp quản lý và so với lợi nhuận của doanh nghiệp 1
đặc biệt. (Vấn đề Giá trị thặng dư – Lợi nhuận được trình bày ở chương 3)
- Thiệt hại của xã hội và người tiêu dùng. Ai là người bị bóc lột để tạo nên sự giàu có cho các hãng công nghệ?
Gợi ý tài liệu: (Nên dùng hình ảnh để so sánh thu nhập)
https://www.vox.com/policy-and-politics/2019/6/26/18744304/ceo-pay-ratio-disclosure-2018
https://www.cnbc.com/2019/08/16/ceos-see-pay-grow-1000percent-and-now-make-278- times-the-average-worker.html
https://www.statista.com/statistics/424159/pay-gap-between-ceos-and-average-workers-in- world-by-country/
https://ndh.vn/doanh-nghiep/apple-boc-lot-nhan-cong-trung-quoc-nhu-the-nao-1123530.html
https://www.google.com.vn/amp/s/amp.dantri.com.vn/suc-manh-so/phanh-phui-muc-luong-
re-mat-cua-cong-nhan-foxconn-1329707176.htm Tránh:
- Lang mang dài dòng, tránh trình bày thu nhập và đời sống của công nhân Việt Nam.
Đề tài yêu cầu trình bày thu nhập của cấp quản lý ở các tập đoàn công nghệ độc quyền
so với thu nhập và đời sống của các công nhân trực tiếp sản xuất, vận hành để tạo ra
sản phẩm và dịch vụ của các tập đoàn công nghệ độc quyền như Apple, Amazon, Google....
Đề tài nhóm 3. Tổ chức độc quyền và trường hợp sức mạnh kinh tế - chính trị của
tổ chức độc quyền chaebol Hàn Quốc.
Các vấn đề cần giải quyết:
- Tổ chức độc quyền là gì ? Các tổ chức độc quyền cơ bản.
- Chaebol thuộc hình thức tổ chức độc quyền nào
- Những ngành nghề kinh doanh của các chaebol lớn của Hàn Quốc, cùng ngành hay
khác ngành? có liên quan về kỹ thuật không?
- Các chaebol lớn của Hàn Quốc có sức ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế - chính
trị - xã hội. Lấy ví dụ về bê bối liên quan giữa các tổng thống Hàn Quốc với các chaebol.
(https://voz.vn/attachments/0-tong-thong-han-tham-nhung-png.66769/) Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh đi vào chi tiết, cụ thể lịch sử của từng Chaebol. Mà nên chú
trọng nêu tác động của các chaebol đối với kinh tế - chính trị - xã hội, những ngành
nghề mà các chaebol kinh doanh từ đó minh chứng cho đặc trưng của hình thức tổ chức
độc quyền này là kinh doanh các mặt hàng không liên quan về kỹ thuật.
Đề tài nhóm 4. Sự chuyển biến sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 2
nghĩa ở Việt Nam (Chương 5)
Các vấn đề cần giải quyết:
- Nền kinh tế trước năm 1986 ở Việt Nam là gì? Tại sao lại duy trì nền kinh tế đó đến
12/1986 (Hay hoàn cảnh lịch sử của việc duy trì nền kinh tế đó)
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?
- Vì sao Việt Nam chọn mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng gì khác biệt
so với các nền kinh tế thị trường khác. - Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế của đất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá của các tổ
chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Đề tài nhóm 5. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Chương 5)
Các vấn đề cần giải quyết:
- Khái niệm thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
- Việc xậy dựng thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam có những thành tựu gì nổi bật
về kinh tế và xã hội trong năm 2020.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
+Vì sao phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Những nội dung cơ bản để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế của đất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá của các tổ
chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Đề tài nhóm 6. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Các vấn đề cần giải quyết: 3
- Lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh tế
- Quan hệ lợi ích kinh tế là gì? Sự thống nhất và mâu thuẫn của các quan hệ lợi ích kinh tế
như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
- Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích. Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế của đất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá của các tổ
chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Đề tài nhóm 7. Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
Các vấn đề cần giải quyết:
- Cách mạng công nghiệp là gì? Có các cuộc cách mạng công nghiệp nào đã diễn ra trên
thế giới? Vai trò của cách mạng công nghiệp.
- Công nghiệp hoá là gì? Có các mô hình hình công nghiệp hoá nào đã diễn ra trên thế giới?
- Trên thế giới có bao nước công nghiệp phát triển? Và những nước kém phát triển trên
thế giới là những nước nào? Tình hình dân cư trên thế giới được tiếp cận với các thành
tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (phần này có chương 6 – giáo trình). - Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế của đất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá của các tổ
chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Đề tài nhóm 8. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam
Các vấn đề cần giải quyết:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là gì? Vì sao Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hóa đất nước. Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước từ khi nào?
- Nội dung công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 4 Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế của đất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá của các tổ
chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Đề tài nhóm 9. Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Các vấn đề cần giải quyết:
- Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao Việt Nam
phải hội nhập kinh tế quốc tế? Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam.
Đề tài nhóm 10. Bảo hộ mậu dịch, phòng vệ thương mại trên thế giới và hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Những vấn đề cần giải quyết: - Khái niệm
- Tình hình bảo hộ mậu dịch và phòng vệ thương mại hiện nay trên thế giới.
- Những quốc gia có chính sách bảo hộ mậu dịch và phòng vệ thương mại khắt khe trên thế giới hiện nay.
- Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
+ Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với các tổ chức nào
+ Việt Nam đã có quan hệ thương mại với bao nhiêu quốc gia…..
+ Việt Nam đã ký bao nhiêu hiệp định thương mại…….
(Phần này chỉ nêu khái quát về số lượng, tránh đi quá chi tiết)
- Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam. - Tránh:
Lang mang dài dòng, tránh trình bày rườm rà, nên cô đọng và liên hệ những sự kiện
kinh tế trên thế giới vàđất nước. Lưu ý: Tham khảo tài liệu, số liệu, bài viết đánh giá
của các tổ chức uy tín trên thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan, tổ chức uy tín tại Việt Nam.
Chúc các em làm bài tốt!!! 5