-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đời sống văn hóa của tộc người H - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Đời sống văn hóa của tộc người H - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người H’mông -
Đời sống văn hóa vật chất:
Trang phục của người phụ nữ HMông rất sặc sỡ, đa dạng giữa
các nhóm dân tộc, gồm: váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm
xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn
hai bắp chân. Váy xếp nếp xòe rộng, mang hình ống, khi mặc
mới xếp nếp thắt lưng ngoài cạp. Áo mở chếch ngực về phía
bên trái, cài một khuy, cánh tay, cổ áo, gấu áo đều thêu hoa
văn…Đồ trang sức gồm: vòng tai, vòng cổ, vòng tay, vòng
chân….Trang phục của đàn ông HMông đơn giản, quần dài,
đũng chân què cạp lá tọa. Áo ngắn ống rộng cổ đứng mổ bụng
khuy cài, quần áo đều màu chàm, hoặc bằng vải láng đen.
Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa
chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian
nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ
chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách.
Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách,
ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…
Bàn thờ tổ tiên của người HMông rất đơn giản, chỉ là một mảnh
ván hoặc 3 ống cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường.
Trong gia đình người HMông, phòng ngủ của vợ chồng con cái
được bố trí riêng. Người HMông ngủ bằng phản hoặc giát bằng
tre mai đập giập. Người HMông rất khắt khe, nơi ngủ của con
dâu, em dâu thì bố chồng và anh chồng không được vào và
ngược lại, con dâu, em dâu không được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng.
Hiện nay, lương thực của người Mông chủ yếu là bột ngô (mèn
mén) hoặc cơm gạo, trong đó mèn mén là món ăn phổ biến của
người Mông. Mèn mén được làm từ hạt ngô chế biến khá cầu kỳ.
Họ xay ngô thành bột nhỏ bằng cối xay đá rất nặng. Phải hai
người khỏe, xay khoảng một giờ đồng hồ mới đủ cả nhà 5 đến 6
người ăn cả ngày. Xay xong phải sàng, sảy cho sạch hết mày,
sau đó đổ bột ngô ra mẹt, tưới một ít nước lạnh và bột, dùng
tay trộn cho bột nhuyễn, có độ ẩm vừa phải, sau đó cho bột vào
chõ, bắc chõ lên chảo nước trên bếp lửa hồng để dun. Đun cách
thủy như vậy cho đến khi hơi nước từ chảo bốc xuyên qua bột
lên miệng chõ độ nửa tiếng thì đổ bột ngô đó ra mẹt. Tiếp tục
vẩy nước lã vào bột ngô, dùng tay trộn cho nước thấm đều và
bột ngô tơi đều, sau đó tiếp tục đồ lần thứ hai khoảng nửa tiếng
cho bột ngô chín kỹ, có thể ăn được. Mỗi ngày mỗi gia đình đồ
một chõ bột ngô để ăn cả ngày, do vậy chõ cần phải to. Công
việc đồ xôi được tiến hành từ khi trời chưa sáng. Cùng với món
mèn mèn, người Mông còn có món thắng cố nổi tiếng. Nghĩa
đen của từ thắng cố là canh chảo. Cách chế biến món này là
cho tất cả các loại thịt, xương, lòng,... của con ngựa được chặt
thành miếng rồi đem nấu chung trong một chảo canh. Vào
những dịp trang trọng như lễ cưới, ma chay hoặc trong các chợ
phiên, đồng bào Mông hay nấu thắng cố. Nếu như ăn uống
trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no
thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm
được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một chảo thắng cố, một bình
rượi rượu, lần lượt từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn
chung một chảo canh. Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng
đồng và bình đẳng của người Mông trong cách thức ăn uống. -
Đời sống văn hóa tinh thần
Lễ hội: Một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc H’Mông
là lễ hội kỉ niệm thượng nguồn, được tổ chức vào đầu năm mới.
Lễ hôi này có ý nghĩa đánh dấu việc H’Mông trở lại nguồn cội để
tôn vinh các vị thần linh và cầu nguyện cho một năm mới đầy
bình an và phát đạt. Trong lễ hội kỷ niệm thượng nguồn, người
H’Mông sẽ đeo trang phục truyền thống và thực hiện nghi lễ
cầu nguyện. Họ cũng tổ chức các trò chơi dân gian như tâu tí
(đánh cầu lông gà), kéo co, múa sạp để tăng thêm sự vui tươi
cho lễ hội. Ngoài ra, dân tộc H’Mông có nhiều lễ hội khác như
Tết Mông, lễ hội Mã Pí Lèng..
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người H’Mông, tùy từng dòng
họ, trong nhà có hoặc không có bàn thờ….. Bàn thờ đặt ở vách
gian chính giữa. Thường gồm 3 ống tre để cắm hương (ống giữa
thờ tổ tiên, ống bên phải thờ thần trông coi việc gia đình, ống
bên trái thờ thần chăm sóc sức khỏe trong gia đình). Phía trên
bàn thờ có dán giấy bản lên vách – thờ 3 đời thì dán 3 hàng, 5
đời thì dán 5 hàng. Người HMông không thờ cúng thổ công
trong nhà mà đem muôi cơm, chén rượu ra ngoài cửa chính
cúng rồi vẩy cơm tưới rượu lên đó – nghĩa là thổ công, thổ địa
được thờ ở bên ngoài nhà.
Hôn nhân gia đình của người H’Mông theo tập quán thanh niên
nam nữ tự do lựa chọn bạn đời. Việc lựa chọn bạn đời được
trước đây biểu hiện ở tục “cướp vợ, kéo vợ”.Người thanh niên
cùng bạn bè "cướp" người con gái yêu thích về ở nhà mình vài
hôm rồi thông báo cho gia đình nhà gái biết. Ngày nay nam nữ
tự do tìm hiểu để nên duyên trăm năm. Vợ chồng người H’Mông
sống tình cảm hòa thuận, rất ít đánh chửi con, rất ít li hôn. Vợ
chồng cùng nhau làm ăn, lên nương, xuống chợ... Đám cưới của
người HMông thường được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Phổ
biến vào mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở mà con
người không nằm ngoài vòng quay đó. Người HMông rất kiêng
cưới vào những tháng có sấm sét.
Tang ma: Phong tục tang ma của dân tộc H'Mông có những đặc
trưng riêng biệt, phản ánh tư tưởng về cuộc sống và giá trị văn hóa của dân tộc này.
Đối với người H'Mông, tang ma là sự kiện rất quan trọng và
trang trọng, đánh dấu sự chia ly với người thân và bạn bè đã
qua đời. Theo tín ngưỡng của dân tộc H'Mông, linh hồn của
người chết sẽ về thăm gia đình và ngôi nhà của họ vào các
ngày lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, hay Tết Mông, vì
vậy tang ma được coi là một lễ cúng rất quan trọng để tôn vinh
người đã khuất và đón nhận linh hồn của họ.
Trong phong tục tang ma của dân tộc H'Mông, gia đình người
chết sẽ phải chuẩn bị nhiều thứ để chuẩn bị cho lễ cúng, bao
gồm cơm, rượu, thuốc lá, và những vật dụng cá nhân của người
chết. Sau đó, người thân sẽ đặt xác người chết trên một giường
bằng gỗ, phủ một lớp vải trắng và đặt lên trung tâm nhà.
Trong suốt quá trình tang ma, người thân và bạn bè của người
chết sẽ đến thăm và cầu nguyện cho linh hồn của người chết.
Họ sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy múa, đá cầu, và
kéo co để tạo không khí vui tươi và cảm thấy đồng hành cùng người chết.
Sau khi lễ tang kết thúc, xác người chết sẽ được đưa đến nơi
chôn cất. Trong trường hợp người chết là một người đàn ông,
xác sẽ được chôn tại một nơi cao trên đồi, còn nếu là người phụ
nữ thì xác sẽ được chôn tại một vị trí thấp hơn so với đồi.
Tang ma là một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc
H'Mông, thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với người chết,
đồng thời cũng cho thấy sự gắn bó, tình cảm giữa các thành
viên trong gia đình và cộng đồng. Người Mông có bao gồm nhiều thể l kho tàng thơ ca oại như
thần thoại, truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ, truyện thơ, sử thi...
mỗi thể loại còn có nhiều loại hình khác nhau: Thần thoại có sự
tích kể về nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài...; truyện cổ
tích có truyện cổ tích động vật, truyện cổ tích thần kỳ (truyện
kể về anh chàng dũng sỹ tài ba, truyện mồ côi), truyện cổ tích
sinh hoạt xã hội. Dân ca Mông cũng có nhiều loại như dân ca
giao duyên, dân ca than thân, dân ca nghi lễ. Dân tộc Mông có
kho tàng âm nhạc dân gian giàu bản sắc, có nhiều giá trị nhất.
Người Mông rất yêu thích văn nghệ; kèn lá, đàn môi, khèn của
người Mông luôn là người bạn thân thiết của nam, nữ thanh
niên. Người con trai dân tộc Mông ngoài giỏi việc nương rẫy còn
phải biết thổi khèn, thổi sáo, múa khèn. Trong tang lễ, ngày hội
xuân, buổi chợ phiên, hoặc nam nữ tỏ tình đều phải biết múa
khèn, thổi khèn. Khèn dân tộc tộc Mông là biểu tượng văn hóa
của người Mông. Âm nhạc dân gian của dân tộc Mông mang
nhiều vẻ độc đáo, rất đặc trưng, khó lẫn với âm nhạc của dân
tộc khác, đặc biệt âm nhạc hòa âm như trống, khèn, sáo nhị.
Âm nhạc chủ đạo mang tính chất trữ tình, phong phú, khỏe
khoắn. Âm nhạc Mông từ giai điệu, tiết tấu, đến âm sắc, âm
khu… tất cả mọi yếu tố kết thành một thể thống nhất, truyền
vào con người tinh thần yêu đời, đoàn kết, yêu thương nhau.
Giai điệu âm nhạc Mông cũng thật đẹp, nó phản ánh đầy đủ cái
đẹp của tâm hồn người Mông. Trong sinh hoạt của người Mông
trước đây, họ thường sử dụng các loại hình âm nhạc rất phong
phú, như: hát đối đáp; hát ngâm; hát kể; hát đồng dao; điệu
than; mời thần linh; gọi hồn. Ngoài ra người Mông còn có lối hát
đối đáp “Phìa phá”: hát đối đáp rất phổ biến, là lối hát ví, hát
đối đáp của nam nữ, thanh niên Mông trắng, được sáng tác tại
chỗ theo kiểu ngẫu hứng, hoặc vận dụng những câu hát có sẵn
cho hợp với cuộc đối đáp đang diễn ra.