



Preview text:
Đối tượng nghiên cứu là gì? Ví dụ đối tượng, phạm vi nghiên cứu?
Trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu một đề tài nào đó, chúng ta sẽ được yêu cầu xác
định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu rõ
định nghĩa về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Việc xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên
cứu sẽ giúp cho công trình nghiên cứu khoa học của chúng ta tránh bị lan man và sử dụng
những số liệu không cần thiết, giúp ngắn thời gian và công sức nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu là một công việc được thực hiện bằng việc tìm hiểu, khảo sát tìm tòi có tính
chất khoa học. Từ đó có thể tìm ra những kiến thức mới cũng như vận dụng những kinh nghiệm
và kiến thức của tác giả vào quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu là một hoạt động có hệ thống
bao gồm nhiều bước và được thực hiện trình tự để tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động
nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng quan trọng góp phần cho sự phát triển của khoa
học và của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Đối tượng nghiên cứu hiện nay không có quy định cụ thể về khái niệm, tuy nhiên chúng
ta có thể hiểu đơn giản đối tượng nghiên cứu là bản chất thật của sự vật hiện tượng mà chúng
ta cần làm rõ trong quá trình nghiên cứu.
Ví dụ về đối tượng nghiên cứu: việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ở địa phương. Ta có
thể thấy đối tượng nghiên cứu đó là bảo vệ môi trường.
2. Phân loại nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học là một công việc được diễn ra thường xuyên do đó nó có rất nhiều
những loại hình nghiên cứu khác nhau
Nghiên cứu cơ bản: đây là hoạt động nghiên cứu đơn giản nhất giúp phát hiện
ra những bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng có ở xung quanh con người. Việc
nghiên cứu này sẽ làm thay đổi nhận thức của con người về những sự vật hiện tượng đó.
Nghiên cứu ứng dụng: hoạt động nghiên cứu ứng dụng là một hoạt động vô
cùng quan trọng góp phần cải thiện đời sống con người. Người nghiên cứu sẽ vận dụng
những quy luật được phát hiện bởi nghiên cứu cơ bản, nhờ vào đó sẽ giúp chúng ta giải
thích được những vấn đề sự vật hiện tượng. Từ đó hình thành những sáng kiến đóng
góp và hoạt động sản xuất và đời sống.
Nghiên cứu triển khai: hoạt động nghiên cứu triển khai là việc kết hợp vận dụng
những quy luật có được từ nghiên cứu cơ bản và những nguyên lý đã được tìm thấy
trong công nghệ hoặc vật liệu để giúp chúng ta đưa ra những thành phẩm về phương diện kỹ thuật.
Nghiên cứu thăm dò: hoạt động nghiên cứu thăm dò để xác định những phương
hướng phát triển thăm dò những cơ hội để tìm ra những thành công mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong cuộc sống chúng ta thường nghe tới từ phạm vi, hiểu một cách đơn giản phạm vi
nghĩa là giới hạn một khu vực nhất định và trong nghiên cứu khoa học phạm vi nghiên cứu
cũng tương đồng như cách hiểu trên đó là việc nghiên cứu một vấn đề nhất định nào đó
Phạm vi nghiên cứu thường được chia là 3 nhóm: phạm vi không gian ,phạm vi thời gian và phạm vi nội dung:
Đối với phạm vi không gian sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi chúng ta sẽ thực
hiện nghiên cứu ở đâu? địa điểm nào?
Ví dụ: Báo cáo được thực hiện tại địa điểm A hoặc nghiên cứu được thực hiện tại hồ b,
nghiên cứu được thực hiện tại địa phương c, dự án được thực hiện tại vùng D.
Phạm vi thời gian giúp chúng ta trả lời được câu hỏi khi thực hiện bài nghiên
cứu chúng ta thực hiện ở thời gian nào? bắt đầu từ khi nào? và kết thúc lúc nào hoặc
nghiên cứu trong thời gian bao lâu?
Ví dụ nghiên cứu được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 1 năm 22 đến tháng 12 năm 2022)
Cuối cùng là phạm vi nội dung: như chúng ta đã biết kiến thức là vô hạn, chính
vì vậy chúng ta không thể nghiên cứu hết được tất cả các kiến thức. Do đó phạm vi nội
dung sẽ giúp chúng ta giới hạn lại vấn đề nghiên cứu, giúp chúng ta tập trung vào một vấn đề cụ thể
Ví dụ: Trong nghiên cứu, chúng ta tập trung vào vấn đề tội trộm cắp tài sản ở địa phương A
4. Một số thuật ngữ liên quan đến việc nghiên cứu
4.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài hoạt động nghiên cứu khoa học chính là phương hướng và là yếu tố tiên quyết trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời đề tài khoa học cũng là việc thống nhất giữa
những người thực hiện nghiên cứu với nhau.
Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học có một đặc điểm riêng và được phân chia thành nhiều loại:
Đề tài là những chủ đề liên quan đến nội dung mang tính học thuật và khả năng ứng dụng thấp
Dự án: các chủ thể liên quan đến dự án là việc trả lời những câu hỏi có tính ứng
dụng cao xác định được những hiệu quả kinh tế cụ thể
Chương trình gồm một nhóm các đề tài hoặc một nhóm dự án có chung một
mục đích nghiên cứu. Tuy các đề tài dự án này có tính độc lập nhưng có sự đồng bộ
thống nhất về mặt nội dung.
Đề án là loại hình nghiên cứu khoa học bậc cao cấp. Đây là loại văn kiện trình
lên cấp trên hoặc xin tài trợ cho một công việc, chương trình hoạt động nghiên cứu. Sau
khi đề án được phê duyệt sẽ tạo ra những đề tài dự án hoặc chương trình phù hợp với
đối tượng mà đề án hướng tới.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu giúp đề tài nghiên cứu khoa học đi đúng hướng và giải quyết được
những vấn đề cốt lõi. Mục tiêu sẽ được những người nghiên cứu đề ra ngay từ đầu và cố gắng
thực hiện. Mục tiêu chính là bản lề, là cơ sở hoạt động của đề tài và hỗ trợ quá trình đánh giá nghiên cứu.
Khác với mục tiêu, mục đích là những giá trị mà sản phẩm nghiên cứu khoa học và những
người thực hiện hướng tới. Chính là việc thực hiện những công việc trong quá trình nghiên cứu
và có ý nghĩa thực tiễn cao nhắm tới những đối tượng phục vụ nghiên cứu, sản xuất.
4.3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể là từ chỉ người, việc xác định khách thể giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi Chúng
ta nghiên cứu về ai? có thể là học sinh, bác sĩ, người lao động, lực lượng khủng bố... Tất cả
những đối tượng mang trong mình những đặc điểm liên quan tới đối tượng nghiên cứu người
ta gọi là khách thể nghiên cứu.
Ví dụ: hiện tượng nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh, hoạt động mua bán của tiểu thương các
chợ vào ngày Tết, Bảo vệ môi trường của người dân tại tỉnh Nam Định
Khách thể nghiên cứu có một vai trò rất quan trọng trong bài nghiên cứu, do đó chúng ta
cần xác định được những thông tin quan trọng ngay từ khi bắt đầu thực hiện đề tài và thường
xuất hiện ở trang đầu tiên của báo cáo nghiên cứu.
Ví dụ cụ thể về khách thể nghiên cứu qua đề tài: nghiên cứu khoa học thực tiễn tình
trạng nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nguyên nhân dẫn tới tình trạng nạo phá thai ở
lứa tuổi học sinh và nêu một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh
Đối tượng nghiên cứu là tình trạng nạo phá thai
Khách thể nghiên cứu các em trong độ tuổi học sinh
4.4. Chủ thể nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu có thể hiểu là bản thân người nghiên cứu. Những người nghiên cứu
này thường là một chuyên gia về một lĩnh vực cụ thể nào đó hoặc sinh viên.
Phân loại chủ thể nghiên cứu:
Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực, làm việc trong việc các trung tâm nghiên cứu
Các giáo sư, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng
Các chuyên gia trong cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, viện nghiên cứu tư nhân
Sinh viên có niềm yêu thích nghiên cứu khoa học trong các trường đại học hoặc
một nhóm nghiên cứu bên ngoài trường