


Preview text:
Đơn vị hành chính là gì? Các đơn vị hành chính của nước ta
1. Đơn vị hành chính là gì?
Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đơn vị được phân
chia trên lãnh thổ của quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính. Mỗi đơn vị hành
chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định và phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung
thống nhất của Nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định đưa ra một định nghĩa cụ thể về đơn vị
hành chính, do đó định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là cấp tỉnh.
Sau nhiều lần chia, tách và nhập lại thì tính đến nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính
cấp tỉnh, 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ) và 58 tỉnh.
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương gọi chung là cấp huyện.
Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn về thẩm quyền và thông thường thì
cấp huyện cũng có quy mô dân số, diện tích kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Cấp huyện là cấp hành
chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này trên thực tế hiện nay có nhiều tên
gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho
các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Hiện nay các đơn vị hành chính cấp
huyện của Việt Nam có tổng cộng 705 đơn vị gồm 1 thành phố thuộc trung ương, 79 thành phố
thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và 528 huyện.
- Xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã.
Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi là xã, phường, thị trấn tùy
theo mức độ đô thị hóa. Trong đó, phường không có huyện, xã không có trong quận, thị trấn
chỉ có trong huyện. Hiện nay có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã (đều là
các huyện đảo), bao gồm: Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Cồn Cỏ. Khi số lượng dân cư đông
thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ
dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân
cư nhưng không được xem là cấp hành chính và những người tham gia quản lý hoạt động ở
cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.
- Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng
các cơ chế chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù
hợp với đặc điểm về kinh tế xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc
điểm yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
2. Phân loại đơn vị hành chính
Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội;
xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa
phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự
nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù
của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt;
các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại, bao gồm: loại I, loại II, loại III;
Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại, bao gồm: loại I, loại II, loại III; Đơn vị
hành chính cấp xã được phân thành ba loại, bao gồm: loại I, loại II, loại III.
Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí,
thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Phân loại đơn vị hành chính để đảm bảo sự ổn định của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã và nâng cao hiệu lực quản lý hành chính của Nhà nước ở địa phương. Là căn cứ
để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội xây dựng bộ máy của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân. Làm cơ sở để xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phù hợp
với từng loại đơn vị hành chính. Thủ tướng chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị
hành chính cấp huyện loại I, loại II, loại III. Bộ trưởng Bộ nội vụ quyết định công nhận phân
loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II, loại III. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II, loại III.
Việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích
tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc
thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị và hải đảo.
Cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp huyện theo các tiêu chí
- Về dân số theo vùng, miền
Đối với huyện miền núi vùng cao, hải đảo: huyện có dưới 40.000 nhân khẩu được tính
50 điểm, có từ 40.000 nhân khẩu trở lên thì cứ thêm 600 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm,
tối đa không quá 250 điểm. Đối với huyện đồng bằng: huyện có dưới 50.000 nhân khẩu trở lên
thì cứ thêm 700 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm. Đối với quận
và thị xã thì quận và thị xã đồng bằng có dưới 80.000 nhân khẩu được tính 50 điểm, có từ
80.000 nhân khẩu thì cứ thêm 800 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250
điểm; Thị xã miền núi, vùng cao, biên giới có dưới 60.000 nhân khẩu được tính điểm 50 điểm,
có từ 60.000 nhân khẩu trở lên thì cứ thêm 700 nhân khẩu được tính thêm 01 điểm, tối đa không quá 250 điểm.
- Về diện tích theo vùng miền
Đối với huyện miền, vùng cao, hải đảo: huyện có dưới 20.000 ha diện tích đất tự nhiên
được tính 40 điểm có trên 20.000 ha trở lên thì cứ thêm 1.000 ha được tính thêm 01 điểm, tối
đa không quá 150 điểm. Đối với huyện đồng bằng huyện có dưới 10.000 ha diện tích được tính
thêm 1 điểm, tối đa không quá 150 điểm; Đối với đồng bằng: huyện có dưới 10.000 ha diện
tích đất tự nhiên được tính 40 điểm, có từ 10.000 ha trở lên thì cứ thêm 600 ha được tính thêm
1 điểm, tối đa không quá 150 điểm. Đối với quận và thị xã thì quận có dưới 1.000 ha diện tích
đất tự nhiên được tính 40 điểm; có từ 1.000 ha trở lên thì cứ thêm 100 ha được tính 01 điểm ,
tối đa không quá 150 điểm; Thị xã miền núi, vùng cao, biên giới có dưới 4.000 ha diện tích đất
tự nhiên được tính 40 điểm, có từ 4.000 ha trở lên thì cứ thêm 200 ha được tính thêm 1 điểm,
tối đa không quá 150 điểm.