-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đồng phạm, những quy định của pháp luật về đồng phạm | Tiểu luận môn Luật hình sự
Tiểu luận môn LUẬT HÌNH SỰ với đề tài:"Đồng phạm, những quy định của pháp luật về đồng phạm" của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự (LUHS1023H) 2 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Đồng phạm, những quy định của pháp luật về đồng phạm | Tiểu luận môn Luật hình sự
Tiểu luận môn LUẬT HÌNH SỰ với đề tài:"Đồng phạm, những quy định của pháp luật về đồng phạm" của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự (LUHS1023H) 2 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................................. 2
1. Đồng phạm và những loại người đồng phạm ..................................................... 2
1.1 Khái niệm đồng phạm .................................................................................. 2
1.2 Những loại người đồng phạm ....................................................................... 4
2. Vận dụng............................................................................................................. 9
2.1 Trong vụ án trên những ai phạm tội? Phạm tội gì? Vì sao? ......................... 9
2.2 Vụ án có đồng phạm không? Tại sao? ....................................................... 11
2.3 Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào? Tại sao? .................................. 12
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 15 1 MỞ ĐẦU
Tội phạm được quy định trong BLHS là do có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Tội
phạm có thể do một người thực hiện, có thể do nhiều người thực hiện. Khi tội phạm
được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên kết, tác động
lẫn nhau thì được coi là đồng phạm. Đồng phạm hình thức phạm tội đặc biệt đòi
hỏi những điều kiện riêng khác với phạm tội thông thường về số lượng người tham
gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng.Để hiểu rõ hơn về đồng phạm, những
loại người đồng phạm, và thực tế đồng phạm sẽ được thể hiện trong thực tiễn như
thế nào thì trong bài tiểu luận này em xin chọn Đề 3 để qua đó có thể thấy được các
quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như áp dụng pháp luật đồng phạm vào thực tế. NỘI DUNG
1. Đồng phạm và những loại người đồng phạm
1.1 Khái niệm đồng phạm
Tại khoản 1 điều 17 Bộ luật hình sự quy định:" Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm ".
Theo quy định tại khoản 1 có thể thấy để xác định là đồng phạm thì cần phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
a) Về dấu hiệu khách quan phải thỏa mãn:
Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải
có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Tức là cả hai người đều phải có điều kiện
có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển
hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Nếu trong trường hợp tội phạm được
thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở
người đồng phạm là người thực hành. 2
Thứ hai, về dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là mỗi người
phải cố ý tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau:
- Hành vi thực hiện tội phạm( thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP) Người có
hành vi này được gọi là người thực hành;
- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm( tổ chức thực hiện được mô tả trong CTTP
như chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy).Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm( Xúi giục người khác thực hiện
hành vi được mô tả trong CTTP như kích động,dụ dỗ, thúc đẩy). Người có hành vi
này được gọi là người xúi giục;
- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm( giúp sức người khác đẻ thực
hiện tội phạm được mô tả trong CTTP như giúp đỡ về tinh thần, vật chất: tiền, tài
sản). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.
Trong tội đồng phạm thì mỗi người đều có hành vi tham gia vào việc thực
hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành
vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi
phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục
đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Vì vậy, sẽ không được coi là
đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian
nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn
nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập. Có nghĩa là trường hợp này
sẽ mỗi chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về hành vi phạm tội của mình gây
ra, sẽ không có mối liên hệ nào được thể hiện ở đây.
b) Về dấu hiệu chủ quan thì tội đồng phạm phải thỏa mãn:
Thứ nhất về yếu tố lỗi: lỗi của tội đồng phạm luôn là lỗi cố ý và được thể hiện thông qua:
- Lý trí: mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây nguy hiểm cho xã
hội và đều biết những người khác cũng đều có những hành vi cùng mình. 3
Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hậu quả thiệt hại của tội phạm mà họ gây ra.
- Ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Những trường
hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả thiệt
hại thì đó là phạm tội riêng lẻ.
Thứ hai là dấu hiệu mục đích: những người cùng nhau, giúp đỡ nhau để phạm
tội hoàn thành hay nói cách khác là đồng phạm thì còn đòi hỏi dấu hiệu cùng mục
đích phạm tội trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích phạm tội là dấu
hiệu được mô tả trong CTTP. Ví dụ Đồng phạm trong Tội giết người được coi là
cùng mục đích khi thống nhất ý chí và tiếp nhận thông tin.
1.2 Những loại người đồng phạm
Khoản 3 điều 17 Bộ Luật hình sự quy định có 4 loại người đồng phạm như sau:
người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
1.2.1 Người thực hành tội phạm
Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Người thực hành là người trực
tiếp thực hiện tội phạm”.
Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm có thể được biểu hiện như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Trực tiếp thực hiện tội phạm thể hiện ở việc trực tiếp thực
hiện hành vi thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm được
quy định tại điều luật cụ thể Phần các tội phạm của BLHS. Ví dụ như Tội giết
người, người trực tiếp thực hiện tội phạm có hành vi trực tiếp đâm, chém, bắn, trực
tiếp bỏ thuốc độc,.. Trường hợp này người phạm tội có thể có hoặc không sử dụng
công cụ, phương tiện phạm tội nào khác để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Trong vụ đồng phạm không nhất thiết chỉ có một người thực hành hành vi phạm tội
mà có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu
thành tội phạm và họ được gọi là người đồng thực hành. Những người đồng thực 4
hành đều có cùng mục đích và mỗi người đều nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội. Có thể trong một tội danh cụ thể nào đó hành vi của mỗi
người sẽ không đủ để CTTP tuy nhiên nếu xâu chuỗi các hành vi của mỗi người lại
thì đủ căn cứ để CTTP.
Có thể lấy một ví dụ như sau: Tội cướp tài sản được Khoản 1 Điều 168 Bộ
luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm".
Trong đồng phạm tội Cướp tài sản do anh C có kháng cự và chống lại hành vi cướp
tài sản của A và B, A đã đè C lên tường và có khóa lại tay của C để B đánh, đấm
vào bụng của C, vì B không đủ sức khỏe để dùng vũ lực với C nên thông qua sự trợ
giúp của A thì B mới có thể thực hiện hành vi đánh C của mình . Sau đó A đã lấy
được ví và điện thoại của C. Như vậy nếu xem xét riêng lẻ các hành vi của A và B
thì chưa đủ để CTTP này, tuy nhiên tổng hợp lại các hành vi của A và B thì đã đủ
dấu hiệu CTTP Tội cướp tài sản. Tuy A không trực tiếp đánh vào C nhưng nhờ có
A mà B( không đủ sức khỏe để đánh C) có thể đánh C và cả hai cướp được tài sản
của C. Đây chính là ví dụ cho đồng thực hành.
Trường hợp thứ hai là trường hợp không tự mình thực hiện hành vi được mô
tả trong cấu thành tội phạm như không tự mình thực hiện hành vi tước đoạt tính
mạng người khác (đâm, bắn, chém...) hoặc không tự mình thực hiện hành vi hủy
hoại tài sản (đốt cháy, đập, phá...) mà chỉ có hành động (cố ý) tác động người khác
để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng họ lại
không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã tác động. Việc người đã
thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm không phải chịu trách
nhiệm hình sự có thể vì một trong các lý do sau:
+ Họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự (chưa đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 5
hoặc trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
+Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm;
+ Họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.
Có thể lấy một ví dụ sau: A và B xúi C ( 13 tuổi )đốt nhà hàng xóm. Trong trường
hợp này A và B là người thực hành (ở dạng thứ hai) tội huỷ hoại tài sản. C là người
chưa đủ tuổi chịu TNHS, lợi dụng C , A và B đều là những người năng lực trách
nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự) đã xúi C thực hiện hành vi đốt nhà. C tuy không phải
chịu TNHS cùng với A, B nhưng sẽ có thể chịu các trách nhiệm do pháp luật khác điều chỉnh.
Người thực hành là người giữ vai trò là trung tâm vụ đồng phạm. Bởi hành vi
của người thực hành trực tiếp tác động đến đối tượng, gây thiệt hại cho các quan hệ
xã hội là khách thể trực tiếp của tội phạm. Xác định người thực hành trong vụ đồng
phạm có ý nghĩa trong việc định tội, quyết định hình phạt, giải quyết các vấn đề
khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm và vụ án đồng phạm.
1.2.2 Người tổ chức.
Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 "Người tổ chức là người
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình
sự năm 2015". Có thể hiểu một cách đơn giản cụ thể như sau: người tổ chức là
người thành lập ra nhóm đồng phạm hoặc điều khiển các hoạt động của nhóm đồng
phạm. Theo đó các khái niệm cụ thể được nêu trong định nghĩa trên được hiểu như sau:
-Người chủ mưu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của
nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức
nhưng cũng có thể không; 6
- Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc
soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc,
điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm;
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Người tổ chức luôn luôn được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong
vụ đồng phạm. Do vậy, trong nguyên tắc xử lí được quy định ở Điều 3 Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đã bị
coi là loại đối tượng cần phải nghiêm trị.
Ví dụ : Trong một vụ buôn bán phụ nữ qua biên giới Tuấn có biệt danh "
Tuấn mặt sẹo" đã nhận lệnh từ ông Đặng là ông trùm của việc buôn bán phụ nữ.
"Tuấn mặt sẹo" đã : chia súng, dao cho đàn em của mình gồm Việt, Hưng, Nam,
Lý; đưa bản đồ và phân công cho từng người một sẽ đưa những người phụ nữ này
theo đường nào để có thể thoát khỏi sự truy sát của lực lượng biên phòng. Trường
hợp này "Tuấn mặt sẹo" đóng vai trò là người tổ chức với vai trò người cầm đầu.
1.2.3 Người xúi giục.
Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 Người xúi giục là người kích
động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi của người xúi giục là
kích động, dụ dỗ, thúc đẩy hoặc có thể là lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh để
người khác có thể thực hiện hành vi phạm tội. Các hành vi này đều có mục đích
Đặc điểm chung của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người
khác, khiến người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc
phạm tội và thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác. Do
vậy, có thể gọi người xúi giục là "tác giả tinh thần" của tội phạm nhưng người xúi
giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã
có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. 7
Chỉ có thể xác định là Người xúi giục khi đã xác định được người đó có ý
định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội. Như vậy là nếu trong trường hợp những
người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội của người
khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.
Ví dụ như sau: Do có anh Nam và chị Lê có mâu thuẫn với nhau từ trước và
không thể hòa giải với nhau được, Lê đã lên kế hoạch để đánh Nam để thỏa mãn
cơn tức. Trong một lần tình cờ kể chuyện này với Hòa là bạn của chị Lê, Hòa cho
biết Nam cũng vay tiền mình đã lâu và không chịu trả vì vậy Hòa cũng có ý định sẽ
giết Nam để " gán nợ" nhưng Hòa lại không nói ý định này cho Lê cùng biết. Hòa
đã nói với Lê rằng: " Mày cứ giết nó đi, đằng nào thì mày cũng không còn gì để
mất, vào tù lần một rồi thì vào tù lần hai cũng có sao đâu, đánh nhau thì có là gì, cứ
giết thẳng cho nó vuông và sẽ không ai được biết chuyện này ngoài mày và tao".
Lê đã giết Nam sau đó một ngày. Như vậy có thể thấy rõ Hòa có hành vi xúi giục,
kích động chị Lê để giết Nam.
1.2.4 Người giúp sức.
Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 Người giúp sức là người tạo điều
kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện cho người thực hành để họ thực hiện
tội phạm. Điều kiện giúp người thực hành thực hiện tội phạm có thể là điều kiện
vật chất hoặc điều kiện tinh thần.
Trong thực tế, giúp sức về vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện
hoặc khắc phục những trở ngại đối với việc thực hiện tội phạm... để tạo điều kiện
cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Giúp sức về tinh thần là cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng
cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện tội phạm 8
như chỉ dẫn, góp ý cho việc chuẩn bị, việc thực hiện hoặc việc che giấu tội phạm;
cung cấp tình hình nơi tội phạm được thực hiện hoặc tình hình về nạn nhân
Hành vi giúp sức có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành
động. Ví dụ về không hành động: thỏa thuận với người thực hành buôn lậu đi qua
khu vực tuần tra, canh gác của mình sẽ không bị bắt giữ.
Hành vi giúp sức về tinh thần khác hành vi xúi giục trong đồng phạm ở chỗ:
Hành vi xúi giục là hành vi tác động đến ý chí người khác chưa có ý định phạm tội
hoặc có ý định phạm tội nhưng chưa quyết định thực hiện tội phạm, với ý thức làm
cho người bị xúi giục quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Còn hành vi giúp sức
về tinh thần không có ý nghĩa thúc đẩy người khác quyết định thực hiện tội phạm
(người khác đã tự quyết định thực hiện tội phạm rồi) mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi,
củng cố thêm quyết tâm phạm tội của người được giúp sức khi thực hiện phạm tội.
Ví dụ về người giúp sức: Hoa mượn xe của Hiền để chở lô hàng nhập lậu
thuốc lá từ biên giới Trung Quốc và Hiền biết Hoa sẽ nhập lậu lô hàng thuốc lá
này, nhưng vẫn cho Hoa mượn chiếc xe ô tô tải của mình để Hoa chở lô hàng đó về
bán. Như vậy ở đây đã có sự đồng nhất về ý chí cả cả Hoa và Hiền, Hiền có đồng
phạm với vai trò là người giúp sức Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. 2. Vận dụng
2.1 Trong vụ án trên những ai phạm tội? Phạm tội gì? Vì sao?
Trong vụ án được nêu ở phần đề bài, có thể dễ dàng nhận thấy hành vi phạm
tội của 3 người là Quốc, Tuấn, Hoàng. Cả ba người đều cùng phạm tội Hiếp dâm
được quy định tại điều 141 BLHS 2015. Để nói cả Quốc, Tuấn, Hoàng đều phạm
tội Hiếp dâm có thể được phân tích như sau:
Thứ nhất Quốc, Tuấn là những người 18 tuổi và trên 18 tuổi, đề bài không
cho biết thêm thông tin cá nhân nào khác của hai người này nên chúng ta có thể
hiểu họ là những người có năng lực TNHS( năng lực nhận thức, năng lực điều
khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Họ nhận thức được hành vi của 9
mình là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu quả của nó, tuy nhiên
họ vẫn cố ý thực hiện nó và thực hiện bằng cách bất chấp thủ đoạn " đánh ngất nạn
nhân". Quốc, Tuấn thỏa mãn các điều kiện về chủ thể cho tội danh này. Về phía
Hoàng cũng bị coi là phạm Tội Hiếp dâm vì theo Khoản 2 Điều 12 BLHS Tuổi
chịu trách nhiệm hình sự: "2 .Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và
304 của Bộ luật này". Tuy Hoàng chưa đủ 16 tuổi để có thể chịu TNHS cho các
loại tội phạm nhưng tội Hiếp dâm là một trong những tội được coi là tội phạm rất
nghiêm trọng, gì vậy Hoàng cũng bị coi là người phạm tội này và cũng phải TNHS về tội này.
Thứ hai tại khoản 1 điều 141 BLHS có nếu CTTP cơ bản của tội Hiếp dâm
như sau: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân…". Chiếu theo khoản
này vào tình huống được nêu trong bài có thể thấy: - Quốc đã đánh ngất chị Thảo
sau đó cả ba người cùng đưa chị Thảo vào một chỗ vắng người, hành động " đánh "
của Quốc chính là dấu hiệu cho thấy ở đây có dấu hiệu sử dụng bạo lực không kể
Quốc có sử dụng các phương tiện gây án khác hay không, ngay sau đó chị Thảo đã
" ngất" tức là rơi vào trạng thái hôn mê tạm thời và Chị Thảo không còn nhận thức
được bản thân trong quá trình bị Quốc và Tuấn thực hiện hành vi giao cấu. Như
vậy ở đây đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất là "Người nào sử dụng vũ lực…"; - Đánh
ngất chị Thảo là là hành vi có tính chất cố ý làm cho Thảo ngất đi và để dễ dàng
thực hiện giao cấu. Sau khi đánh ngấy chị Thảo cả ba người đã cởi đồ và giao cấu
với chị Thảo trong khi chị Thảo không biết gì. Như vậy ở đây có thể thấy đây chính
là "thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân". Từ phân tích trên có 10
thể thấy các hành vi của ba người là Quốc, Tuấn, Hoàng đã thỏa mãn để cấu thành
tội Hiếp dâm tại điều 141 BLHS 2015.
2.2 Vụ án có đồng phạm không? Tại sao?
Trong vụ án có dấu hiệu của đồng phạm. Vì:
Thứ nhất về các dấu hiệu thuộc mặt khách quan: Theo tình huống đưa ra,
Quốc, Tuấn đều đã thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là cả 2 người đều
có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định của Bộ luật hình sự. Còn Hoàng thì theo như quy định tại điều 12 thì cũng
phải chịu TNHS về tội này.
Quốc, Tuấn, Hoàng đã cùng thực hiện việc hiếp dâm B, dùng vũ lực để giao
cấu trái với ý muốn của B. Hoàng tuy không trực tiếp tham gia giao cấu nhưng
hành vi của Hoàng cũng không phải là người giúp sức trong tội phạm này mà chính
là người thực hành. Vì hành vi giữ chân tay Thảo của Hoàng là hành vi dùng vũ lực
trực tiếp thực hiện tội phạm mà ở người giúp sức thì không thể có điều này. Hành
vi của Hoàng tuy không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội hiếp
dâm nhưng trong đồng phạm, là người thực hành thì cũng không đòi hỏi mỗi người
phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi
người đó chỉ thực hiện một phần hành vi đó. Hoàng đã trực tiếp tham gia vào việc
hiếp dâm Thảo, nhưng hình thức tham gia của vào vụ phạm tội khác với các thành
viên khác, đó là Hoàng chỉ giữ chân tay để Thảo không thể chống cự, còn ba tên
kia thì thực hiện giao cấu trái ý muốn nạn nhân. Hoàng đã trực tiếp tác động đến cơ
thể của nạn nhân, tức là Hoàng cũng là người trực tiếp tham gia việc thực hiện tội
phạm, do vậy hành vi của Hoàng đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của người thực
hành trong vụ án. Và tất cả những hành vi của 3 người được thực hiện trong sự
thống nhất chung với nhau từ trước.
Như vậy, các dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm trong vụ án này đã đầy đủ. 11
Thứ hai về các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan.
Dữ kiện tình huống đưa ra: " Quốc để ý thấy chị Thảo rất xinh đẹp và đi một
mình vào khu vắng, nên đã rủ Tuấn và Hoàng quyết định theo dõi để hiếp dâm chị
Thảo, cả ba tên đã theo dõi chị Thảo, khi chị đi ra khỏi ngõ lúc 23 giờ tối, nên đã đi
theo đánh ngất chị Thảo và cả ba người đã đưa chị Thảo và căn nhà cũ gần đó…
Hoàng đứng ở đó chứng kiến và hỗ trợ giữ tay để Quốc, Tuấn thực hiện hành vi giao cấu".
Như vậy, về lý trí thì cả ba người đều biết hành vi hiếp dâm Thảo là nguy
hiểm cho xã hội, xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, chúng đã
cùng nhau lập kế hoạch thực hiện việc hiếp dâm Thảo . Còn về mặt ý chí, Quốc,
Tuấn, Hoàng đã có hành vi rủ rê, lập kế hoạch tức là đã có sự liên kết trong việc
thực hiện tội phạm, có nghĩa là cả ba người đều mong muốn thực hiện hành vi hiếp
dâm Thảo xảy ra. Tất cả các hành vi của 3 người đều xuất phát từ ý chí của từng
người. Đây là các biểu hiện của lỗi cố ý trực tiếp. Quốc ngòi vai trò là người thực
hành còn đóng vai trò là người tổ chức.
Tổng hợp những điều kiện trên cho thấy hành vi của Quốc, Tuấn, Hoàng là
hành vi đồng phạm.
2.3 Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào? Tại sao?
Tội phạm được thực hiện ở giai đoạn Tội phạm hoàn thành. Vì:
Khoản 1 điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định:
"Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Có thể thấy
cấu thành tội phạm chỉ nêu ra dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội mà không nói đến hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả. ở đây có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm, xâm
phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặt biệt, chỉ cần người nào thực hiện một 12
hành vi trong mặt khách quan nghĩa là người đó có ý định hiếp dâm người khác và
có hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu với
nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, bất kể hành
vi đó có được hoàn thành và gây hậu quả hay không. Như vậy việc cấu thành tội
phạm của tội hiếp dâm chỉ cần đề cập đến hành vi gây nguy hiểm mà không cần
hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là đủ.
Với đặc điểm như vậy, có thể kết luận cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
là cấu thành tội phạm hình thức.
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được xác định là (tội phạm) hoàn
thành khi hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện vì trong
cấu thành tội phạm hình thức không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại mà chỉ có dấu
hiệu hành vi khách quan, ở những tội phạm này, dấu hiệu hành vi khách quan có
thể chỉ là một hành vi như ở tội cướp tài sản (dùng vũ lực hoặc...) nhưng cũng có
thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như tội hiếp dâm (dùng vũ lực hoặc... và giao
cấu...). Trong trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi khác
nhau như vậy, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành khi những hành vi
này đều đã được thực hiện. Như vậy xét thấy trong tình huống được nêu trong đề
bài cả hai hành vi dùng vũ lực và giao cấu trái ý muốn đã xảy ra thông qua hành vi
phạm tội của ba người. Và họ cũng đã thực hiện xong hành vi phạm tội là Hiếp
dâm tức là mục đích ban đầu của họ. KẾT LUẬN
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt, có sự cố ý cùng tham gia
thực hiện tội phạm của từ hai người trở lên, thể hiện quyết tâm thực hiện tội phạm
đến cùng. Do đó khi tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm thì tội phạm đó sẽ
mang tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn tội phạm do một người thực hiện. Chủ thể
của vụ án đồng phạm chính là những người đồng phạm bao gồm: người thực hành,
người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục. Mỗi người đồng phạm có bản chất 13
và vai trò khác nhau trong việc cùng cố ý tham gia thực hiện tội phạm. Do vậy việc
nắm vững bản bản chất pháp lý của từng loại người đồng phạm có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định TNHS và quyết định hình phạt đối với từng loại người đồng phạm. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật hình sự 2015 sử đổi bổ sung 2017
2. Giáo trình Luật hình sự phần chung – Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB An ninh nhân dân
3. Bài Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về những
loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam – 2012 – Tác giả: Mai
Lan Ngọc – khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Các trang web tham khảo:
- https://luatminhkhue.vn/dong-pham-la-gi-nhung-truong-hop-duoc-coi-la-
dong-pham-theo-quy-dinh-cua-phap-luat.aspx
- https://tapchitoaan.vn/bai-viet/cong-dan-va-phap-luat-2/nguoi-chua-thanh-
nien-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-ve-toi-hiep-dam-nguoi-duoi-16-
tuoi-khong#:~:text=%C4%90%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20n
%E1%BA%A1n%20nh%C3%A2n%20t%E1%BB%AB,d%C3%A2m%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%2016%20tu %E1%BB%95i%E2%80%9D.
5. Danh mục từ viết tắt
CTTP: cấu thành tội phạm BLHS: bộ luật hình sự 15