Du lịch cộng đồng - Quản trị khách sạn | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
1.Bình đẳng XH, tôn trọng VH địa phương và các di sản VH, quyền làm chủ và sự tham gia người dân đia phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG A.DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1. Khái niệm DLCĐ
- Theo Khoản 15 Điều 3 Luật Du Lịch 2017: “ Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.
- DLCD là DL mang lại cho dk trải nghiệm về cs địa phương, trong đó cộng đòng địa
phương tham gia trực tiếp các hđ dl & thu lợi ích kt-xh từ hoạt đọng du lịch và chịu
trách nhiệm BV TNTN, MT, VH địa phương
*Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng
1.Bình đẳng XH, tôn trọng VH địa phương và các di sản VH, quyền làm chủ và sự
tham gia người dân đia phương.
2.Cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch. Từ thiện và quản lí hoạt động du
lịch trong cộng đồng của mình.
3.Lợi ích KT được chia đều
4.Tôn trọng VH địa phương và di sản VH
2. Đặc điểm của du lịch cộng đồng em xin phép được nêu lên như
sau: (đọc ở ảnh DL gửi)
1) Du lch cô ng đng đm bo văn hoá, thiên nhiên bền vững:
Du lịch cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái
cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá. Du lịch cộng đồng là cách tốt nhất
vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại ch_, phát triển văn
hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền
thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá; cần có người dân địa phương tham gia
để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh cộng đồng.
2) Du lịch côcng đồng cần có sở hữu cộng đồng:
Cộng đồng là chủ thể quản lý di sản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần
được tôn trọng; ngoài ra, cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy có
quyền tham gia vào các hoạt động du lịch.
3) Thu nhập từ du lịch cộng đồng cần giữ lại cho cộng đồng:
ngoài h_ trợ từ Chính phủ, Lợi nhuận thu được từ du lịch được chia sd công bằng
cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực
tiếp để tái đầu tư cho địa phương.
4) Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh
thái; ngoài ra còn nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập.
5) Du lịch cộng đồng cần tăng cường quyền lực cho cộng đồng:
Như đã nói ở trên,Du lịch cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý;từ đó nhằm
thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng
đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.
Cuối cùng chúng em thấy rằng
6) Du lịch cộng đồng cần tăng cường h_ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước:
H_ trợ ở đây là h_ trợ về cả kinh nghiệm lẫn vốn đầu tư; h_ trợ về cơ sở vật chất và
ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.
7) Đặc điểm nổi bật nhất của DLCD là có sự tham gia trực tiếp của dân cư địa phương
3. Những tác động của du lịch cộng đồng: a) Tích cực
- Du lịch cộng đồng giúp cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho người dân địa
phương, giảm thiểu tỷ lệ không có việc làm; đặc biệt tại những nơi vùng sâu, vùng
xa khi mà kinh tế, xã hội còn lạc hậu, việc làm không có nhiều.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm
và cung ứng các dịch vụ, tận dụng tối đa những gì địa phương có để phục vụ du lịch
và thu lại lợi nhuận từ những nguồn lực đó.
- DLCD Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch.
- Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương
- Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
- Cuối cùng chính là DLCD Là công cụ hiệu quả để giúp những nước kém và đang
phát triển tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo. b)Tiêu cực
- Tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải,
gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông,….
- Gia tăng các tệ nạn xã hội, nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm.
- Đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa và một số tác động tiêu cực khác.
- Vấn đề về môi trường: ô nhiễm tiếng ồn, rác thải du lịch, không gian DL bị phố hóa, …
Dù các loại hình du lch có phát triển bền vững hay không cũng đều có tác động
tiêu cực vì vậy cần phi cân bằng giữa tích cực và tiêu cực trong phạm vi có thể kiểm soát được.
4. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
- Phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo dứt khoát phải theo hướng bền vững.
- Là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.
- Du lịch cộng đồng bắt buộc là phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn.
=> Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức,
sản xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn,
tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn
hoá dân tộc và hồn cốt linh thiêng của truyền thống.
* Điều cốt lõi của bền vững là sự cân bằng:
- Cân bằng giữa cung và cầu cả trong hiện tại và tương lai, thể hiện nổi bật là yếu tố sức chứa
- Cân bằng giữa số lượng và chất lượng của sự phát triển
- Cân bằng giữa thu hút khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa trong những giai đoạn nhất định
- Cân bằng giữa khai thác và bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên du lịch lễ hội
- Cân bằng giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực tổ chức lễ hội và hoạt động du lịch đóng vai trò then chốt
- Cân bằng hoạt động du lịch về mặt thời gian và không gian
- Cân bằng giữa chi phí và lợi ích khi thực hiện du lịch cộng đồng
=> Những vấn đề này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được vì thường bị
sức ép của lợi ích trước mắt. Đây là những nguyên tắc khi phát triển du lịch cộng
đồng góp phần xóa đói giảm nghèo phải tuân thủ nghiêm ngặt.
B.Ptrien DLCD ở Mai Châu
1.Hồ sơ về cộng đồng
1.1 Vị trí địa lí
Mai Châu là huyện cực tây của tỉnh Hòa Bình, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Tân Lạc
- Phía tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
- Phía nam giáp huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa
- Phía bắc giáp huyện Đà Bắc.
1.2 Đặc điểm nhân khẩu
- Nét văn hóa của Mai Châu giao thoa giữa các dân tộc Thái, Mường, Mông. Trong
đó văn hóa dân tộc Thái là nổi bật nhất bởi cộng đồng dân tộc Thái sinh sống phần lớn nơi đây.
- Những nét truyền thống văn hóa Thái được thể hiện rõ rệt ở kiến trúc nhà sàn, phương ngữ.
- Nền văn hóa Thái cũng được thể hiện rõ ràng trong nghệ thuật như những điệu múa xòe, nhảy sạp.
- Hay trang phục dân tộc như khăn Piêu, thổ cẩm dân tộc Thái.
2.Tài nguyên thiên nhiên 2.1 Địa hình
- Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi
cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích trên
33.800 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.
- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 6 xã với tổng diện tích
trên 11.000 ha, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở.
- Vùng lòng hồ sông Đà gồm các xã Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân và phụ cận là xã
Ba Khan với diện tích 12.118,79 ha.
- Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900 m, cao nhất là điểm
1.536 m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220 m (thị trấn Mai Châu). Độ
dốc trung bình từ 30 đến 35o.
➔ Nhìn tổng thể, có thể thấy địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ tây bắc xuống đông nam. 2.2 Khí hậu
- khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc,
mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao và bức xạ của vùng tương đối thấp.
- Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mưa có gió Nam
luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ
tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp,
có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét.) 2.3 Sinh vật
- Nhiều khu vực ở hòa bình vẫn giữ được cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú
- Rừng Hang Kia Pà Cò có nhiều con suối đầu nguồn chảy về sông mã qua những
dãy đá với tài nguyên rừng phong phú
- Chứ đựng thảm thực vật hết sức độc đáo như thông đỏ, dd, tùng, ... Và nhiều loại phong lan.
- 1 số loại thú quý có nguy cơ tuyệt chủng như gấu chó, khỉ mốc,vượn xám, khỉ đuôi lợn…
3. Tài nguyên nhân văn 3.1 Văn hóa dân tộc Thái
- Nhà ở truyền thống của người Thái trắng là nhà sàn. Nhà sàn Thái trắng dưới sàn
có nhiều cột đỡ sàn nhà cho chắc chắn. Trên sàn có ít cột, nhà sàn được làm bằng
g_ tốt, bền, sử dụng được lâu dài. Nhà Thái trắng thường có cầu thang ở 2 đầu hồi.
Đặc biệt mái nhà sàn được lợp bằng đá. Bên dưới không nuôi gia súc mà là làm
nghề (dệt vải) nên khá vệ sinh, sạch sẽ.
Theo quan niệm của người Thái ở Mai Châu, đoàn kết là một yếu tố quan trọng để
tồn tại. Chính vì vậy, họ thường sát gần với nhau tạo nên một bản làng cổ truyền
của người Thái ở Mai Châu không có vườn trọc.
- Trang phục sặc sỡ, phù hợp với phong cách người hiện đại, dễ dàng thu hút khách du lịch.
- Ẩm thực người Thái phổ biến, gần gũi với người Kinh
Lợi thế phù hợp để phát triển du lch, mang tính đặc trưng nhưng vẫn gần gũi. 3.2 Lễ hội
- Lễ hội Chá Chiêng của đồng bào người Thái mang ý nghĩa cộng đồng đã tạo được
không khí náo nức và phấn chấn cho mọi người trong bản, trong mường. Ngày đó,
ngôi nhà được trang trí sặc sỡ bằng những tấm vải thổ cẩm. Chính giữa nhà đặt cây
hoa chá, là cây hoa trung tâm của lễ hội.
- Lễ hội Xên Bản, Xên Mường: Là một trong lễ hội lớn trong năm của người Thái
nhằm tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra mường, cầu mong cho người
Thái được ấm no, hạnh phúc 3.3 Ẩm thực
Gthieu với cô và các bạn trên đây là 1 số hình ảnh món ăn đặc sản tại Mai Châu
như là (cơm lam,cá suối nướng ,rượu mai hạ, nhộng ong xào măng) ngoài ra còn có
rất nhiều món ăn đặc sản khác
Tất cả tạo ra một Mai Châu có một sức hút tự thân mạnh mẽ, thu hút khách du lịch
cũng như kế hoạch đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng của Nhà nước và tư nhân.
1. Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
4.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1960, một số người nước ngoài đã tìm đến đây thông qua Công ty du lịch tỉnh
Hòa Bình để thăm một số người Thái ở Mai Châu
- Một số án bộ địa phương đã là những người đặt nền móng cho sự phát triển du
lịch nơi đây từ những năm 1992 – 1995
- Năm 1993, nhà khách huyện được xây dựng và đáp ứng phần nào đó nhu cầu của khách
- Đến năm 1997 thì áp dụng thu thuế kinh doanh đối với các hộ làm du lịch nên phổ
biến, được nhiều khách trong và ngoài nước biết đến Trải qua nhiều năm hình thành
và phát triển, loại hình du lịch tại bản Lác mang đậm văn hóa cộng đồng và ngày càng trở
4.2 Cơ chế phối hợp và phân chia lợi ích liên quan
- Có 3 thành phần chính tham gia và cùng phân chia lợi ích. Đó là cộng đồng dân cư
địa phương, chính quyền địa phương và doanh nghiệp lữ hành. Trong đó có cộng
đồng địa phương là chủ thể quan trọng
+ Cộng đồng dân cư địa phương: sẽ cung cấp các dịch vụ văn hóa, ẩm thực hay
thưởng thức phong cảnh. Hiện nay số hộ đóng phí kinh doanh tại bản Lác ngày
càng tăng. Họ có hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hàng năm phải đóng 10% tổng thu
nhập cho chính quyền địa phương ,và các khoản đóng góp khác. Người dân địa
phương hưởng lợi trực tiếp khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ ăn uống, lưu trú,
biểu diễn văn nghệ dân gian, bán hàng lưu niệm sau khi đã nộp thuế và cho nhà nước
+ Chính quyền địa phương: giúp đỡ và hướng dẫn các xóm bản tổ chức công việc
đón tiếp và ứng xử với khách, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường
• Thu vé tham quan hay các thủ tục hành chính đăng kí tạm trú cho khách
Đảm bảo anh ninh cho khách tham qan và lưu trú tại bản
+ Các công ty lữ hành: trực tiếp lên kế hoạch xây dựng các tour, tuyến, chương
trình du lịch, xây dựng ấn phẩm quảng bá tuyên truyền, tham gia h_ trợ nhà dân
hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất ,kỹ thuật phục vụ khách
5. Các sản phẩm du lịch Mai Châu 5.1 Dịch vụ lưu trú
- Home stay - một loại hình lưu trú mà khách sống trong nhà của của người dân
đang rất được ưa chuộng, dặc biệt là khách quốc tế
Nếu yêu thích sự yên bình thì nên chọn các homestay như: A Páo Homestay, Y
Múa, Y Sao, A Dơ... Các homestay này đều gần điểm săn mây Hang Kia - Pà Cò
nổi tiếng nên rất tiện di chuyển. Gần nhất là Y Múa Homestay, chỉ cách điểm săn
mây 3 km. Giá phòng phải chăng, chỉ khoảng 100.000 đồng với phòng nghỉ cộng
đồng. Các homestay thường nằm trong bản làng yên bình, với những đồi chè, vườn mận xanh ngát.
- Ngoài ra, khi du khách đến đây có thể trải nghiệm ở nhà sàn.
Nhà sàn ở Bản Lác cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, giữ được lối kiến trúc cổ. Có giá
là 50k/đêm, thuê cả sàn là 150k/đêm. Trang bị đầy đủ gối, chăn, đệm được gấp
gọn gàng sạch dẽ để phục vụ khách. 5.2 Dịch vụ ăn uống
• M_i nhà sàn đều có bếp liền kề để tiện cho việc nấu nướng và ăn uống
• Nếu muốn tự nấu nướng, ta có thể thuê bếp với giá 200 nghìn đồng.
• Du khách có thể đặt cơm với gia chủ để họ chuẩn bị sẵn .
• Đầu bản có nhà hàng kiểu dân tộc với các món ăn rừng núi và quán bar mở muộn. 5.3 Đồ lưu niệm
Có thể thấy thổ cẩm của người Thái thực sự đã để lại ấn tượng tốt trong lòng du
khách, hầu như ai có dịp đến du lịch Bản Lác Mai Châu khi trở về đều không
quên mua cho mình một vài món quà từ thổ cẩm để làm kỷ niệm sau chuyến đi. 5.4 Thuê trang phục
Với phong cảnh tự nhiên nơi đây bạn có thể chỉ tốn 50.000 -100.00 đồng cho một
lần thuê váy áo, bạn đã có thể hóa thân thành cô gái, chàng trai Mông nhí nhảnh
hay nàng thiếu nữ Thái dịu dàng theo một chiếc đầm hay chiếc váy xòe dài mang màu sắc rực rỡ. 5.5 Vui chơi giải trí
• Điểm tham quan đầu tiên là đèo Thung Khe hay đèo Đá Trắng, nằm trên QL6,
giữa địa phận Tân Lạc và Mai Châu. Đây vốn là núi đá vôi, do quá trình mở
đường tạo thành. Đây cũng là nơi thường xuyên có mây phủ, tạo thành khung
cảnh mờ ảo. Trên đèo cũng có những chòi bán đặc sản, đồ ăn, thức uống cho khách nghỉ chân.
• Muốn tìm hiểu về văn hóa địa phương, bạn không nên bỏ qua Bản Lác, nơi có
hàng trăm nhà sàn tuổi đời lên tới 700 năm. Nơi đây còn có khung cảnh cánh
đồng lúa trải dài bất tận và những homestay nhà sàn để lưu trú. • Hang Mỏ Luông
nằm trong hệ thống dãy núi Pù Kha thuộc thị trấn Mai Châu.
Hang gồm 4 động chính, nổi tiếng với hệ thống nhũ đá kết thành nhiều hình như
hoa, suối.Sau khi kết thúc hành trình, tại động cuối cùng, du khách được chiêm
ngưỡng một suối nước ngầm chảy ra hồ gần đó.
• Hang Kia - Pà Cò nằm ở cửa ngõ của Tây Bắc với độ cao 1.200 - 1.500 m so
với mặt biển, mây bao phủ gần như quanh năm. Đây là hai xã người Mông duy
nhất tại Hòa Bình, nằm giữa bốn bề núi đá. Leo bộ lên khu cổng trời, bạn có thể
hòa mình vào biển mây trắng bồng bềnh.
• Thác Gò Lào hay thác Gò Mu là một trong những thác nước đẹp nhất ở Mai
Châu, thuộc xã Phúc Sạn, cách Mai Châu khoảng 15 km. Từ ngã ba Tòng Đậu
theo hướng lên Mộc Châu, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường xuống thác. Bạn có
thể gửi xe ở nhà dân ngay trước thác và leo bộ xuống. Thác cao khoảng 20 m,
nước đổ xuống trắng xóa, dưới lòng hồ là những khối đá lớn. 5.6 Chợ
Sẽ thật thiếu nếu tới bản Lác mà không đi phiên chợ sớm của bản. Hàng hóa
trong chợ cũng dễ mua do dân ở đây không bán mặc cả, họ trao đổi vô tư, thoải
mái, hợp nghĩa tình nên rất được lòng du khách.
• Chợ Pà Cò cũng là điểm đến độc đáo bạn nên thử. Chợ Pà Cò họp vào m_i chủ
nhật cuối tuần. Phiên chợ Mai Châu họp từ 5h đến 9h sẽ tan. Chợ bán các sản
vật địa phương, thổ cẩm,... của người H’Mông, Thái, Mường... 5.7 Tour du lịch
Hiện nay, có rất nhiều tour du lịch Mai Châu diễn ra hằng ngày với giá thành và
lịch trình hợp lý từ 1,2 đến 3 ngày. Tham gia các tour du lịch Mai Châu nói chung
và du lịch bản Lác nói riêng, du khách sẽ thực sự tận hưởng những trải nghiệm
khó quên cùng những người dân tộc hiền lành và trung thực, và một nền văn hóa đa dạng của họ.
6. Tác động của hoạt động du lịch đến văn hóa cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình
6.1 Tác động tích cực
• Nhờ phát triển du lịch, cuộc sống của người dân ở Mai Châu đã có nhiều thay đổi:
+Phục hồi lại những ngành nghề thủ công truyền thống
+Giải quyết vấn đề việc làm +Tăng doanh thu
+Thúc đẩy phát triển trồng trọt và chăn nuôi
+Hình thành cơ cấu sản xuất thực phẩm phục vụ du lịch.
• Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Thái. Các giá
trị văn hóa tinh thần như cưới hỏi, tang ma, văn nghệ, lối sống trong gia đình,
quan hệ xã hội của người Thái về cơ bản vẫn được giữ gìn. Các đội văn nghệ
của bản vẫn thường xuyên tập luyện các làn điệu múa, dân ca truyền thống.
• Cảnh quan môi trường xanh, sạch, thoáng mát, khí hậu trong lành cũng chính là
một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với Mai Châu. 6.2. Tác động tiêu cực
• Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái ở Mai Châu đã bị biến đổi khá
nhiều. Những thay đổi này đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách nhưng đã
làm phá vỡ lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của cộng đồng.
• Trang phục truyền thống dần bị mai một trước làn sóng Âu hóa, Kinh hóa
• Văn hóa ẩm thực có nhiều thay
• Từ các hình thức diễn xướng dân gian của cộng đồng đến các hình thức văn
hóa văn nghệ có tính thương mại
• Ngôn ngữ dân tộc và xu hướng sử dụng song ngữ và đa ngữ
• Du lịch phát triển nhanh nhưng không có quy hoạch cụ thể dẫn đến phá vỡ cảnh
quan, làm cho bản làng mang dáng dấp của một khu phố thị. Kết Luận:
Huyện Mai Châu hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch. Có thể
khẳng định, Mai Châu đang là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài
nước, với đầy đủ các loại hình du lịch đặc trưng vốn có của mình. Đến với Bản
Lác, du khách sẽ có một sự trải nghiệm khác lạ với những chuyến đi đến các
điểm thăm quan khác với các loại hình du lịch khác. Đó là lúc du khách được
cùng ăn, cùng sinh hoạt, cùng giao lưu, cùng nghỉ một nhà với cộng đồng. Tất cả
điều kiện sinh hoạt không bằng các hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, không mang
màu sắc hiện đại như các điểm thăm quan với những loại hình du lịch khác,
nhưng nó để lại trong lòng m_i ai đặt chân đến Bản Lác những cảm giác khác lạ.