-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Du lịch từ thiện Hà Giang - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Du lịch từ thiện Hà Giang - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Du lịch từ thiện Hà Giang 3 ngày 2 đêm
Hà Giang - Nghĩa Trang Vị Xuyên - Quản Bạ - Yên Minh - Lũng Cú - Đồng Văn - Mèo Vạc
NGÀY 1: HÀ NỘI – NGHĨA TRANG LIỆT SĨ VỊ XUYÊN - QUẢN BẠ
Xuất phát từ Hà Nội lúc 5h đoàn sẽ di chuyển 265 km về phía bắc trên tuyến quốc lộ 2 trong
5h30p , Đoàn có mặt tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên – nơi yên nghỉ của các liệt sĩ anh hùng của chiến
trường Vị Xuyên năm xưa. Tại đây đoàn làm lễ Dâng hương tưởng nhớ linh hồn các liệt sĩ. Đoàn chủ yếu
di chuyển trên tuyến quốc lộ 2 một trong những tuyến đường huyết mạch xuất phát từ Hà Nội và các tỉnh
của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc lên cửa khẩu biên giới phía bắc khu vực tỉnh Hà Giang đóng vai trò
quan trọng về kinh tế xuất nhập khẩu.
Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên là nơi an nghỉ của gần 2.000 Liệt sĩ và một mộ liệt sĩ tập
thể. Nơi đây là địa chỉ đỏ, là sự tri ân, ghi nhớ công ơn đối với những người con yêu quý trên mọi miền
đất nước đã anh dũng hi sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Cũng là nơi
hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc “Uống
nước nhớ nguồn". Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên không chỉ là công trình tâm linh nghĩa tình mà còn là địa
chỉ đỏ mang ý nghĩa giá trị giáo dục truyền thống sinh động nhất, ý nghĩa nhất cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Tạm biệt nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn tiếp tục di chuyển 72 km về phía bắc trên
quốc lộ 2 và quốc lộ 4c để đến với trung tâm của huyện Quản Bạ. Quản Bạ là một huyện miền núi biên
giới, một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang , nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chăn nuôi nhưng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt gần đây Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Hà Giang đã có những
chính sách phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch . Đoàn giao lưu với bàn con trong huyện, trao một số món
quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn tiếp tục hành trình đến với Cổng trời Quản Bạ và Núi Đôi. Đoàn di chuyển 10 km về phía
bắc trên quốc lộ 4c. Cổng trời Quản Bạ - Đứng giữa cổng trời, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung
lũng rộng lớn phía dưới với các cánh đồng Quản Bạ, Quyết Tiến, Thái An, Đông Hà, Cán Tỉ, Bát Đại Sơn.
Những cánh đồng trải dài tựa tấm thảm mượt như nhung với những ô màu vàng rực của lúa chin chen lẫn
những mảng lúa xanh non và sắc nâu rầm ấm của đất núi. Những mái nhà nhỏ xinh, ấm cúng nép mình
bên thảm lúa. Cổng trời Quản Bạ tọa lạc tại độ cao 1500m so với mực nước biển là cửa ngõ đầu tiên
trong chuyến hành trình chinh phục cao nguyên đá Đồng Văn. Cổng trời Quản Bạ mang một vẻ đẹp kì vĩ
của thiên nhiên, là nơi giao thoa đất trời và cũng mang một già trị tiềm năm lớn về du lịch.
Núi Đôi nằm cách cổng trời Quản Bạ 5 km về phía bắc và đoàn tiếp tục di chuyển trên quốc lộ 4c.
Núi Đôi Quản Bạ còn có tên gọi khác là Núi Đôi hoặc Núi Cô Tiên, có niên đại cách đây khoảng 1,6 triệu
đến 2 triệu năm. Hai quả núi có hình dáng tròn trịa, đầy quyến rũ, trông giống như đôi gò bồng đảo căng
tròn của nàng tiên đang say giấc nồng giữa núi rừng kỳ vĩ.. Không chỉ bị mê hoặc bởi kiến tạo hình hài
độc đáo của hai quả núi, điểm nhấn ấn tượng khác tại Núi Đôi Quản Bạ chắc chắn nằm ở không gian
xung quanh như một bức tranh tuyệt tác của tạo hóa. Kêt thúc hành trình của ngày đầu tiên đoàn di
chuyển về thị trấn Quản Bạ nghỉ ngơi.
NGÀY 2: QUẢN BẠ - YÊN MINH - LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN – MÈO VẠC
Đoàn xuất phát lúc 6h sang từ thị trấn Quản Bạ di chuyển theo quốc lộ 4c 85km về phía bắc để
đến với Đồng Văn. Quốc lộ 4C dài 185 km, xuất phát từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện thuộc Cao
nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc là một tuyến đường
huyết mạch kết nối các tỉnh biên giới phía bắc chạy dọc với biên giới Việt- Trung.
Từ Đồng Văn, đoàn di chyển 12 km về phía bắc trên quốc lộ 4c để đến với địa điểm đầu tiên là Dinh thự Vương Chí Sình.
Dinh thự Vua Mèo hay còn được biết đến với cái tên Dinh thự họ Vương, tọa lạc tại thung lũng
Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng chỉ
15km. Căn nhà cổ này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vua Mèo Vương
Chính Đức và Vương Chí Sình (hay Vương Chí Thành). Dinh thự này có kiến trúc có ảnh hưởng kiến trúc
của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và PhápDi tích này hiện không chỉ là niềm tự hào của gia
tộc họ Vương mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử và tinh thần đại đoàn kết trên mảnh đất địa đầu
cực Bắc Việt Nam, bởi là một trong nhưng nơi lưu giữ được những giá trị cả về lịch sử và văn hóa một
giai đoạn phát triển của người Mông trên Cao nguyên đá.
Rời xa Dinh thự Vua Mèo, đoàn tiếp tục di chuyển 30 km về phía bắc theo đường cột cờ quốc gia
đến với Cột cờ Lũng Cú. Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia lằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh
núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam và cách cực bắc Việt Nam khoảng 3,3km theo đường chim bay. Cột cờ cao
33m, chân và bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn.
Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng
trước đó, có diện tích 54m2. Biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay phấp phới trên đỉnh Lũng
Cú không chỉ là biểu tượng khẳng định chủ quyền của dân tộc và đất nước Việt Nam mà còn là biểu
tượng tinh thần bất khuất, ý chí tự lực, tự cường phấn đấy vươn lên của dân tộc ta.
Đoàn di chuyển trở lại thị trấn Đồng Văn. Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà
Giang, là một trong những huyện nghèo của nước ta, Đồng Văn đang băt đầu chuyển mình trong phát
triển kinh tế đặc biệt là du lịch với nhiều điểm đến hấp dẫn. Đoàn giao lưu với bàn con trong bản, trao
một số món quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản
Địa điểm tiếp theo đoàn di chuyển 35 km về phía đông bắc trên quốc lộ 4c để đến với Đèo Mã Pì
Lèng. Đèo Mã Pì Lèng - dịch ra nghĩa đen là sống mũi ngựa. Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng
núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho
Quế sâu khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi,tiếp tục hành trình đến với
thị trấn Mèo Vạc. Quý khách sẽ được thả mình vào một rừng hoa Tam Giác Mạch với màu sắc đầy quyến
rũ - một loài hoa rất đẹp, màu hoa phớt hồng li ti, cánh chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác,
giữ ở giữa một hạt mạch quý. Chắc chắn, du khách sẽ vô cùng thích thú khi được chiêm ngưỡng loài hoa
này nếu đi đúng vào thời điểm hoa tam giác mạch. Cách đèo Đèo Mã Pí Lèng 22km về phía đông nam là
thị trấn Mèo Vạc, đoàn sẽ di chuyển trên quốc lộ 4c đến thị trấn Mèo Vạc và nghỉ qua đêm.
NGÀY 3: MÈO VẠC - HÀ NỘI
Đoàn xuất phát lúc 6h sáng tham gia phiên chợ độc đáo nhất trong tuần của các đồng bào dân tộc
vùng cao tại huyện Mèo Vạc họp vào cuối tuần tại trung tâm thị trấn Mèo Vạc. Chợ phiên Mèo Vạc là nơi
người dân đến mua, bán các sản vật, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, đồng thời cũng là nơi để
đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Lô Lô… gặp gỡ, giao lưu, thưởng thức những món ăn truyền thống.
Đoàn di chuyển 158 km về phía đông nam trên quốc lộ 4c và quốc lộ 34 để đến thành phố Hà
Giang. Tại đây đoàn ghé thăm quan Làng văn hóa du lịch Thôn Tha. Đến đây du khách được dạo thăm
khung cảnh của một làng quê yên tĩnh và tìm hiểu về những bản sắc văn hoá dân tộc của người dân tộc
Tày, với những ngôi nhà sàn truyền thống, cối giã gạo nước thâu đêm, phong tục tập quán, các sản phẩm
dệt truyền thống như: Dây dao, túi lưới và đặc biệt là những bộ trang phục truyền thống của đồng bào nơi đây…
Đoàn di chuyển trong thành phố Hà Giang để đến thăm di tích Đồn Pháp đỉnh núi Cấm tại đường
lên đỉnh Cấm, P. Nguyễn Trãi, Hà Giang, Việt Nam. Cấm Sơn chạy dài theo dốc Mã Tim với địa hình
hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng, như con sư tử với dáng oai vệ. Dưới chân núi là những phố
phường đông đúc dân cư, làm ăn sầm uất. Chính với địa thế hiểm trở và độc đáo này mà thực dân Pháp
khi xâm lược đã chọn nơi đây làm chốt canh giữ chính. Dừng chân tại núi Cấm Hà Giang , chiêm ngưỡng
một vẻ đẹp vô cùng bắt mắt của thiên nhiên núi rừng cảnh vật vô cùng đẹp mắt nhiều hình ảnh đặc biệt
khi bạn dừng chân tại đây. Đoàn chụp ảnh với cột mốc số 0. Kết thúc chuyến đi đoàn di chuyển về Hà Nội.