-
Thông tin
-
Quiz
Đúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộc sống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Kiệm là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiệm được thể hiện ngay ở lời nói, hành động, trong các cuộc nói chuyện, cách sinh hoạt của Người. Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về thực hành chữ kiệm, chống lãng phí. Kiệm là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiệm được thể hiện ngay ở lời nói, hành động, trong các cuộc nói chuyện, cách sinh hoạt của Người. Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về thực hành chữ kiệm, chống lãng phí.
Đúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộcsống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà NộiĐúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộc sống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT) 74 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Đúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộc sống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Kiệm là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiệm được thể hiện ngay ở lời nói, hành động, trong các cuộc nói chuyện, cách sinh hoạt của Người. Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về thực hành chữ kiệm, chống lãng phí. Kiệm là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiệm được thể hiện ngay ở lời nói, hành động, trong các cuộc nói chuyện, cách sinh hoạt của Người. Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về thực hành chữ kiệm, chống lãng phí.
Đúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộcsống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà NộiĐúc kết những sai lầm của bạn khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộc sống và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HUBT) 74 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956 lOMoAR cPSD| 47886956 HÀ NỘI– 2021 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................
B. NỘI DUNG............................................................................................................
1. ĐÚC KẾT NHỮNG SAI LẦM KHI THỰC HIỆN CHỮ KIỆM TRONG CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP.
................................................................................................................................ 1. 1.Khái niệm về chữ
Kiệm........................................................................................ 1.2.Nội dung của
Kiệm............................................................................................... 1.3.Những sai
lầm khi thực hiện chữ Kiệm................................................................
2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI BẢN
THÂN......................................................................
2.1.Về của cải vật chất................................................................................................
2.2.Về thời gian...........................................................................................................
2.3.Về lời nói...............................................................................................................
2.4.Về chất xám...........................................................................................................
C. KẾT LUẬN...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... lOMoAR cPSD| 47886956 lOMoAR cPSD| 47886956 A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiệm là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung
và của người Việt Nam nói riêng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Kiệm được thể
hiện ngay ở lời nói, hành động, trong các cuộc nói chuyện, cách sinh hoạt của
Người. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời về thực hành
chữ kiệm, chống lãng phí. Trong những năm qua, việc học tập theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm đã diễn ra rộng khắp ở mọi
nơi, mọi tầng lớp khác nhau. Tuy nhiên, hiện tượng lãng phí, chưa biết tiết kiệm
vẫn còn khá phổ biến ở các cơ quan, địa phương, các gia đình và tại trường học,
đặc biệt là sự lãng phí về thời gian, sức khỏe, về vật chất trong sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong xã hội hiện nay, lãng phí vẫn là vấn đề nhức nhối và văn hóa tiết kiệm
chưa thực sự đi vào nếp nghĩ, hành động của mỗi người, đặc biệt là ở một bộ phận
sinh viên hiện nay. Do đó, em viết đề tài này với mục đích đúc kết những sai lầm
của bản thân khi thực hiện chữ Kiệm trong cuộc sống và học tập, từ đó tìm ra giải
pháp cụ thể cho từng sai lầm của bản thân. B.NỘI DUNG
1. ĐÚC KẾT NHỮNG SAI LẦM KHI THỰC HIỆN CHỮ KIỆM TRONG
CUỘC SỐNG VÀ HỌC TẬP.
1.1. Khái niệm về chữ Kiệm
Về thực hành tiết kiệm, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: tiết kiệm là “không xa xỉ,
không hoang phí, không bữa bãi”. “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, gặp việc đáng
làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu, mà những việc ích lợi cho đồng
bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng”, Tiết kiệm
là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn
mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để lOMoAR cPSD| 47886956
dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học,
thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
1.2. Nội dung của Kiệm
Thứ nhất là tiết kiệm của cải vật chất. Tiết kiệm trong chi tiêu để vừa đảm bảo
sinh hoạt tối thiểu, vừa có tích lũy, để dần dần từ nghèo thành đủ ăn, từ đủ ăn thì
thành khá giàu, từ khá giàu thành giàu thêm. Như vậy, tiết kiệm của cải suy cho
cùng là chi tiêu hợp lý, chi tiêu phải thấp hơn so với khả năng cho phép để tạo ra sự
tích lũy vật chất cho cá nhân cũng như xã hội.Tiết kiệm là quyết không để của cải
vật chất bị thất thoát vào những việc lãng phí vô ích.
Thứ hai là tiết kiệm thời gian. Thời gian cũng chính là tiền bạc, thậm chí thời
gian còn quý hơn tiền bạc. Thời gian và sự làm việc tích cực sẽ đẻ ra tiền bạc,
nhưng tiền bạc vẫn không thể mua được thời gian, không thể kéo thời gian quay trở lại.
Thứ ba là tiết kiệm sức. Tiết kiệm sức dân có nghĩa là phân công lao động hợp
lý, tổ chức dây chuyền sản xuất khoa học.Tiết kiệm sức dân còn có nghĩa là không
phô trương hình thức, không làm những công trình chưa thực sự cần thiết. Tiết
kiệm sức dân đòi hỏi phải xóa bỏ tư tưởng “nước sông, công lính” - tư tưởng của
những kẻ tự cho mình quyền “ăn trên, ngồi trốc”, cai trị nhân dân. Tiết kiệm sức
dân còn là tiết kiệm xương máu của bộ đội, chiến sỹ và nhân dân.
Thứ tư là tiết kiệm nhân tài. Kế thừa quan điểm “hiền tài là nguyên khí quốc
gia” của ông cha, Hồ Chí Minh chủ trương tiết kiệm nhân tài bằng cách phân công
công việc đúng sở trường của từng người và vận động mọi nhân tài ra gánh việc
nước. Vì mỗi con người đều có sở trường và sở đoản nên người lãnh đạo phải tuỳ
tài mà dùng người, tránh dùng người theo kiểu thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao.
Thứ năm là tiết kiệm lời. Tiết kiệm đối với Hồ Chí Minh còn là tiết kiệm lời.
Phương châm hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là “nói thì phải làm”, “nói ít,
làm nhiều, chủ yếu là hành động”. Đó là biểu hiện của tư tưởng tiết kiệm lời. Yêu
cầu tiết kiệm lời được Hồ Chí Minh đặt ra với từng cá nhân cũng như toàn bộ tổ
chức Đảng. Với mỗi cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu: “nói ít, bắt đầu bằng hành
động”.Với các cơ quan đoàn thể, Người khuyên không nên họp nhiều, phải hết sức lOMoAR cPSD| 47886956
tránh “tình trạng là hội mà không nghị, nghị mà không quyết, quyết rồi mà không làm”. 1.3.
Những sai lầm khi thực hiện chữ Kiệm
Thứ nhất, sai lầm khi tiết kiệm của cải vật chất. Dưới sự tác động từ mặt trái của
nền kinh tế thị trường dẫn đến con người phung phí tiền bạc, đầu tư tiền bạc, công
sức vào những thứ không cần thiết dẫn đến của cải vật chất bị thất thoát. Mua sắm
không kiểm soát; các khoản chi tiêu lớn hơn số tiền mà bản thân kiếm được; ăn
uống không đảm bảo để tích kiệm tiền; chờ đến khi nhiều tiền mới tíết kiệm; tiền lẻ
thì không cần tích kiệm, đó là những sai lầm điểm hình mà ta hay mắc phải khi tích
kiệm của cải vật chất
Ví dụ như khi bạn thấy những món đồ bắt mắt mặc dù bạn đã có một cái tương
tự nhưng vì thấy nó đẹp hơn cái bạn đã có, giá rẻ, cộng với món hàng đang được
sale với giá ưu đãi ngay lập tức bạn quyết định mua nó. Với cách thức mua sắm
này thì sẽ dẫn đến việc tiết kiệm thất bại.
Thứ hai, sai lầm khi tiết kiệm thời gian. Thời gian là vốn quý của con người bởi
nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận không nhỏ con
người đang lãng phí rất nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính
giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai.
Chúng ta không kiểm soát được quỹ thời gian của mình; không lập thời gian biểu
cố định; dành quá nhiều thời gian để vui chơi tận hưởng cuộc sống.
Điển hình như thay vì bỏ thời gian ra để đọc sách, học tập hay đi làm thì một số
người lại dùng 2/3 thời gian của mình để tận hưởng những cuộc chơi thâu đêm,
xem phim hay lướt mạng xã hội.
Thứ ba, sai lầm khi tiết kiệm lời. Đơn giản là khi bản thân hứa quá nhiều, nói
quá nhiều nhưng lại không thể thực hiện được. Khi bản thân đưa ra một kế hoạch
nhưng vì nhiều lý do mà không thực thi kế hoạch theo dự định. Đó là những sai
lầm hầu như ai cũng sẽ mắc phải.
Thứ tư, bên cạnh việc lãng phí thời gian, còn là sự lãng phí về chất xám trong
sinh viên hiện nay. Một bộ phận không hề nhỏ các bạn sinh viên khi đăng ký vào
một ngành học lại chọn những những chuyên ngành học không đúng với khả năng lOMoAR cPSD| 47886956
của mình, để rồi học được 1, 2 học kỳ hoặc thậm chí học được 1, 2 năm các bạn lại
xin chuyển ngành khác, hoặc bỏ học để ra học nghề hay đi làm,… như vậy rất mất
thời gian, tiền bạc của gia đình, của bản thân và của cả xã hội. Việc sinh viên học
một ngành và khi ra trường làm một nghề khác là thực trạng rất phổ biến hiện nay.
2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI BẢN THÂN
2.1. Về của cải vật chất
Đối với những món đồ cũ chúng ta nên học cách tái sử dụng như quần áo cũ,
lon chai nhựa,… ngoài việc sẽ tiết kiệm được chi phí còn giảm thiểu rác thải ra môi
trường. Ăn uống lành mạnh vừa đủ tài chính cho phép sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, tiết
kiệm chi phí thuốc thang. Lập ra kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý để đảm bảo số
tiền chi tiêu nhỏ hơn số tiền kiếm được. Mua sắm một cách khoa học, tránh mua
quá nhiều mà không dùng đến, tránh trường hợp thấy đồ rẻ là mua. Không hoang
phí, tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất như tiết kiệm tiền lẻ, tắt điện khi không
sử dụng, không lãng phí nước,…. 2.2. Về thời gian
Lập cho bản thân một quỹ thời gian khoa học, lành mạnh. Hiểu đúng quan điểm
thế nào là tận hưởng cuộc sống, chúng ta đôi khi hiểu sai tận hưởng cuộc sống là
vung tiền mua sắm, đi chơi, tụ tập bạn bè. Tránh lãng phí thời gian vào những thứ
không cần thiết như lướt mạng xã hội, ngủ cả ngày, những cuộc chơi xa đọa và
giao lưu với những người bạn không tốt. Có rất nhiều cách để ta tận hưởng cuộc
sống một cách lành mạnh, đó là khi ta tìm tòi tri thức để mở rộng vốn hiểu biết của
bản thân; tham gia các phong trào hoạt động xã hội, xung kích, tình nguyện vừa
tích thêm kinh nghiệm vừa giúp ta có được nhiều trải nghiệm phong phú trong cuộc
sống… đó là cách đúng đắn nhất để ta tận hưởng cuộc sống. 2.3. Về lời nói
Thực hiện phương châm của Hồ Chí Minh là “nói thì phải làm”, “nói ít, làm
nhiều, chủ yếu là hành động”. Giữ đúng lời hứa của mình, nói ra thì phải tìm mọi
cách để làm được điều đó. Đây cũng là một lối sống tốt không chỉ giúp ta tiết kiệm lOMoAR cPSD| 47886956
lời mà còn tạo được niềm tin, sự tin tưởng đối với người khác, giúp cho mối quan
hệ người với người ngày càng tốt đẹp hơn. 2.4. Về chất xám
Để khắc phục sai lầm về lãng phí chất xám ta nên đặt cho mình mục tiêu rõ ràng
để hướng đến. Tìm hiểu kĩ trước khi quyết định bỏ thời gian, công sức ra thực hiện
một kế hoạch nào đó. Biết sử dụng chất xám vào những điều đúng đắn và cần thiết. C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh sự lãng phí còn đang diễn ra ở một bộ phận giới trẻ đó là sinh
viên như hiện nay thì việc học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm là điều rất cần thiết, giúp bản thân mỗi người được
hoàn thiện hơn. Thế hệ sinh viên ngày nay cần tự soi lại bản thân mình, nâng cao ý
thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, ra sức thực hành tiết kiệm theo gương
của Người để tiết kiệm trở thành một thói quen hàng ngày mọi lúc, mọi nơi ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã
hội theo đúng phương châm “Tiết kiệm là quốc sách”. lOMoAR cPSD| 47886956
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Phường Ngọc Lâm (Nguyễn Văn Mạnh)
2. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, NXB Chính trị Qốc gia, Hà Nội
3. Sách “ Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh” theo phương pháp tích cực- Trường
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ( Khoa triết học và khoa xã hội)
4. Lãng phí chất xám vì chọn sai nghề ( Báo Vnexpress)