Đường lối đối ngoại của Đại hội VI và liên hệ thực tiễn hiện nay - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Thông tin:
4 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đường lối đối ngoại của Đại hội VI và liên hệ thực tiễn hiện nay - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

53 27 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG








BÀI TẬP LỚN
Đề tài
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẠI HỘI VI
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Họ và tên sinh viên : Phạm Diệu Linh
Mã sinh viên : 11202253
Lớp : Lịch sử Đảng _ 11
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, 2021
Sau hơn 30 đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị
- xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở
rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao. Để đạt được những thành tựu trên, Đảng ta đã có những đường lối đúng đắn, sáng
tạo, kịp thời được thể hiện qua các kỳ Đại hội. Và Đại hội mang tính bước ngoặt trong
những năm đầu của thời kỳ Đổi mới đầy gian nan, khó khăn chính là Đại hội VI. Đảng đã
dũng cảm bẻ lái con tàu đi lên của đất nước, bắt đầu Thời kỳ Đổi mới. Đường lối đối
ngoại “thêm bạn, bớt thù” là một trong những chủ trương quan trọng của Đại hội VI.
Định hướng này vẫn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Chính vì thế, em xin chọn đề
tài “Đường lối đối ngoại của Đại hội VI và liên hệ thực tiễn hiện nay” cho bài tập cá
nhân của em. Do còn hạn chế về mặt kiến thức nên rất mong nhận được sự góp ý và
chỉnh sửa của cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Trước hết, đường lối đối ngoại của Việt Nam ở Đại hội VI được thể hiện qua các
điểm chính sau. Bắt đầu từ năm 1990, Đảng và Nhà nước có những chủ trương đổi mới
về quan hệ đối ngoại. Đó là việc ưu tiên giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế, kiên
quyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với
tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hoà bình và phát triển ở khu
vực và trên thế giới. Trước hết là bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt
Nam – Hoa Kỳ; từng bước xây dựng quan hệ hữu nghị , hợp tác với các nước Đông Nam
Á, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và các nước Châu Âu. Quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam là sớm tiến hành những bước đầu tiên giải quyết bất đồng với các
nước nhưng luôn kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Từ chủ trương "thêm bạn, bớt thù" của Đại hội VI, Đảng đã phát triển thành hệ
thống quan điểm, phương châm chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là
2
nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế"; nắm vững hai mặt đối tác - đối tượng, vừa hợp tác, vừa
đấu tranh; kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách
lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến"... Cơ chế thực hiện đối ngoại là phối hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước.
Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước. Đến
nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc,
trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện gồm tất cả 5 nước ủy viên thường trực
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và 17
trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)… Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung và
khép kín, đến nay Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có liên
kết kinh tế sâu rộng, đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có
các FTA thế hệ mới.
Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan
trọng, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng
trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2008-2009
và 2020-2021, Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị cấp cao ASEM
(2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn Kinh tế giới về ASEAN
(2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên (2019), cử hàng trăm lượt cán bộ,
chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Nhờ có chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước kết hợp với chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội, hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong
mắt bạn bè quốc tế. Việt Nam vốn được biết đến và được yêu quý, vì là đất nước có nền
văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài. Đặc biệt người ta
3
biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng là dân tộc bất khuất và đã giành
được thắng lợi trong việc bảo vệ nền độc lập của mình trong chiều dài lịch sử. Việt Nam
cũng được biết đến nhiều về thành tựu của quá trình đổi mới, Việt Nam trở thành điểm
đến của các nhà đầu tư là đối tác thương mại trên thế giới. Do đó, hình ảnh Việt Nam
được thế giới rất trân trọng. Lại thêm việc trong năm năm qua, Việt Nam tạo ấn tượng rất
lớn khi đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, tham gia hoạt
động gìn giữ hòa bình.
Về vấn đề bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, chúng ta đã giữ vững được toàn vẹn
lãnh thổ, đạt được nhiều thành tựu cụ thể trong giải quyết vấn đề biên giới. Đối với
đường biên giới trên bộ (khoảng trên 5.000 km), chúng ta đã hoạch định xong toàn bộ với
cả ba nước có biên giới chung là Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trước đây chúng ta đã
phân giới cắm mốc xong với Lào, Trung Quốc, và vừa qua đã hoàn thành 84% phân giới
cắm mốc với Campuchia. Về vấn đề nhạy cảm ở Biển Đông với Trung Quốc thời gian
qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh, đồng thời
duy trì được quan hệ đối ngoại tự chủ, không bị lôi kéo vào các tranh chấp địa chính trị
giữa các nước lớn. Bằng các hoạt động linh hoạt nhưng kiên quyết, Việt Nam đã giữ được
môi trường hòa bình, không xung đột với Trung Quốc; đồng thời bảo vệ được chủ quyền
trên các thực thể đang giữ ở Trường Sa, duy trì chủ quyền danh nghĩa ở Hoàng Sa trong
bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng hoạt động ở biển Đông với những hành động
vi phạm luật pháp quốc tế.
Những thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước. Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong đó có đóng góp rất
quan trọng của đối ngoại, bao gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân.
4
| 1/4

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG   BÀI TẬP LỚN Đề tài
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẠI HỘI VI
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Họ và tên sinh viên : Phạm Diệu Linh Mã sinh viên : 11202253 Lớp
: Lịch sử Đảng _ 11
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thắm Hà Nội, 2021
Sau hơn 30 đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị
- xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở
rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao. Để đạt được những thành tựu trên, Đảng ta đã có những đường lối đúng đắn, sáng
tạo, kịp thời được thể hiện qua các kỳ Đại hội. Và Đại hội mang tính bước ngoặt trong
những năm đầu của thời kỳ Đổi mới đầy gian nan, khó khăn chính là Đại hội VI. Đảng đã
dũng cảm bẻ lái con tàu đi lên của đất nước, bắt đầu Thời kỳ Đổi mới. Đường lối đối
ngoại “thêm bạn, bớt thù” là một trong những chủ trương quan trọng của Đại hội VI.
Định hướng này vẫn tiếp tục có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, nhất là trong bối
cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Chính vì thế, em xin chọn đề
tài “Đường lối đối ngoại của Đại hội VI và liên hệ thực tiễn hiện nay” cho bài tập cá
nhân của em. Do còn hạn chế về mặt kiến thức nên rất mong nhận được sự góp ý và
chỉnh sửa của cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Trước hết, đường lối đối ngoại của Việt Nam ở Đại hội VI được thể hiện qua các
điểm chính sau. Bắt đầu từ năm 1990, Đảng và Nhà nước có những chủ trương đổi mới
về quan hệ đối ngoại. Đó là việc ưu tiên giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế, kiên
quyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với
tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hoà bình và phát triển ở khu
vực và trên thế giới. Trước hết là bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, Việt
Nam – Hoa Kỳ; từng bước xây dựng quan hệ hữu nghị , hợp tác với các nước Đông Nam
Á, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và các nước Châu Âu. Quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam là sớm tiến hành những bước đầu tiên giải quyết bất đồng với các
nước nhưng luôn kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Từ chủ trương "thêm bạn, bớt thù" của Đại hội VI, Đảng đã phát triển thành hệ
thống quan điểm, phương châm chỉ đạo xuyên suốt đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới là 2
nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa; "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế"; nắm vững hai mặt đối tác - đối tượng, vừa hợp tác, vừa
đấu tranh; kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng linh hoạt, khôn khéo về sách
lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến"... Cơ chế thực hiện đối ngoại là phối hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo
thống nhất của Đảng và quản lý tập trung của Nhà nước.
Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước. Đến
nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc,
trong đó có 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện gồm tất cả 5 nước ủy viên thường trực
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và 17
trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)… Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung và
khép kín, đến nay Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có liên
kết kinh tế sâu rộng, đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có các FTA thế hệ mới.
Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan
trọng, đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng
trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2008-2009
và 2020-2021, Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị cấp cao ASEM
(2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn Kinh tế giới về ASEAN
(2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên (2019), cử hàng trăm lượt cán bộ,
chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Nhờ có chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước kết hợp với chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội, hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong
mắt bạn bè quốc tế. Việt Nam vốn được biết đến và được yêu quý, vì là đất nước có nền
văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài. Đặc biệt người ta 3
biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng là dân tộc bất khuất và đã giành
được thắng lợi trong việc bảo vệ nền độc lập của mình trong chiều dài lịch sử. Việt Nam
cũng được biết đến nhiều về thành tựu của quá trình đổi mới, Việt Nam trở thành điểm
đến của các nhà đầu tư là đối tác thương mại trên thế giới. Do đó, hình ảnh Việt Nam
được thế giới rất trân trọng. Lại thêm việc trong năm năm qua, Việt Nam tạo ấn tượng rất
lớn khi đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình.
Về vấn đề bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, chúng ta đã giữ vững được toàn vẹn
lãnh thổ, đạt được nhiều thành tựu cụ thể trong giải quyết vấn đề biên giới. Đối với
đường biên giới trên bộ (khoảng trên 5.000 km), chúng ta đã hoạch định xong toàn bộ với
cả ba nước có biên giới chung là Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trước đây chúng ta đã
phân giới cắm mốc xong với Lào, Trung Quốc, và vừa qua đã hoàn thành 84% phân giới
cắm mốc với Campuchia. Về vấn đề nhạy cảm ở Biển Đông với Trung Quốc thời gian
qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh, đồng thời
duy trì được quan hệ đối ngoại tự chủ, không bị lôi kéo vào các tranh chấp địa chính trị
giữa các nước lớn. Bằng các hoạt động linh hoạt nhưng kiên quyết, Việt Nam đã giữ được
môi trường hòa bình, không xung đột với Trung Quốc; đồng thời bảo vệ được chủ quyền
trên các thực thể đang giữ ở Trường Sa, duy trì chủ quyền danh nghĩa ở Hoàng Sa trong
bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng hoạt động ở biển Đông với những hành động
vi phạm luật pháp quốc tế.
Những thành tựu đối ngoại nói trên là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta, là điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước. Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, trong đó có đóng góp rất
quan trọng của đối ngoại, bao gồm đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. 4