Đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954. Kết quả và ý nghĩa lịch sử | Tiểu luận môn Lịch sử Đảng
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn. Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (LLCT220514)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1951 -1954
KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
GVHD: Ths. Lê Quang Chung SVTH: MSSV 1. Bùi Huyền Mai 19124135
2. Trần Thị Thanh Trà 19124196 3. Cao Yến Như 19124161 4. Trần Nhật Kha 19147005 5. Văn Ngọc Khánh 19124121
6. Nguyễn Đức Huy 19151133 Lớp Thứ 5 – tiết 12 LLCT220514E_03CLC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021 ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... Ký tên Ths. Lê Quang Chung
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỨ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾT QUẢ KÝ TÊN TỰ 1
Phụ trách phần mục lục Bùi Huyền Mai Hoàn thành tốt 2
Phụ trách phần mở đầu Trần Thị Thanh Trà Hoàn thành tốt 3 Phụ trách Chương 1 Cao Yến Như Hoàn thành tốt Phụ trách Chương 2, 4 Trần Nhật Kha Hoàn thành tốt Powerpoint 5 Phụ trách Chương 3 Văn Ngọc Khánh Hoàn thành tốt
Phụ trách phần kết luận, 6 Nguyễn Đức Huy Hoàn thành tốt thuyết trình MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn lí luận.....................................................................
6. Kết luận của đề tài..................................................................................................
Chương 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1951-1954...................
1.1. Hoàn cảnh lịch sử................................................................................................
1.2. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến.......................................................
Chương 2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1951-
1954............................................................................................................................
2.1. Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954....................
2.2. Bổ sung và hoàn thiện đường lối kháng chiến giai đoạn 1951 – 1954...............
2.3. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt............................................
Chương 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.........
3.1. Kết quả của đường lối kháng chiến của Đảng năm 1951-1954..........................
3.2. Ý nghĩa lịch sử của đường lối kháng chiến của Đảng năm 1951-1954..............
3.3. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................
KẾT LUẬN................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để
lại cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn. Thắng lợi đó
trước hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”. Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến
lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của
Đảng. Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, không ngoài mục đích nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh
hùng, của một Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Mặt khác giúp chúng ra
rút ra những kinh nghiệm, những bài học quý báu cho công tác thực tiễn. Một
trong những bài học có giá trị lớn nhất là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Với đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã
phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh giặc,
phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại
làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với mục đích nghiên cứu và muốn làm rõ đường lối kháng chiến của
Đảng, đồng thời rút ra được những bài học cho bản thân và xã hội cũng như
nâng cao kiến thức của bản thân ở môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài: “Đường lối kháng chiến của Đảng
giai đoạn 1951 – 1954. Kết quả và ý nghĩa lịch sử” làm tiểu luận kết thúc
môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận: Mục đích
- Tìm hiểu và làm sáng tỏ những nội dung về đường lối kháng chiến
của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
- Hiểu được những giá trị cốt lõi của đường lối kháng chiến cũng như
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Rút ra được những kinh nghiệm quý báu để có thể vận dụng vào tương lai. Nhiệm vụ
- Trình bày một cách rõ ràng có hệ thống về đường lối kháng chiến của Đảng.
- Trình bày rõ ràng để hiểu hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối.
- Đánh giá được kết quả và rút ra được ý nghĩa mà đường lối kháng
chiến trong giai đoạn 1951 – 1954 mang đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận:
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em sẽ đi sâu vào nội dung đường lối
kháng chiến; bổ sung, hoàn thiện cũng như quá trình thực hiện đường lối
kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu chủ yếu dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về
việc dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp
để trình bày, lý giải các sự kiện lịch sử, các hình thức và phương pháp cách
mạng được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách
có luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận: Ý nghĩa khoa học
Bằng kết quả đạt được, tiểu luận góp phần cung cấp kiến thức và làm rõ
hơn về vấn đề “Đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 - 1954” để
thể phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tham khảo của các khóa học kế tiếp. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua tiểu luận, nhóm muốn đưa ra một số kinh nghiệm mà chúng
ta có thể học hỏi và vận dụng từ đường lối kháng chiến ấy.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối kháng
chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
Chương 2. Đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
Chương 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG
LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1951 – 1954
1.1. Hoàn cảnh lịch sử.
Từ 11 đến 19-2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng,
họp ở xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
Đại hội được tiến hành trong bối cảnh Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về
mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bước vào công cuộc xây dựng
cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung
Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho hòa bình và phong trào
cách mạng. Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế, tăng cường giúp đỡ Pháp can
thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Ở trong nước, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều
thắng lợi quan trọng. Đặc biệt là sau chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950,
quân ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Cách mạng
Lào và Campuchia cũng có những chuyển biến tích cực tác động đến cách mạng nước ta.
Điều kiện lịch sử đó đặt ra cho Đảng Cộng sản Đông Dương các yêu
cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng phù hợp với mỗi nước ở
Đông Dương mà điển hình là ở Việt Nam để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi.
1.2. Quá trình hình thành đường lối kháng chiến.
Đại hội II khẳng định: Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là
cuộc chiến tranh nhân dân. Đặc điểm của nó là toàn dân, toàn diện, trường kỳ
và nhất định thắng lợi.
Đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954 được hình
thành dựa trên các văn kiện: Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban
Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) và được giải thích cụ thể trong
cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (9-1947).
Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh
và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Sau diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và
thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Báo cáo Hoàn thành
giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội của
Trường Chinh, Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng của Lê Văn Lương, …
Báo cáo đã vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là tiêu diệt thực dân
Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo
vệ hòa bình thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải đề ra những
chính sách và biện pháp tích cực tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các
đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh cuộc thi đua ái quốc, mở rộng khối đại đoàn
kết dân tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng
Lao động Việt Nam thành “một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch,
cách mạng triệt để” để lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Báo cáo của Tổng Bí thư Trường Chinh đã trình bày toàn bộ đường lối
cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản của báo cáo được phản ánh trong
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam. Ngoài ra, Chính cương còn nêu
ra 15 chính sách lớn của Đảng trong giai đoạn hiện tại nhằm tiếp tục đẩy
mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia, thực hiện
chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, làm tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh đó, Điều lệ mới
của Đảng cũng được Đại hội thông qua với
13 chương và 71 điều. Điều lệ cũng
xác địch rõ mục đích, tôn chỉ hành động
của Đảng. Nêu ra những quy định về đảng viên, về nền tảng tư tưởng của
Đảng, nguyên tắc hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam.
Tại Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên
chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm
7 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết và Ban Bí thư. Hồ Chí Minh được
bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Đại hội II thành công là một bước tiến mới của Đảng về mọi mặt.
Thông qua Đại hội này, đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 –
1954 đã dần hình thành và giúp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Chương 2
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1951-1954
2.1. Nội dung đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954
Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động
Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất
thực sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, nên nó có tính chất dân tộc giải phóng. Lúc này, nhiệm vụ
giải phóng dân tộc là yêu cầu nóng bỏng và cấp bách nhất.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp còn mang tính chất dân chủ mới. Trong
quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất
của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện “người cày có ruộng”.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:
+ Toàn dân: Là chiến lược quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất, xuyên suốt
toàn bộ cuộc kháng chiến, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đối trọng với bọn xâm
lược Pháp. Dùng sức mạnh toàn dân để tiến hành kháng chiến ở khắp mọi nơi,
mọi lúc. Chủ trương được đề ra dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
“cách mạng là sự nghiệp của toàn dân” và so sánh lực lượng giữa ta-địch.
+ Toàn diện là phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân để
đánh giặc trên mọi phương diện:Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện
quân, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết
với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước
châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ
trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, củng cố chế độ
cộng hoà dân chủ, lập ra Uỷ ban kháng chiến các cấp.Về quân sự, cuộc kháng
chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản cộng; triệt để dùng
“du kích vận động chiến”, tiến công địch khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây
dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.Về kinh tế, toàn dân
tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh.Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân xâm
lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực
hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến.
+ Đánh lâu dài: Ta thực hiện chủ trương này để làm cho những chỗ yếu
cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ
yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy.
Chủ trương này được đề ra dựa trên âm mưu của địch: đánh nhanh, thắng
nhanh và so sánh lực lượng giữa ta - địch.
+ Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của
Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng
thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.
- Triển vọng của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài, gian
khổ, song nhất định thắng lợi.
2.2. Bổ sung và hoàn thiện đường lối kháng chiến giai đoạn 1951 – 1954
Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
- "Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: Dân chủ nhân dân,
một phần thuộc địa và nửa phong kiến".
- Đối tượng của cách mạng Việt Nam: Có hai đối tượng, đối tượng
chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp
và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
- Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn
đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ
những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng,
phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho Chủ nghĩa xã hội". Ba
nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải
phóng dân tộc, phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược...
- Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có: Giai cấp công nhân, giai
cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn có những
thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó
họp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí thức. Giai
cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mang dân tộc, dân chủ,
nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,
nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân
tộc. + Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến
và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ,
hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
+ Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa
xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Ba giai đoạn ấy không tách rời
nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.
- Chính cương cũng nêu rõ 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh
kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.
- Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hoà bình và dân chủ, phải
tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, của
Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt –Trung -Xô và đoàn kết Việt- Miên -Lào.
Các Hội nghị Trung ương (1952-1954)
- Các Hội nghị đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến và chủ trương đẩy
mạnh kháng chiến, tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
+ Xây dựng kinh tế - tài chính kháng chiến, bồi dưỡng sức dân và bảo
đảm cung cấp cho quân đội. Từ tháng 1-1953, chủ trương thực hiện triệt để
giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất và từ tháng 11- 1953, tiến hành
cải cách ruộng đất trong kháng chiến.
+ Thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực
lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.
+ Tiến hành chỉnh Đảng, chỉnh quân coi đó là nhiệm vụ trung tâm của
công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội
2.3. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt
- Xây dựng thực lực kháng chiến về mọi mặt:
+ Xây dựng hệ thống chính trị: Củng cố các tổ chức quần chúng và Mặt
trận dân tộc thống nhất; thành lập Mặt trận Liên Việt; ; thành lập khối Liên
minh ba nước Việt-Lào-Campuchia; từng bước ổn định, củng cố bộ máy
chính quyền phù hợp với tình hình kháng chiến.
+ Xây dựng từng bước nền kinh tế kháng chiến: Phát triển sản xuất, mở
cuộc vận động tham gia lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhằm giảm
bớt căng thẳng về lương thực; thực hiện chính sách ruộng đất; phát triển tài
chính, thương nghiệp, ngân hang
+ Xây dựng văn hoá - xã hội: Xây dựng nền văn hoá mới - nền văn hoá
dân tộc, khoa học, đại chúng; thực hiện cải cách giáo dục theo đường lối giáo dục mới.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang: Xây dựng lực lượng vũ trang toàn dân
và ba thứ quân làm nòng cốt, chú trọng chất lượng, nâng cao giác ngộ giai cấp
trong lực lượng, tăng cường vũ khí, đạn dược, thuốc men.
+ Xây dựng Đảng vững mạnh: Thực hiện cuộc vận động xây dựng và
chỉnh đốn Đảng trong hai năm 1952,1953, nhằm quán triệt đường lối cách
mạng và quan điểm kháng chiến; kết nạp, phát triển cơ sở đảng trong lực
lượng vũ trang và các làng xã, xí nghiệp. Chương 3
KẾT QUẢ, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Kết quả đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
- Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động
Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất
thực sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc Cách
mạng Tháng Tám, nên nó có tính chất dân tộc giải phóng. Lúc này, nhiệm vụ
giải phóngTừ cuối năm 1951, ta quyết định tiêu diệt địch ở Hoà Bình, đồng
thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ lên quy mô cao hơn.
Ta liên tiếp chiến thắng ở chiến dịch Hòa bình, Tây Bắc, Thượng Lào. làm
chủ chiến trường, chuyển sang tiến công địch.
- Cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện
Biên Phủ: Hội nghị Bộ Chính trị đã họp và tập trung thảo luận để tìm ra quyết
sách, nhằm phân tán lực lượng cơ động của địch đang tập trung ở đồng bằng,
chọn hướng chiến lược mà địch sơ hở và thuận lợi cho ta. Trước những thắng
lợi vững chắc trong chiến cuộc Đông - Xuân, Bộ Chính trị quyết định mở
chiến dịch Điện Biên Phủ. Thắng lợi của ta trong chiến dịch Đông -Xuân
1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm phá sản kế
hoạch Nava của địch, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân
Pháp. Ý đồ xâm lược Việt Nam một lần nữa bị đánh bại một bước quan trọng.
- Cùng với thắng lợi quân sự to lớn, vang dội ở Điện Biên Phủ, trên
toàn chiến trường Đông Dương quân và dân ta cũng giành thêm nhiều thắng
lợi to lớn trên các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự ở cả vùng đồng bằng,
trung du Bắc Bộ, mặt trận Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những
thắng lợi này đã góp phần cổ vũ, tác động tích cực đối với mặt trận Điện Biên Phủ.
3.2. Ý nghĩa lịch sử của đường lối kháng chiến của Đảng giai đoạn 1951 – 1954.
- Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn
quân, toàn dân ta đã bảo vệ và phát triển tốt nhất các thành quả của cuộc Cách
mạng Tháng Tám; củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; mang đến niềm tin vào sức sống
và thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề về chính trịxã hội
quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
xây dựng, bảo vệ vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho
tiền tuyến lớn miền Nam.
- Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới
tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến
tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số
nước anh em vào điều kiện Việt Nam.
- Đường lối kháng chiến của Đảng thể hiện tư tưởng kết hợp độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ
quốc. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện,
lâu dài, tự lực cánh sinh là chính.
- Đường lối kháng chiến của Đảng là đường lối đấu tranh nhân dân,
toàn dân đánh giặc, tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân
tộc. Nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, chống phong kiến được tiến hành từng
bước, kết hợp và phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Đường lối đó là đúng đắn, sáng tạo.
- Đường lối kháng chiến lâu dài, toàn diện toàn dân là niềm tin, động
lực, sức mạnh cho toàn dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.- Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp chứng minh sự tài tình của việc hoạch định
đường lối, cũng như tổ chức chỉ đạo kháng chiến của Đảng. Với chiến thắng
Điện Biên Phủ - kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi cho thấy
Đảng đạt tầm cao tư tưởng và trí tuệ Việt Nam, cũng như thời đại
3.3. Bài học kinh nghiệm
- Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành có kế hoạch, từng bước để vừa
phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững khối đoàn kết dân tộc.
- Xác định và quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn
diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương
vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến.
- Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến
tranh chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.
- Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng, với đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, có chủ trương và chính
sách kháng chiến ngày càng hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết thắng
kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên
phong trong chiến đấu và trong sản xuất. KẾT LUẬN
Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 đỉnh cao là chiến
dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ của nhân dân ta. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến trước hết là thắng lợi của một đường lối chính trị đúng đắn, trong
đó phương pháp cách mạng giữ vị trí đặc biệt quan trọng khẳng định tính cách
mạng và tính khoa học sáng tạo của một phương thức tiến hành chiến tranh
nhân dân, một nền nghệ thuật quân sự của kháng chiến toàn dân, toàn diện ở
nước ta. Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân ta vận dụng những hình thức và
phương thức đấu tranh phù hợp với quy luật của chiến tranh cách mạng để
tiến hành cuộc kháng chiến kiến quốc. Tính cách mạng, tính nhân văn nổi bật
của phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự toàn dân đánh
giặc là nhằm mục đích chống lại bạo lực phản cách mạng, chống lại chiến
tranh xâm lược. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ”. Sức mạnh dân tộc đó được nhân lên gấp bội khi quân và dân
ta nhận được sự giúp đỡ, sự cổ vũ, động viên vô cùng to lớn của nhân dân các
nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng hòa bình dân chủ, tiến bộ trên thế giới
kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Tính khoa học của phương pháp cách mạng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thể hiện phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng, kết
hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đến một giai đoạn nào
đó thì kết hợp chặt chẽ hai lực lượng và hai hình thức đấu tranh cơ bản là
chính trị và quân sự. Kết hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương
và quân dân du kích, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy
giữa đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ. Thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch,
tiêu diệt địch để làm chủ. Nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài.
Đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, mở nhiều trận chiến công
chiến lược làm thay đỗi nhanh chóng cục diện chiến tranh để dành thắng lợi.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là sản phẩm đích
thực của đường lối chiến tranh của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đó là nét độc đáo trong nghệ thuật lãnh đạo nhân dân của Đảng ta
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tạo nên sức mạnh tổng hợp to
lớn làm nên chiến thắng vang dội.
Từ phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại cho Đảng và nhân dân ta nhiều kinh
nghiệm quý báu, trong đó có kinh nghiệm về công tác tổ chức, công tác tư
tưởng, sự vân dụng sáng tạo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin
trong điều kiện hoàn cảnh Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta cần phải thật sự tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt
Nam bằng việc chấp hành những đường lối, quyết sách của Đảng. Mỗi bản
thân cần phải trau dồi thêm kiến thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, học hỏi
những kinh nghiệm mà Đảng mang lại để có thể áp dụng vào tình hình thực tế hiện nay.