Duy vật biện chứng về tri thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước sang một giai đoạn mới – kinh tế tri thức. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài s 2 ố ĐIỂM: 9.0
Phân tích quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về tri
thức và vai trò của nó trong thực tễn, từ đó liên hệ với thực
tễn phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay Hà Nội – tháng 12/2021 MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những
thập niên cuối thế kỷ XX là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nhân loại bước
sang một giai đoạn mới – kinh tế tri thức. Động lực cơ bản nhất trong nền kinh
tế hiện nay không còn là những yếu tố vật chất truyền thống như tài nguyên
thiên nhiên mà chủ yếu vẫn là tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng.. của con người.
Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã khẳng định một thời đại mới-
thời đại mà khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp- nơi tri thức
khoa học từng bước giúp con người nhận thức giới tự nhiên, chinh phụ tự nhiên,
khẳng định quyền lực con người trước tự nhiên.
Trong thế kỉ XXI, một quốc gia giàu mạnh, hưng thịnh hay suy vong phụ thuộc
rất lớn vào nguồn lực cơ bản nhất là con người- nguồn nhân lực có trình độ tri
thức, chuyên môn cao và có năng lực sáng tạo, thích nghi mạnh mẽ. Điều này
đòi hỏi xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ tri thức cao trong xu thế
hội nhập toàn diện dựa trên cơ sở cuộc cách mạng khoa học- công nghệ trên
toàn thế giới. Nắm bắt được điều này, trên cơ sở mục tiêu “ Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường” – kết hợp với
thực tế hiện nay của nước ta trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định tinh thần
quán triệt vai trò của tri thức trên chặng đường đổi mới luôn lấy tư tưởng chỉ
đạo xuyên suốt : “ là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới của Đảng..”
[tr 33- Văn kiện Đại hội Đảng XIII]
Vì vậy, với tư cách là một sinh viên đại học, đồng thời là một công dân của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, em xin cùng thầy và các bạn tìm
hiểu về tri thức và vai trò của tri thức khoa học trong thực tiễn cải tạo tự nhiên
và phát triển xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Qua đó
làm rõ được ý nghĩa to lớn của tri thức khoa học và liên hệ khả năng vận dụng
những thành quả trí tuệ của con người vào quá trình xây dựng nền kinh tế tri
thức của thời đại nói chung cũng như thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng.
Bài tiểu luận của em do hạn chế về thời gian cũng như là trình độ, vì vậy không
thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong thầy và các bạn thông cảm và đưa ra
nhận xét trực quan để em rút kinh nghiệm cho những bài sau này. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN NỘI DUNG : I.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tri thức
1. Sơ lược quan điểm biện chứng duy vật về ý thức- mối quan
hệ giữa ý thức và tri thức.
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan
tâm nghiên cứu, là cơ sở để hình thành nhiều trường phái triết học khác
nhau. Khi tiến hành tìm hiểu, phân tích về tri thức và vai trò của tri thức thì
việc nghiên cứu về ý thức là tất yếu bởi tri thức là một trong những thành
phần cấu tạo nên ý thức và từ những nghiên cứu về đặc tính, bản chất, kết
cấu của ý thức, ta mới từng bước hiểu rõ về tri thức.
1.1.Chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức :
a, Nguồn gốc của ý thức: ● Nguồn gốc tự nhiên:
- Bộ óc người có cấu trúc vô cùng tinh vi và phức tạp (14-15 tỷ tế
bào thần kinh), là nơi hình thành những phản xạ điều khiển hoạt
động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Dựa trên
những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lí học thần
kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Ý thức là sự
phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người. Hoạt động ý thức
của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
não, song chỉ riêng bộ não mà không có sự tác động qua lại từ bên
ngoài với giác quan để não bộ phản ánh lại thì chưa thể có ý thức.
Như vậy, “ sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc con
người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức”.
● Nguồn gốc xã hội : sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn
gốc tự nhiên mà còn do nguồn gốc xã hội .
- Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có
năng lực phản ánh, chỉ là “nguồn gốc sâu xa” của ý thức. Hoạt
động thực tiễn của loài người mới là “nguồn gốc trực tiếp”
quyết định sự ra đời của ý thức. Ý thức ra đời từ sự thúc đẩy
trực tiếp của những động lực xã hội mà cụ thể là lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động: Hoạt động có mục đích mà con người sử dụng để
tác động lên thế giới tự nhiên,bắt chúng phải bộc lộ thành
những hiện tượng , thuộc tính, kết cấu… Thông qua hoạt cộng
cải tạo thế giới khách quan mà con người đã từng bước nhận
thức được thế giới và có ý thức sâu sắc về thế giới.
+ Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức:
xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy: là hiện thực trực
tiếp của ý thức: phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội- lịch sử.
b, Bản chất của ý thức : ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn. Tức là, ý thức là hình ảnh
chủ quan, hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ
nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
- Ý thức là sự phản ánh, sáng tạo thế giới: Phản ánh là sáng tạo vì
nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định, trên cơ sở đó
hình thành nên hình ảnh tinh thần- phản ánh đúng đắn hơn hiện
thực khách quan. Do đó phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt
động thực tiễn và là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất
của ý thức có tính xã hội.
1.2.Mối quan hệ giữa ý thức và tri thức :
● Khi xem xét các yếu tố hợp thành quá trình tâm lý tích cực đem lại
sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, chủ nghĩ duy
vật biện chứng quan niệm ý thức bao gồm: tri thức và tình cảm
theo yếu tố hợp thành ; tự ý thức, tiềm thức và vô thức theo chiều sâu nội tâm.
● Theo C.Mác, “ phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó
một cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức.., cho nên một cái gì đó
nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”. Muốn cải
tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về
sự vật đó. Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý
thức phải là tri thức. Con người tích lũy được càng nhiều tri thức
thì ý thức càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế
giới có hiệu quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng
lên. Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý
thức có nghĩa là chống lại quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình
cảm, niềm tin và ý chí- quan điểm thể hiện sự chủ quan, duy ý chí.
Ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý
thức đó chỉ là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích được
gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.
● Tri thức tác động đến các yếu tố kết cấu khác của ý thức:
- Tình cảm: hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, phản ánh
mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giưới
khách quan. Tình cảm xuất phát từ cảm giác yêu, ghét.. mọt cái
gì đó hay một người nào đó, mà để có được những cảm xúc ấy,
ta cần có được hiểu biết nhất định về vật đó, người nào đó hay
đơn giản là xúc cảm truyền đạt lại từ các giác quan về với bộ
não con người, ấy được coi là tri thức.
- Tự ý thức: là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong
mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Trong quá trình
phản ánh thế giới khách quan, con người cũng tự phân biệt, tách
mình, đối lập mình với thế giới đó để đánh giá mình thông qua
các mối quan hệ từ đó tự ý thức về bản thân mình như một thực
thể hoạt động có cảm giác, tư duy, có các hành vi đạo đức,…tự
đánh giá được năng lực của chính bản thân mình. Mà để làm
được điều đó, con người phải trang bị cho mình kiến thức đầy
đủ, vững chắc để trả lời được các câu hỏi: Mình là ai? Mình ở
đâu? Mình đang làm gì ? … Tri thức góp nhặt thông qua giao
tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn đòi hỏi và thúc đẩy con người
phải nhận thức rõ bản thân mình , tự điều chỉnh mình theo các tiêu chuẩn.
- Tiềm thức: Về thực chất, bản thân tiềm thức vốn đã là những tri
thức mà chủ thể có được tử trước những đã phát triển lên thành
bản năng, kĩ năng nằm sâu trong tầng ý thức của chủ thể .
2. Quan điểm biện chứng duy vật về tri thức:
● Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, quy luật
của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc
các hệ thống ký hiệu khác.
● Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực
khách quan ( trong đó còn có thể bao gồm cả sự hiểu biết của con
người về chính những hiểu biết đó - tức là khi đạt tới sự tự ý thức).
● Tri thức bao gồm tất cả những thông tin,số liệu,bản vẽ,tưởng
tượng(sáng tạo),khả năng,kỹ năng quan niệm về giá trị và những
sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác.
● Theo Nguyễn Văn Khánh, tri thức là kết quả của quá trình hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, trong đó có
quá trình trải nghiệm, học tập, tiếp thu, giao tiếp cũng như tranh
luận...Tri thức là thước đo sự sáng tạo, năng động, nhưng đúng ra
thì mọi ý thức đều tồn tại dưới dạng tri thức. Tri thức thể hiện như
là hình thức tư tưởng khách quan của mọi loại hoạt động và giao
tiếp. Nó là phương thức chuyển dịch các hệ thống ký hiệu, ý thức,
hoạt động và giao tiếp, mang lại cho chúng hình thức mới, tức ý
nghĩa mới. Tri thức xuất hiện như là suy ngẫm bởi con người về
các hoàn cảnh kinh nghiệm của mình.
● Khi nghiên cứu về vấn đề tri thức theo quan điểm duy vật biện
chứng, không thể không kể đến học thuyết Francis Bacon về tri thức:
- Đôi nét về Fancis Bacon: nhà triết học duy vật Anh, người sáng
lập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và đồng thời là cha đẻ
của khoa học thực nghiệm tự nhiên hiện đại. Ông thực sự để lại
dấu ấn đậm sâu trong lịch sử triết học nói riêng và lịch sử tư
tưởng nói chung với phong cách tư duy mới, thể hiện bước phát
triển tất yếu của tư duy con người trước những biến đổi lớn lao
của thực tiễn lịch sử. Với vị thế của một nhà tư tưởng, triết gia,
bằng vốn sống và kinh nghiệm, bằng năng lực nhạy bén và sáng
suốt của mình đã thâu tóm được những biến đổi của thời đại và
đưa ra những phương án cải cách đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.
- Theo Francis, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến tri thức
khoa học. Tri thức khoa học phải được đưa từ trên tháp ngà
xuống với đời thường, đảm đương nhiệm vụ thực tiễn, trang bị
cho con người ngọn đuốc trí tuệ, thâm nhập vào cõi bí hiểm của
tự nhiên. Đoạn tuyệt với triết học kinh viện và các hình thức tri
thức trung cổ, với tuyên ngôn thời đại “Tri thức là sức mạnh”,
Francis Bacon đã mở ra một thời đại sôi động và cách mạng
trong triết học: các nhà khoa học và triết học hướng sự nghiên
cứu của mình vào phục vụ nhu cầu thực tiễn. Những phát minh
khoa học ra đời được ứng dụng rộng rãi, nhằm nâng cao sức sản xuất xã hội.
- Vậy tại sao, khi nhắc đến tri thức, Bacon không dùng đến từ “tri
thức” thuần túy mà dùng “tri thức khoa học” ? Bởi bản thân
ông muốn đem nó đối lập với tri thức kinh viện mà ông gọi là
thứ tri giác giả hiệu, thuần túy sách vở, xa rời cuộc sống. Lý
giải theo ngôn ngữ hiện đại, khái niệm tri thức và khoa học là
hai khái niệm có nội hàm riêng biệt nhưng gắn kết với nhau. Tri
thức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư duy con người,
làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ, những
mối liên hệ khách quan, hợp qui luật của thế giới khách quan
đang được cải biến trong thực tế. Hay, tri thức là sự phản ánh
chân thực dưới dạng logic trừu tượng về thế giới đã được kiểm
nghiệm qua thực tiễn. Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên
cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên,
xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những yếu tố sản xuất với
những tri thức, năng lực, trình độ và kinh nghiệm. -
Ngày nay chúng ta hiểu khái niệm tri thức khoa học là sự hiểu
biết được tích lũy có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa
học một cách tự giác tích cực, loại hoạt động được vạch sẵn
theo một mục đích định trước và được tiến hành bằng các
phương pháp khoa học. Tri thức khoa học là sự khái quát những
sự kiện đã được kiểm chứng, nhằm tìm ra cái tất yếu qui luật và
những mối liên hệ bản chất ẩn dấu đằng sau cái ngẫu nhiên, cái
hiện tượng bề mặt, cái chung nằm sau cái cá biệt và cái riêng.
Tri thức khoa học là yếu tố cơ bản nhất cốt lõi nhất để tạo ra
bức tranh chung về thế giới tự nhiên- xã hội và tư duy trong
thức loài người giúp chúng ta chinh phục thế giới theo mục đích
của mình một cách có hiệu quả nhất.
[Lê Thị Huyền- ĐHQG TP Hồ Chí Minh- Luận văn tiến sĩ
“Quan điểm của Francis Bacon về vai trò của tri thức khoa học
và vẫn đề phát triển kinh tế tri thức trong thời đại ngày nay” ]
● Sau C.Mác, nhà tương lai học Alvin Toffler là người ủng hộ, cổ
súy cho những quan điểm tích cực, tiên phong, mang tính thực tiễn
của Francis Bacon. A.Toffler quan niệm tri thức khoa học bao
gồm: “Những điều kiện như giả thiết, giá trị, hình ảnh, sự khích
động cùng với khả năng kỹ thuật chính xác” . Có lúc ông lại cho
rằng: “Kỹ thuật cao là tri thức được đông đặc” . Mặt khác, tri thức
không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo về khoa học, phát minh mới về
khoa học và công nghệ mà còn mang những giá trị thực tiễn, đáp
ứng những điều kiện thực tiễn phát triển của một quốc gia. Bởi
vậy, ông cho rằng: Cái gọi là tri thức cơ sở, không cứ là khoa học
kỹ thuật hay những hạng mục truyền thống giáo dục nào. Nó bao
trùm cả khái niệm chiến lược của một quốc gia, thiết lập thực thi
tình báo ở nước ngoài, nhận thức được cơ bản văn hóa của nước
khác, văn hóa và hình thái ý thức có ảnh hưởng đối với các nước,
cùng quan niệm mới, thông tin mới, và tưởng tượng mới đạt được mức độ lưu thông.
- Theo A.Toffler, ngày nay vấn đề tri thức đã vượt ra ngoài phạm
trù nhận thức luận, phạm trù kinh nghiệm và trở thành phương
pháp thực tiễn, là công cụ sáng tạo, cội nguồn đặc biệt của
quyền lực tối cao trong tương lai. Phẩm chất quyền lực cao nhất
là vận dụng tri thức, “Tri thức mới là chìa khóa để mở cổng bá
quyền kinh tế thế kỷ XXI”
● Trên cơ sở tuân thủ và tôn trọng chủ nghĩa duy vật biện chứng,
A.Toffler đã có phương hướng tiếp cận mới lạ về tri thức, để từ đó
phác họa ra 3 tính chất của tri thức: tính cách mạng, tính vô tận và tính dân chủ.
- Thứ nhất, tri thức có tính cách mạng: tri thức là sự nhận thức về
các sự vật hiện tượng khách quan, mang tính sáng tạo tri thức
mới trên cơ sở vốn tri thức ban đầu, mang đến cho tri thức có
tính chất cách mạng. Tính cách mạng là tính chất cơ bản tạo nên
những tri thức mới của tri thức, nhờ năng lực của trí tuệ con
người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn mang tính sáng
tạo. Đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa những
thông tin, tri thức đã biết, kinh nghiệm tồn tại đơn lẻ, rời rạc.
Những quan hệ này dưới hoạt động của tư duy sáng tạo sẽ tạo
ra những tri thức mới, hình thành năng lực thực tiễn thích nghi
đối với sự biến đổi của môi trường. Nhờ có tính chất này mà tri
thức có thể trở thành tài sản, nguồn lực phát triển của mọi quốc
gia, cội nguồn quyền lực số một trong thời đại kinh tế tri thức.
- Thứ hai, tri thức có tính vô tận : A.Toffler viết: “Như bạo lực là
cái gì có tính cách hữu hạn trong khi thực hiện sự huỷ diệt, tấn
công hay phòng ngự, con người chỉ có thể vận dụng sức lực đến
một mức độ nào đó mà thôi. Của cải cũng cùng một cách như
vậy. Tiền của không thể mua hết tất cả, dù núi vàng, núi bạc
cũng có ngày khánh tận. Trong khi tri thức không bị hạn chế
như vậy, ngược lại chúng ta có thể truy tầm nó mãi mãi đến tối
đa”. Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết được : “Tri thức
thì có thể cùng một lúc được nhiều người sử dụng. Hơn nữa, chỉ
cần vận dụng thích đáng thì có thể diễn sinh nhiều tri thức nữa,
vì vậy mà tri thức lấy không bao giờ hết, dùng không bao giờ cạn”.
- Thứ ba, tri thức có tính dân chủ: Với tính chất dân chủ của tri
thức bất cứ cá nhân nào, tầng lớp giai cấp nào, hay quốc gia nào
sở hữu tri thức trong tay thì sẽ có quyền lực. Cho nên, A.Toffler
khẳng định: Phẩm chất cao nhất là hãy vận dụng tri thức; “Theo
định nghĩa quyền lực, thì bạo lực và của cải nên quy về sở hữu
của kẻ giàu có hay người mạnh; nhưng dựa vào tri thức ngày
nay thì người yếu đuối và kẻ nghèo hèn đều có thể chuyển mình
đoạt lấy quyền lực. Nói rõ hơn, tri thức là cội nguồn quyền lực
có tính cách dân chủ hơn cả”
- [Dương Thị Hương- Luận án tiến sĩ “Tư tưởng Alvin Toffler về
vai trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí
lực ở Việt Nam hiện nay” ]
● Tùy theo phương diện, đối tượng nghiên cứu mà tri thức được chia
ra thành nhiều loại: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức
về con người; và có nhiều cấp độ khác nhau: tri thức cảm tính- tri
thức lý tính, tri thức kinh nghiệm- tri thức lý luận, tri thức tiền
khoa học- tri thức khoa học… Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức
về thế giới xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên
bước đường cải tạo thế giới.
II. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
vai trò của tri thức trong thực tiễn :
1. Vai trò của tri thức trong kinh tế :
● Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, nơi mà nhân tố
quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc
sử dụng tri thức trong các ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao. Hai
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ- lần đầu tiên vào cuối thế
kỷ XVIII tại Anh và lần thứ hai vào những năm 50 của thế kỷ XX-
dẫn đến kết quả là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, với tốc độ phát triển
nhanh chóng của tri thức khoa học cũng như khả năng ứng dụng
càng mở rộng. Nền kinh tế đứng trước vấn đề phải giải quyết ba
vấn đề cơ bản của kinh tế học: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Sản xuất cho ai ? Điều đó đòi hỏi thành viên của nền kinh tế
vừa phải có nguồn vốn hiểu biết sâu rộng, tri thức phong phú để
tìm ra giải pháp phân bổ nguồn lực khan hiếm hữu hạn cho nhu
cầu vô hạn của con người.
● Không phải chỉ đến kinh tế tri thức thì tri thức mới được sử dụng
mà ngay từ đầu nền sản xuất xã hội, trong kinh tế nông nghiệp và
kinh tế công nghiệp, con người đã sử dụng tri thức vào sản xuất.
Nhưng, nếu trong kinh tế nông nghiệp những yếu tố cơ bản quan
trọng là đất đai- sức lao động và trong kinh tế công nghiệp là tư
bản và lao động thì trong kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố cơ bản
đầu tiên quy định sự phát triển. Như vậy, trong lịch sử phát triển
của nền sản xuất xã hội, tri thức tăng theo hàm mũ thời gian. Sự
bùng nổ thông tin tri thức xảy ra càng mạnh mẽ và được ứng dụng
trong mọi khâu, mọi qui trình, mọi phương tiện của sản xuất một
cách sâu rộng, tất yếu dẫn đến ra đời nền kinh tế tri thức.
● Trong nền kinh tế này, các ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực
cho mọi thay đổi đều dựa trên những thành tựu mới nhất của tri
thức khoa học, công nghệ hiện đại. Nổi bật là các ngành công nghệ
cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu… và cả những ngành truyền thống như công nghiệp, nông
nghiệp được ứng dụng công nghệ cao. Trong kinh tế tri thức, vốn
và lao động là yếu tố cần thiết nhưng động lực chính quan trọng
nhất thúc đẩy phát triển kinh tế vẫn là tri thức. Cơ cấu và phương
thức hoạt động kinh tế có nhiều biến chuyển sâu và nhanh chóng.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành kinh
tế có giá trị dựa nhiều vào tri thức.
● Doanh nghiệp là nhân tố trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp còn có các
sản phẩm mặt hàng tri thức, phát minh, bản quyền hay bí quyết, Sự
chuyển dịch lao động theo xu hướng tăng lao động xử lý thông tin,
dịch vụ và giảm lao động trực tiếp. Lao động tri thức, hay còn gọi
là công nhân cổ trắng, đóng vai trò cơ bản trong sản xuất. Như vậy,
trong nền kinh tế tri thức, tri thức khoa học đóng vai trò then chốt
qui định sự vận động và phát triển của xã hội mới.
2. Vai trò của tri thức trong chính trị:
● Tri thức đem lại cho con người sự hiểu biết, kiến thức. Người có tri
thức là người có tầm nhìn, có khả năng cảnh báo sớm và có năng
lực phản biện xã hội đối với những vấn đề trước hết thuộc lĩnh vực
chuyên môn sâu của mình, và rộng hơn nữa, về tất cả các vấn đề
liên quan đến đời sống xã hội, từ đó đề xuất cách giải quyết tốt
nhất cho vấn đề được đặt ra. Thế cho nên trong lịch sử nhân
loại, những trí thức lỗi lạc thường là những người dẫn dắt,
những người định hướng, mở lối đi mới cho mọi người trong xã hội.
● Sau Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nhiều lần khẳng định rằng, “kiến thiết cần có nhân tài”; rằng, cách
mạng “cần có lực lượng của trí thức (chúng ta quen gọi là lao động
trí óc)”; “trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một
vai trò quan trọng và vẻ vang”. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
trân trọng trí thức và thực sự Người đã quy tụ được nhiều trí thức
tài ba ở tất cả các lĩnh vực. Dù trong điều kiện cực kỳ gian khổ,
thiếu thốn mọi bề không chỉ trong cuộc sống thường nhật mà cả
trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng tất cả những
người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, trọng dụng đều là
những người trí thức tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, hết lòng,
hết sức, tận tụy phục vụ sự nghiệp trường kỳ kháng chiến, chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và quân đội. Như vậy, tuyển
chọn những người học rộng tài cao,đức độ trung thành với mục
tiêu xã hội chủ nghĩa thuộc các lĩnh vực là cần thiết để tập trung
đào tạo, bồi dưỡng cho họ những tri thức còn thiếu và yếu để bố trí
vào các cơ quan tham mưu hoạch định đường lối chính sách của
Đảng và pháp luật của nhà nước với những qui định cụ thể về chế
độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích.
● Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai
trò của trí thức và có nhiều chủ trương, chính sách để đội ngũ trí
thức phát triển nhanh về số lượng và nâng lên về chất lượng, phát
huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nghị quyết số 27-
NQ/TU, ngày 6-8-2008, của Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về
“Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” khẳng định đội ngũ trí thức là lực
lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là nguồn lực đặc biệt
quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển.
[GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn -tapchicongsan.org]
● Thật vậy, thử điểm lại các thế hệ lãnh đạo, đầu tàu lãnh đạo quốc
gia, có ai là không có vốn tri thức rộng lớn và trình độ học vấn đáng nể:
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Cử nhân kinh tế Trường Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội; học ngành Quản lý tài chính Nhà
nước tại Học viện hành chính quốc gia; Quản lý Kinh tế tại ĐHQG Singapore .
- Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính: Phó Giáo sư
chuyên ngành Luật, PGS ngành Khoa học An ninh; tốt nghiệp
Kỹ sư xây dựng tại Đh Xây dựng Bucharest. …….
3. Vai trò của tri thức trong văn hóa- giáo dục :
● Giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết, đáng quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
● Công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong kỷ nguyên chuyển
đổi công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đặt ra yêu cầu cần có lực
lượng trí thức đông đảo, nhất là trí thức tinh hoa, thuộc tất cả các
lĩnh vực khoa học, từ toán học, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật và công nghệ cho đến khoa học kinh tế, khoa học xã hội và
nhân văn, trong đó các ngành khoa học, như toán học, vật lý học,
hóa học, sinh học, công nghệ, vật liệu, kỹ thuật,... phải đóng vai
trò chính yếu, là mũi nhọn và phải đi tiên phong. Cho nên, chừng
nào chúng ta còn thiếu các trí thức tài ba thuộc những ngành khoa
học này thì chừng đó còn khó khăn để có đột phá trong lĩnh vực
công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, nghĩa là đất nước chưa thể vươn tới