-
Thông tin
-
Quiz
Felicity O'Dell, Michael Mc Carthy - English Collocations in Use Advanced (2008 , Cambridge University Press) - libgen p2
Felicity O'Dell, Michael Mc Carthy - English Collocations in Use Advanced (2008 , Cambridge University Press) - libgen p2 và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Felicity O'Dell, Michael Mc Carthy - English Collocations in Use Advanced (2008 , Cambridge University Press) - libgen p2
Felicity O'Dell, Michael Mc Carthy - English Collocations in Use Advanced (2008 , Cambridge University Press) - libgen p2 và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
CHƯƠNG 1
1. Học thuyết giá trị là: Xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác
2. Khi nghiên cứu nền sản xuất TBCN C. Mác bắt đầu từ: Hàng hóa
3. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cơ sở kinh tế để xác lập quan hệ …,
thông qua quan hệ giữa vật với vật
chính là …” Giữa người với người/ lao động CHƯƠNG 2 Sản xuất hàng hóa
4. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để: Trao đổi, bán.
5. Sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc là: Khác nhau.
6. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là phân công lao động xã hội và: Sự tách
biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
7. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành: Các ngành
nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.
8. Một trong những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa là: Sản xuất để trao đổi, để bán.
9. Cạnh tranh trong quá trình sản xuất hàng hóa buộc người sản xuất phải: Cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
10. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho: Lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước được mở rộng Hàng hóa
11. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN Các Mác bắt đầu từ: Hàng hóa
12. Hàng hóa là những sản phẩm của lao động: Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua mua bán, trao đổi.
13. Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng: Vật thể hoặc phi vật thể
14. Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: Giá trị sử dụng và giá trị.
15. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Hàng hóa là sự thống nhất của hai
thuộc tính …, nhưng đây là sự thống
nhất của …” Giá trị và giá trị sử dụng/ hai mặt đối lập
16. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chất của … là do … của người sản
xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa” Giá trị hàng hóa /lao động trừu tượng
17. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “…là hình thái biểu hiện … của của
cải trong xã hội tư bản” Hàng hóa/ phổ biến nhất
Hai thuộc tính của hàng hóa
18. Giá trị sử dụng là một thuộc tính của hàng hóa có thể: Thỏa mãn một hoặc một
số nhu cầu của con người.
19. Giá trị sử dụng của hàng hóa là để cho: Người tiêu dùng.
20. Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang: Giá trị trao đổi
21. Giá trị hàng hóa là hao phí lao động: Xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
22. Giá trị của hàng hóa là: Cơ sở của giá trị trao đổi
23. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ: Về lượng mà giá trị sử dụng này đổi lấy giá trị sử dụng khác.
24. Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau vì: Đều là sản phẩm của
lao động, đều có lao động kết tinh trong đó.
25. Mục đích của nhà sản xuất là: Giá trị.
26. Mục đích của người tiêu dùng là: Giá trị sử dụng.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
27. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
28. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là: Hai mặt của cùng một lao động sản xuất hàng hóa.
29. Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa tạo nên: Giá trị sử dụng của hàng hóa.
30. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa tạo nên: Giá trị của hàng hóa.
31. Lao động cụ thể của người sản xuất hàng hóa là biểu hiện của: Lao động tư nhân.
o động không làm thay đổi: Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
45. Cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (w) bao gồm: w=c + p + m. Tiền tệ
46. Tiền tệ ra đời là do: Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
47. Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản? 4 chức năng
48. Các chức năng của tiền tệ bao gồm: Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông;
phương tiện thanh toán; phương
tiện cất trữ; tiền tệ thế giới
49. Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền là phương tiện lưu thông: T – H – T.
Quy luật giá trị và giá cả thị trường
50. Sự vận động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hang hóa đòi hỏi sản xuất
và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ
sở: Hao phí lao động xã hội.
51. Quy luật giá trị vận động thông qua: Giá cả thị trường.
52. Ngoài giá trị, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào: Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
53. Tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa: Điều tiết sản xuất và
lưu thông hàng hóa; kích thích
cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.
54. Cơ sở chủ yếu để xác định giá cả thị trường của hàng hóa là: Giá trị CHƯƠNG 3 Tư bản
55. Điều kiện để tiền tệ chuyển thành tư bản là: Phải tích lũy được một lượng tiền
lớn; tiền phải được đưa vào kinh
doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.
56. Công thức chung của tư bản là: T - H – T’.
57. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản là: T’>T
58. Công thức chung của tư bản phản ánh mục đích của: Sản xuất, lưu thông tư bản
là giá trị và giá trị thặng dư. Sức lao động
59. Sức lao động là toàn bộ sức thể lực và trí lực: Tồn tại trong mỗi con người mà
người đó có khả năng đem ra sử
dụng để tạo ra của cải vật chất
60. Hàng hóa sức lao động có tính đặc biệt ở chỗ nó mang yếu tố: Tinh thần và lịch sử
61. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: Người lao động phải được tự do;
người lao động không có tư liệu sản xuất.
62. Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng: Giá trị những tư liệu tiêu
dùng để nuôi sống người lao động và gia đình.
63. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, có tính chất đặc biệt là khi sử dụng
sẽ tạo ra: Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
64. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được coi là: Chìa khóa để giải quyết
mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
Sự sản xuất ra giá trị thặng dư
65. Quá trình sản xuất của tư bản là sự thống nhất giữa quá trình: Sản xuất ra giá trị
sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
66. C. Mác định nghĩa giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài: Giá trị sức lao
động, là lao động không công của công nhân.
67. Khi người công nhân làm việc cho nhà tư bản thì ngày lao động của công nhân
gồm hai phần: Thời gian lao động
cần thiết và thời gian lao động thăng dư.
Tư bản bất biến và khả biến
68. Tư bản bất biến (c) là bộ phận tư bản biểu hiện là giá trị tư liệu sản xuất khi
tham gia vào quá trình sản xuất: Giá trị
của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm mới, không tăng lên sau quá trình sản xuất.
69. Tư bản khả biến (v) là bộ phận tư bản biểu hiện là giá trị sức lao động khi tham
gia vào quá trình sản xuất: Giá trị
của nó được tăng lên sau quá trình sản xuất.
70. Tư bản khả biến (v) là bộ phận trực tiếp: Tạo ra giá trị thặng dư.
Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
71. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là: Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến.
72. Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức: M = m’. V.
73. Để có được giá trị thặng dư tuyệt đối nhà tư bản phải: Kéo dài ngày lao động
hoặc tăng cường độ lao động.
74. Để có được giá trị thặng dư tương đối nhà tư bản phải: Tăng năng suất lao
động, làm rút ngắn thời gian lao
động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.
75. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do: Giá cả cá biệt của
hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
76. Để có được giá trị thặng dư siêu ngạch nhà tư bản phải: Đi đầu trong việc cải
tiến kỹ thuật, công nghệ mới
77. Quy luật kinh tế cơ bản chi phối sự vận động của CNTB là: Quy luật giá trị thặng dư Tiền công tiền lương
78. Bản chất của tiền công trong CNTB là: Giá cả của hàng hóa sức lao động.
79. Hai hình thức tiền công cơ bản trong CNTB là: Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm
80. Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương được trả căn cứ vào: Thời gian làm
việc của người công nhân.
81. Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương được trả căn cứ vào: Số lượng và
chất lượng sản phẩm mà người công nhân làm ra.
82. Tiền công danh nghĩa được biểu hiện ở: Số lượng tiền tệ mà người công nhân
nhận được sau một thời gian làm việc.
83. Tiền công thực tế được biểu hiện ở khối lượng hàng: Tiêu dùng, dịch vụ mà
người công nhân mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tích lũy tư bản
84. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là: Giá trị thặng dư.
85. Động cơ chủ yếu thúc đẩy tích lũy tư bản là: Quy luật giá trị thặng dư.
86. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là: Trình
độ bóc lột sức lao động
87. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là: Trình độ năng suất lao động
88. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là: Sự
chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản
sử dụng và tư bản đã tiêu dùng
89. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản là: Quy
mô của tư bản ứng trước.
90. Tích tụ tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách: Tư
bản hóa một phần giá trị thặng dư.
91. Tập trung tư bản là quá trình liên kết, hợp nhất các tư bản: Cá biệt trong xã hội
thành một tư bản lớn hơn.
92. Nguồn gốc của tập trung tư bản là: Các tư bản cá biệt trong xã hội.
93. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản: Do cấu tạo kỹ thuật
quyết định và phản ánh sự biến đổi
của cấu tạo kỹ thuật.
94. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu:
Sản xuất và số lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó.
95. Cấu tạo giá trị phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa giá trị tư bản: Bất biến và giá trị tư bản khả biến. Tuần hoàn, chu chuyển TB
96. Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ban hình thái tuần
hoàn: Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa.
97. Ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp là: Lưu thông – Sản xuất – Lưu thông.
98. Định nghĩa chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản: Nếu xét nó là
một quá trình định kỳ đổi mới, lặp
đi lặp lại không ngừng.
99. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm: Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
100. Tốc độ chu chuyển của tư bản được đo bằng: Số vòng chu chuyển của tư bản trong một năm.
101. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế trong CNTB bao gồm: Khủng hoảng – tiêu điều
– phục hồi – hưng thịnh.
Tư bản cố định, lưu động
102. Tư bản cố định là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất: Giá trị
của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới.
103. Quá trình sử dụng tư bản cố định có hai loại hao mòn là: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
104. Hao mòn hữu hình của tư bản cố định là hao mòn: Vật chất do quá trình sử
dụng hoặc do tác động của tự nhiên.
105. Hao mòn vô hình của tư bản cố định là hao mòn thuần túy về giá trị: Do tác
động của tiến bộ khoa học kỹ thuật
106. Căn cứ để phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là căn cứ vào tính chất
chuyển giá trị: Vào trong sản phẩm mới.
107. Tính chất chuyển giá trị của Tư bản cố định là chuyển giá trị: Dần dần, từng
phần một vào trong sản phẩm mới
108. Tính chất chuyển giá trị của Tư bản lưu động là chuyển giá trị: Ngay một lần
và toàn bộ vào trong sản phẩm
mới sau quá trình sản xuất
a trên thị trường được bán đúng giá trị thì: Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư
112. So sánh về lượng giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư, lợi nhuận có thể: Bằng,
cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
113. So sánh về lượng giữa tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư, thì tỷ suất
lợi nhuận: Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
114. Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và: Tổng tư bản chi phí sản xuất. Cạnh tranh
115. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ hình thành: Giá trị thị trường.
116. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong:
Cùng một ngành, sản xuất ra cùng các loại hàng hóa.
117. Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là để có được: Lợi nhuận siêu ngạch
118. Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất: Ở các
ngành khác nhau, nhằm tìm ngành
đầu tư có lợi nhuận cao.
119. Cạnh tranh giữa các ngành hình thành: Giá cả sản xuất và tỷ suất lợi tức
Lợi nhuận bình quân và giá cả sx
120. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn tư bản đầu
tư: Bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
121. Khi có sự hình thành lợi nhuận bình quân sẽ dẫn đến: Hình thành giá cả sản xuất.
122. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng: Lợi nhuận bình quân.
123. Quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện của quy luật giá trị: Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB.
Tư bản thương nghiệp, cho vay và lợi tức
124. Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận của tư bản thương nghiệp một phần giá trị
thặng dư tạo ra trong sản xuất mà nhà tư
bản: Công nghiệp phải chuyển nhượng cho tư bản thương nghiệp.
125. Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay chuyển cho nhà tư bản
đi vay sử dụng: Trong một thời
gian nhất định để thu lợi tức.
126. Nguồn gốc, bản chất của lợi tức là một phần: Giá trị thăng dư.
127. Một trong những đặc điểm cơ bản của tư bản cho vay là quyền sử hữu tư bản:
Tách rời quyền sử dụng tư bản
128. Công thức vận động của tư bản cho vay là: T – T’
129. Tỷ suất lợi tức (z’) là Tỷ lệ phần trăm giữa: Lợi tức và tổng số tư bản cho vay.
Cổ phiếu và thị trường chứng khoán
130. Giá trị cổ phiếu khi phát hành gọi là: Mệnh giá
131. Thị trường chứng khoán là: Thị trường mua bán các loại chứng khoán
132. Thị trường chứng khoán được phân thành hai cấp độ: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
133. Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán: Phát hành lần đầu tiên
134. Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường: Mua đi bán lại các loại chứng khoán Địa tô
135. Địa tô tư bản là: Một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân
136. Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa: Địa tô chênh lệch; địa tô
tuyệt đối, độc quyền
137. Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những loại ruộng đất: Có điều kiện sản xuất thuận lợi
138. Địa tô chênh lêch II là địa tô có được do: Thâm canh, tăng năng suất CHƯƠNG 4
Chủ nghĩa tư bản độc quyền
139. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền là:
Quy luật lợi nhuận độc quyền.
140. Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước: Sự kết
hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền với nhà nước.
141. Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước: Sự hình
thành và phát triển của sở hữu nhà nước
142. Một trong những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước: Sự điều
tiết kinh tế của nhà nước tư sản ở trong và ngoài nước
CHƯƠNG II: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của c. mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa 1. Sản xuất hàng hóa a. Khái niệm
- Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao động tạo
ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản
xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán. b. ĐK ra đời của SXHH
- Phân công lao động xã hội (ngày càng phát triển sâu sắc): Mỗi người một nghề ->
chuyên môn hóa -> trao đổi sản phẩm cho nhau do mâu thuẫn kẻ thừa người thiếu
- Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất (thực chất là chế độ tư hữu) 2. Hàng hóa
a. Khái niệm và thuộc tính
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
- Thuộc tính của hàng hóa
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người; là phạm trù vĩnh viễn
+ Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá
trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi; là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại ở nền kinh tế hàng hóa
(Giá trị trao đổi là một quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng của các
hàng hóa khác nhau có thể trao đổi cho nhau) Giá tr HH-ị SLĐ Giá tr t ị ư li u sinh ệ ho t cầần ạ thiếết Phí t n ổ đào t oạ
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư
Lý luận giá trị thặng dư của C. Mác được trình bày trong tác phẩm Tư bản
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
a. Công thức chung của tư bản
- Tư bản là khoản tiền vận động nhằm tạo ra lợi nhuận
- Công thức chung: T-H-T’ (T’=T+∆t)
- Công thức chung phản ánh:
+ Mục đích chung (mang lại giá trị thặng dư, lợi nhuận) của các loại hình tư bản
+ Trình tự chung, bắt buộc (vận động qua các yếu tố T-H) của tư bản
- Lưu thông không sinh ra giá trị thặng dư b. Hàng hóa sức lao dộng
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể,
trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
- Lao động là việc sử dụng SLĐ để tạo ra giá trị sử dụng
- Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể
+ Người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất
* Thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định; mang yếu tố tinh thần và lịch sử
- Giá trị sử dụng HH-SLĐ cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua,
tạo ra giá trị thặng dư khi tiêu dùng
=> HH-SLĐ là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư
- Giá trị sử dụng hàng hóa thông thường mất đi trong quá trình sử dụng; HH-SLĐ
không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn *Kết luận
- HH-SLĐ là hàng hóa đặc biệt
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư: SLĐ của công nhân
c. sản xuất giá trị thặng dư
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
- Điều kiện để có được giá trị thặng dư: nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định để
+ Trong TGLĐTY tạo ra lượng giá trị bằng giá trị SLĐ
+ Trong TGLĐTD tạo giá giá trị thặng dư
- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
Giá trị mới: v+m (v: giá trị SLĐ, m: GTTD)
d. tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động
tạo ra -> phân tích vai trò của tư liệu sản xuất trong mối quan hệ với người lao
động trong quá trình làm tăng giá trị * Tư bản bất biến
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá
trị được được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên
vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất. Ký hiệu là C. *Lưu ý:
- C ko tạo ra m nhưng là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất m
- Máy móc dù hiện đại đến đâu cũng chỉ là tiền đề để tăng NSLĐ XH
- Chừng nào việc sử dụng SLĐ có lợi hơn máy tự động chừng đó nhà tư bản còn sử dụng SLĐ làm thuê * Tư bản khả biến
- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động, mà giá trị
không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng
lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất. Ký hiệu là V.
- Giá trị hàng hóa G = c+ (v+m)
C: Giá trị TLSX đã được tiêu dùng
V + m : Giá trị mới do LĐ sống tạo ra e. Tiền công - Bản chất
+ Tiền công không phải là giá cả của lao động
+ Là bộ phận mới do hao phí sức lao động của người lao động tạo ra
+ Bản chất của tiền công là giá cả của sức lao động nhưng biểu hiện ra bên
ngoài là giá cả của lao động
- Yêu cầu đối với người sử dụng LĐ và người bán SLĐ
+ Đối với người sử dụng SLĐ: Phải đối xử rất trách nhiệm với người LĐ - nguồn
gốc làm giàu cho người sử dụng LĐ
+ Đối với người bán SLĐ: Phải biết bảo vệ lợi ích của mình
=> Tiền công thực chất là mối quan hệ lợi ích của cả hai phía
- Tiền công trong thị trường lao động
+ Giá trị SLĐ quyết định tiền công
+ Nhân tố ảnh hưởng tiền công: Cung cầu lao động, cạnh tranh, sức mua của tiền
f. Tuần hoàn và chu chuyển bất biến
- Tư bản (vốn) vận động qua hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất
- Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tiếp của tư bản lần lượt trải qua ba giai
đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau, thực hiện ba chức năng và quay về hình thái
ban đầu cùng với giá trị thặng dư
- Tư bản dùng tiền mua SLĐ và TLSX để sản xuất ra ra hàng hóa H’, H’ có bao
hàm m, bán H’ thu được T’, T’ có m dưới hình thái tiền
- m nói lên quan hệ giữa người mua SLĐ và người bán SLĐ
- Thời C.Mác: m là phạm trù kinh tế nói lên quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột giữa
giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến
để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. m’ = *100% m’= *100%
=> Ý nghĩa: phản ánh trình độ bóc lột
- m’ trong CNTB ngày nay: khoa học kỹ thuật càng phát triển -> NSLĐ cao ->
TGLĐTY giảm -> TGLĐTD tăng -> m’ càng cao
- m’ còn phản ánh NSLĐ: m’ càng cao -> NSLĐ càng cao
- Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được. M = m’. V (V: tổng TBKB)
=> Ý nghĩa: phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở hữu tư liệu sản xuất thu được.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
- Điều kiện hình thành: TGLĐTY không đổi; Ngày lao động thay đổi (kéo dài)
- Cơ sở hình thành: kéo dài thời gian lao động (tăng thời gian lao động hay cường độ lao động)
- Nhà tư bản muốn kéo dài ngày lao động để tăng TGLĐTD, công nhân lại muốn
rút ngắn ngày lao động -> 2 ý chí đối lập -> mâu thuẫn -> đấu tranh
- Giới hạn của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
+ Thể chất và tinh thần của công nhân
+ Cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt đòi giảm giờ làm
- Giới hạn kinh tế của ngày lao động
sản xuất ra hàng hóa ấy. Đó là chi phí mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa. Ký hiệu là k k = c + v => G = k+m
b. B n ch t l i nhu nả ấ ợ ậ
- Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang
hình thái chuyển hóa là lợi nhuận, ký hiệu là p G = k + p => p = G – k
II. Độc quyền, độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
1. Lý luận của Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường a. Nguyên nhân hình thành
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Nguyên nhân hình thành độc quyền (3)
Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chuyển từ
máy hơi nước sang động cơ điện
+ Một là, do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khoa học kỹ thuật tiến bộ
DN ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào SXKD đẩy nhanh quá trình tí ch tụ và tập
trung tư bản, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các thành tựu: lò luyện
kim mới; các máy móc mới ra đời như: động cơ điêzen, máy phát điện; những
phương tiện vận tải mới phát triển, như: xe hơi, tàu hỏa.
+ Hai là, do cạnh tranh. Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
bị phá sản hàng loạt; còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được cũng đã bị suy yếu. Để
tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp còn tồn tại phải tăng cường tích tụ, tập trung
sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn hơn
+ Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng. Cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1873 làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp
lớn còn tồn tại hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Sự phát triển của hệ thống
tín dụng trở thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành,
phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
+ Tác động của quy luật kinh tế
+ Thành tựu khoa học kỹ thuật mới
- Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao
+ Do lao động của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền
+ Lao động không công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền
+ Giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh
+ Lao động thặng dư, lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân
dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
- Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa.
Giá cả độc quyền = Chi phí sx + Lợi nhuận độc quyền
(Độc quyền thấp khi mua, cao khi bán)
+ Trong thời kỳ tự do cạnh tranh: giá cả xoay quanh giá trị quy luật giá trị là
cơ sở của quy luật giá cả hay quy luật giá cả là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị
+ Trong thời kỳ độc quyền: giá cả xoay quanh giá cả độc quyền. Song quy luật
giá trị vẫn là cơ sở của quy luật giá cả độc quyền hay quy luật giá cả độc quyền là
hình thức biểu hiện của quy luật giá trị
+ Trong thời kỳ tự do cạnh tranh: Quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân
Trong thời ký độc quyền: Quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao
Quy luật kinh tế của CNTB vẫn tồn tại và hoạt động, phát huy tác dụng trong giai đoạn độc quyền
b. Tác động của độc qquyeenf
+ Tích cực Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật
Tăng NSLĐ, tăng năng lực cạnh tranh
Thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại
+ Tiêu cực Cạnh tranh không hoàn hảo thiệt hại cho người tiêu dùng và xh
Kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, kìm hãm phát triển kinh tế
Chi phối các quan hệ ktế, xã hội làm tăng phân hóa giàu nghèo
c. những đặc điểm của đặc biệt trong CN Tư banr
c.1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, tích tụ, tập trung tư bản tất yếu dẫn đến hình
thành một số xí nghiệp lớn. Các xí nghiệp này thỏa hiệp, liên minh, liên kết với
nhau dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền
- Các hình thức liên minh rất đa dạng (trong ngành, giữa các ngành, trong và ngoài
ngành) nên các hình thức tổ chức độc quyền cũng đa dạng, phong phú
- Các hình thức tổ chức độc quyền
+ Các-ten: các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá
cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán. Các xí nghiệp vẫn
độc lập về sản xuất và lưu thông hàng hóa, chỉ thực hiện đúng hiệp định đã ký, làm
sai bị phạt tiền liên minh độc quyền không vững chắc
+ Xanh-đi-ca: các xí nghiệp tư bản vẫn giữ độc lập sản xuất, chỉ không độc lập ở
khâu lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung đảm
nhận). Mục đích là mua rẻ bán đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
+ Tờ-rớt: cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung
thống nhất quản lý. Các xí nghiệp tư bản tham gia trở thành những cổ đông để thu
lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
+ Công-xoóc-xiom: hình thức liên kết dọc của các tổ chức độc quyền khác nhau
+ Công-rô-me-rat: liên mình đa ngành, đa lĩnh vực, hình thành những tổ hợp
- Xu hướng vừa phát triển độc quyền vừa phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa sản xuất sâu do phát triển của khoa học công
nghệ làm hình thành hệ thống gia công càng tăng cường kiểm soát của độc
quyền đối với sản xuất, tiến bộ khoa học công nghệ.
+ Các thế mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ như nhạy cảm, linh hoạt, kết hợp
nhiều loại kỹ thuật, dễ đổi mới tư bản cố định
c.2. Tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế
- Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng nhỏ phá sản hoặc sát nhập lại
với nhau dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền ngân hàng. Các tổ chức độc quyền
này cấu kết, liên minh, liên kết với tổ chức độc quyền công nghiệp tạo nên tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa TBNH của một số ít ngân hàng
độc quyền lớn nhất với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp
- Sự phát triển của tư bản ngân hàng tất yếu dẫn đến sự hình thành các tài phiệt,
trùm tài chính chi phối đời sống kinh tế, chính trị của xã hội
Vai trò mới của ngân hàng: Thâm nhập vào độc quyền công nghiệp để giám
sát; Trực tiếp đầu tư vào công nghiệp
- Cơ chế thống trị về kinh tế và chính trị của bọn đầu sỏ tài chính
+ Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua “chế độ tham dự” + các
thủ đoạn kinh tế thống trị kinh tế, chính trị
+ Chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ
phiếu khống chế, chi phối công ty mẹ; công ty này lại mua được cổ phiếu khống
chế, thống trị các công ty con; công ty con đến lượt nó lại chi phối các công ty cháu
+ Ngoài "chế độ tham dự", tài phiệt còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty
mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao
dịch, đầu cơ ruộng đất... để thu lợi nhuận độc quyền cao
c.3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước
ngoài) nhằm mục đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở
các nước nhập khẩu tư bản.
- Xuất khẩu tư bản là một tất yếu: các nước tư bản phát triển tích lũy tư bản lớn
“tư bản thừa” tương đối xuất khẩu tư bản
- Xuất khẩu tư bản CNTB độc quyền
Xuất khẩu hàng hóa (phát triển cuối 18-19) CNTB tự do cạnh tranh
- Hình thức xuất khẩu tư bản: trực tiếp (FDI), gián tiếp (ODA) đều nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị
- Chủ thể xuất khẩu tư bản: tư nhân và nhà nước
- Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản (4)
+ Luồng xuất khẩu tư bản: giữa các nước tư bản phát triển với nhau
+ Đề cao nguyên tác cùng có lợi, giảm sự áp lực mang tính thực dân
+ Vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, xuất hiện nhiều chủ thể từ
các nước đang phát triển
+ Hình thức mới: xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
c.4. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền
- Tích tụ và tập trung tư bản phát triển việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy
mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt ki nh tế giữa các tập
đoàn tư bản độc quyền hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
- Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn
gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản
c.5. Sự phân chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản
Quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, quân sự xung đột về
quân sự để phân chia lãnh thổ chiến tranh thế giới
2. Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
a. Nguyên nhân ra đời và phát triển độc q` nhà nc
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất mâu t
huẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất đòi hỏi sự điều chỉnh quan hệ sản xuất hình thành sở hữu nhà nước
- Phân công lao động xã hội phát triển hình thành nghề mới với quy m ô lớn
đòi hỏi hình thành cơ cấu kết nối
- Phân hóa giàu nghèo phải xoa dịu bằng chính sách nhà nước như trợ cấp thất
nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân
- Quốc tế hóa mâu thuẫn giữa tổ chức độc quyền quốc tế với các dân tộc thuộc
địa đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước
- Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là sự thống nhất của ba quá trình
+ Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền
+ Tăng vai trò của nhà nước vào kinh tế
+ Kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một
cơ chế thống nhất và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.
- Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản, nhà nước đã trở
thành một tập thể tư bản khổng lồ.
- Điều tiết bằng các đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất là
sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
- Vai trò của kinh tế nhà nước: hình thành hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội
- Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là hình thức vận động mới của
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm thích nghi với điều kiện lịch sử mới
c. Nh~ đặc điểm kte của độc quyền nhà nc trong cntb
- Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
- Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước
+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách
+ Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân bằng cách mua lại
+ Nhà nước mua cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân
+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân
Sở hữu nhà nước thực hiện được các chức năng cơ bản sau: o
Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền. o
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc
quyền đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những
ngành ít lãi sang những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi. o
Làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế
- Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế: ngân
sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hoá hay
chương trình hoá kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.
+ Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế: thị
trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước.
+ Thực chất là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ cho CNTB độc quyền.
d. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản Vai trò tích cực
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
CNTB phát triển lực lượng sản xuất phát triển với trình độ kỹ thuật công nghệ
ngày càng cao: từ thủ công lên tự động hóa
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
Chuyển kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa phát triển,
chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn; kích thích cải
iến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ, phong phú.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
Thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử.
Sự phát triển của phân công lao động xã hội; sản xuất tập trung với quy mô lớn;
chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc; mối liên hệ kinh tế giữa các
đơn vị, các quốc gia ngày càng chặt chẽ
Những giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của
thiểu số giai cấp tư sản
Mục đích không phải vì lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, mà
chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, của bọn tư bản độc quyền, nhất là tư
bản tài chính không phù hợp với thời đại phát triển của cách mạng công nghiệp
hiện đại, không phù hợp với yêu cầu của trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất, với quy luật phát triển của xã hội loài người
- Chủ nghĩa tư bản đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột ở
nhiều nơi trên thế giới
Nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
và thứ hai (1939 - 1945) cùng với hàng trăm cuộc chiến tranh khác trên thế giới và
là nguyên nhân của các cuôc chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh đã kéo tụt lùi kinh
tế thế giới hàng chục năm.
- Sự phân hóa giàu - nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc