-
Thông tin
-
Quiz
Fianl Repontone captial hospital - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
FINAL REPORTONE CAPITAL HOSPITALITY – OCHCORPORATION - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Fianl Repontone captial hospital - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
FINAL REPORTONE CAPITAL HOSPITALITY – OCHCORPORATION - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ FINAL REPORT
ONE CAPITAL HOSPITALITY – OCH CORPORATION
Subject: Stategic Management Subject Code: BA302DE0 ID Class: 0200 Semester: 2233 Teacher: Nguyen Huu Hao Group: 3
1) Trần Ngọc Tỷ (Nhóm trưởng) MSSV:22011530
10) Nguyễn Đình Tuấn (Thành viên) MSSV:22009239
11) Nguyễn Ngọc Quế Trân (Thành viên) MSSV:22012214
12) Trần Thị Thùy Dương (Thành viên) MSSV:22115083 TP.HCM, 06/2023 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 BÁO CÁO CUỐI KỲ CHỦ ĐỀ
CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA: MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Môn: TƯ DUY PHẢN BIỆN MSHP: LE202DV01 Lớp: 0200 Thứ 3-Ca 4
Học kỳ: 2233 Năm học: 2022-2023
GVGD: TS. Nguyễn Thị Tịnh Nhóm thực hiện: 6
Nhận xét của giảng viên:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Page | 2 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Page | 3 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, thành viên nhóm 6 xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến TS.Nguyễn Thị Tịnh đã hướng dẫn,giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm
chúng tôi có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài báo cáo.
Nhóm chúng tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và vẫn còn những hạn chế
về kiến thức, trong bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để những bài
báo cáo sắp tới của chúng tôi sẽ dần được hoàn thiện hơn.
Xin kính chúc cô nhiều sức khỏe! Page | 4 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3
TÓM TẮT................................................................................................................7
1 DẪN NHẬP........................................................................................................8
1.1 Lý do thực hiện chủ đề:..............................................................................8
1.2 Mục tiêu thực hiện chủ đề:.........................................................................8
1.3 Phương pháp thực hiện:.............................................................................8
1.4 Tính ứng dụng của chủ đề:........................................................................8
2 NỘI DUNG........................................................................................................9
2.1 Khái quát.....................................................................................................9 2.1.1
Khái niệm..............................................................................................9 2.1.2
Phân loại..............................................................................................11 2.1.3
Đặc điểm:.............................................................................................11
2.2 Các lập luận tán thành.............................................................................12
Lập luận 1: Chất lượng đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người...............12
Lập luận 2: Bảo vệ môi trường đất là bảo vệ môi trường tự nhiên............13
Lập luận 3: Đất là một tài nguyên quý giá và cần được sử dụng một cách
bền vững để hỗ trợ phát triển kinh tế...........................................................13
Lập luận 4: Mở cửa và hội nhập đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
nước ta chú trọng hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường..................................14
Lập luận 5: Nâng cao nhận thức và giáo dục về tầm quan trọng của việc
bảo vệ môi trường đất trên toàn thế giới......................................................14
2.3 Các lập luận không tán thành..................................................................15
Lập luận phản đối 1: Môi trường đất không quan trọng và không đóng
góp nhiều vào cuộc sống của con người........................................................15
Lập luận phản đối 2: Khả năng tự phục hồi của môi trường đất và sự can
thiệp của con người là không cần thiết..........................................................18
Lập luận phản đối 3: Phát triển kinh tế và tạo việc làm là ưu tiên hàng
đầu, việc đầu tư vào bảo vệ môi trường đất được xem là không cần thiết 20 Page | 5 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Lập luận phản đối 4 : Bảo vệ môi trường đất chỉ tạo ra những ràng buộc
và chi phí không cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh và phát triển
...........................................................................................................................22
2.4 Thực trạng,tác động,giải pháp.................................................................24 2.4.1
Thực trạng...........................................................................................24 2.4.2
Tác động:.............................................................................................25 2.4.3
Giải pháp.............................................................................................25
3 KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ...........................................................26
3.1 Kết luận......................................................................................................26
3.2 Đề xuất, kiến nghị.....................................................................................26
Đề xuất 1: Thực hiện các công tác tư tưởng, giáo dục, tuyên truyền về tầm
quan trọng của môi trường đất và những tác hại của ô nhiễm môi trường
đất.....................................................................................................................27
Đề xuất 2: Phục hồi, duy trì bảo vệ và cải thiện tài nguyên đất..................27
Đề xuất 3: Phục hồi và duy trì đất rừng........................................................28
Đề xuất 4: Chung tay tiết kiệm năng lượng..................................................28
Đề xuất 5: Hoàn thiện hệ thống Pháp luật....................................................28
Đề xuất 6: Không đánh đổi phát triển kinh tế lấy môi trường!..................29
Đề xuất 7: Hoàn thiện đúng chuẩn đúng thời gian việc quy hoạch đô thị và
xử lý chất thải..................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31 Page | 6 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Đất ô nhiễm, khô cằn, mất chất dinh dưỡng.......................................17
Hình 2. Ảnh minh họa của hành động tiêu cực đến môi trường đất...............18
Hình 3. Xây dựng công trình trái phép trên đất lòng hồ Trị An và đất rừng..19 Page | 7 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 TÓM TẮT
Toàn cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan của thời đại, đã, đang và
sẽ có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua trên thế
giới. Sự gia tăng nhanh chóng của dân số cùng những nhu cầu của đời sống con
người, sự mở cửa giao lưu với nước ngoài, sự phát triển của khoa học và công
nghệ… đã thúc đẩy các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách mạnh mẽ hơn. Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không
khí, rừng, biển, khoáng sản,…), ô nhiễm môi trường sống đã và đang trở thành vấn
nạn trên khắp thế giới.
Các Mác đã từng viết “ Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện
để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ
bản trong nông, lâm nghiệp”.Từ đó ta thấy được đất đai là một phần của tài nguyên
thiên nhiên có giá trị quý giá đối với mỗi quốc gia và nó cũng chính là yếu tố quyết
định sự tồn tại,phát triển của con người và ngay cả các sinh vật trên trái đất.
Ô nhiễm môi trường đất luôn là một chủ đề nóng và đáng báo động ở trên
toàn thế giới. Đất bị ô nhiễm bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Ô nhiễm môi trường đất không phải là vấn đề của bất kỳ một quốc gia hay vùng
lãnh thổ nào mà nó là một thực trạng nhức nhối ở trên toàn thế giới. Theo đó là hậu
quả nặng nề ảnh hưởng tới đất đai cũng như đời sống và sức khỏe của con người.
Hiện nay cũng chưa có một biện pháp nào để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi
trường đất mà chỉ có các giải pháp để hạn chế cũng như giảm thiểu phần nào vấn đề này.
Với đề tài này, chúng tôi tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường đất, phân
tích, bàn luận, đánh giá từ đó đề ra một số giải pháp hiệu quả hơn giúp hạn chế tối
đa vấn nạn ô nhiễm môi trường đất trong tương lai. Do kinh nghiệm cũng như tư
duy lập luận còn hạn chế nên bài báo cáo này khó tránh khỏi những khiếm khuyết.
Chúng tôi mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô giáo cùng người đọc để
bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Page | 8 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 1 DẪN NHẬP
1.1 Lý do thực hiện chủ đề:
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động với lượng rác
thải, chất thải ngày càng gia tăng và không có dấu hiệu giảm nên nó đã trở thành
hiểm họa chung đối với toàn cầu. Vì môi trường đất là một phần lớn của tài
nguyên môi trường và cũng là phần lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại.
Bởi vì thế, nếu trên trái đất này không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành
sản xuất nào , con người cũng không thể tiến hành sản xuất ra bất kỳ của cải vật
chất nào để duy trì sự sống đến ngày nay.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Các vấn đề toàn cầu
hóa “Môi trường đất”’ nhằm để tìm hiểu, phân tích, bàn luận về môi trường đất
trong vấn đề toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó.
1.2 Mục tiêu thực hiện chủ đề:
Trong bài báo cáo này, mục tiêu chính của nhóm là mang đến cái nhìn khách
quan và cụ thể về những tác động của vấn đề toàn cầu hóa đối với môi trường đất.
Đề ra các phương án, giải pháp để có thể vừa đáp ứng được xu thế phát triển hội
nhập vừa có khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề về môi trường. Bên cạnh
đó, cập nhật thêm cho người dân kiến thức về việc bảo vệ môi trường, cũng như lợi
ích và tầm ảnh hưởng của việc bảo vệ môi trường.
1.3 Phương pháp thực hiện:
Các phương pháp dùng để thực hiện chủ đề gồm: Phương pháp tổng hợp
thông tin, phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu,
phương pháp phân tích, đánh giá.
1.4 Tính ứng dụng của chủ đề:
Vấn đề toàn cầu hoá liên quan đến môi trường đất là một trong những vấn đề
quan trọng của thể giới hiện nay. Các ứng dụng của chủ đề này bao gồm:
Bảo vệ đa dạng sinh học: Môi trường đất là nơi sinh sống của đa số
các loài động vật và thực vật. Nếu môi trường đất bị ô nhiễm, nó sẽ
ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và đưa nhiều loài động vật và thực
vật vào nguy cơ tuyệt chủng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Môi trường đất bị ô nhiễm có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thông qua thực phẩm. Quản lý
môi trường đất đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Đề tài này góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của chúng ta về bảo vệ
môi trường, giúp chúng ta có nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường. Page | 9 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Đưa ra các giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường đặc biệt là môi
trường đất. Từ đó khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý và hiệu quả.
Hỗ trợ một phần thông tin cho trong nông nghiệp, công nghiệp, đời sống, kinh tế,… 2 NỘI DUNG 2.1 Khái quát 2.1.1 Khái niệm
Khái niệm về môi trường:
- Môi trường ở góc độ chung nhất có thể hiểu đó là những điều kiện quan
trọng, thiết yếu cho sự sống của con người nói chung và các sự sống khác tồn tại
song song với con người. Hoặc hiểu một cách thông thường rằng: “Môi trường là
tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó”.
- Môi trường bao gồm các yếu tố sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh,
ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư,
khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là khái niệm được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ sinh học: “chỉ tình trạng của môi trường trong đó
những chỉ số hoá học, lí học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi”.
Dưới góc độ kinh tế học: “ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không
có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua
đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các
loài động thực vật và các điều kiện sống khác”.
Dưới góc độ pháp lý, căn cứ theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường
năm 2014: “ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc thậm chí làm
giảm chất lượng môi trường.
Khái niệm về môi trường đất:
Môi trường đất đề cập đến tất cả các yếu tố liên quan đến đất và tác động của
chúng đến môi trường tự nhiên và con người. Đất là một tài nguyên quan trọng,
không chỉ đóng vai trò là nền tảng vật chất cho sự phát triển của cây trồng và
động vật mà còn cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng như lưu giữ nước, lọc Page | 10 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
và làm giàu chất dinh dưỡng, và cung cấp căn cứ vật chất cho việc xây dựng và phát triển hạ tầng.
Môi trường đất bao gồm các thành phần như hạt đất, nước trong đất, không khí
trong đất và vi sinh vật sống trong đất. Nó cũng bao gồm các quá trình như hình
thành đất, thoái hóa, xói mòn và xây dựng.
Tuy nhiên, môi trường đất đang gặp phải nhiều vấn đề và thách thức. Sự mất
mát và suy giảm chất lượng đất do sử dụng không bền vững, quá mức khai thác
tài nguyên và ô nhiễm môi trường là những vấn đề quan trọng. Sự biến đổi khí
hậu và thay đổi sử dụng đất cũng có tác động lớn đến môi trường đất.
Môi trường đất là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần và quá trình tương tác.
Đất: Đất là một phần quan trọng của môi trường đất. Nó bao gồm các
loại đất khác nhau như đất đỏ, đất cát, đất sét, đất humus, vv. Các thành
phần đất bao gồm hạt đất (đá, cát, sét), chất hữu cơ (từ các sinh vật đã phân
hủy), chất vô cơ (khoáng chất, khoáng vật), nước và không khí trong đất.
Đá: Đá là một phần của môi trường đất, đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp cơ sở vật chất cho đất. Đá được hình thành từ quá trình địa
chất kéo dài hàng triệu năm, bao gồm các loại đá như granit, bazan, và đá vôi.
Nước ngầm: Nước ngầm là một phần của môi trường đất, tồn tại trong
không gian giữa các hạt đất. Nó là nguồn nước quan trọng cho sinh vật và
con người. Nước ngầm cũng tham gia vào các quá trình sinh thái và hóa học trong môi trường đất.
Hệ sinh thái đất: Môi trường đất hỗ trợ một loạt các hệ sinh thái đất, bao
gồm vi sinh vật, côn trùng, động vật, và các hệ thực vật. Đây là nơi mà các
sinh vật sống, tìm kiếm thức ăn, tồn tại và tương tác với nhau.
Quá trình diễn ra trong đất: Môi trường đất thực hiện nhiều quá trình
quan trọng, bao gồm chu kỳ dinh dưỡng, chuyển hóa hóa học, phân giải vật
liệu hữu cơ và vô cơ, và tạo thành đa dạng sinh học. Những quá trình này
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sự sống trong môi trường đất.
Tác động của con người: Hoạt động của con người như nông nghiệp,
công nghiệp, khai thác tài nguyên, và xây dựng có thể ảnh hưởng đến môi
trường đất. Sự lạm dụng đất, ô nhiễm môi trường, và mất mát đất là những
vấn đề đe dọa sự bền vững của môi trường đất. Quản lý đất và bảo vệ môi
trường đất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo tồn tài nguyên đất.
Tổng thể, môi trường đất là một hệ thống phức tạp và đa dạng, đóng vai trò
quan trọng trong hỗ trợ sự sống và phát triển của các hệ sinh thái và con người. Page | 11 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6 2.1.2 Phân loại
Môi trường đất có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao
gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Dưới đây là một phân loại phổ biến
dựa trên đặc điểm vật lý và hóa học của đất:
Đất cát (Sandy soil): Đất cát có hàm lượng cát cao, đặc điểm chính
là hạt cát to và không có khả năng giữ nước tốt. Nó thường khô và thoát
nước nhanh, ít năng suất và nghèo dinh dưỡng.
Đất sét (Clay soil): Đất sét có hàm lượng sét cao, có cấu trúc mịn và
khả năng giữ nước cao. Tuy nhiên, đất sét dễ bị nứt nẻ khi khô và khó
thoát nước khi bão hòa. Đất sét có thể nhiễm mặn nếu chứa nhiều khoáng chất muối.
Đất cát sét (Sandy loam soil): Đất cát sét là sự kết hợp giữa đất cát
và đất sét, có hàm lượng cát và sét cân đối. Đất cát sét có cấu trúc hạt
trung bình, giữ nước tốt hơn đất cát và thoát nước tốt hơn đất sét.
Đất phù sa (Silt soil): Đất phù sa có hàm lượng phù sa cao, hạt phù
sa nhỏ và mịn. Đất phù sa có khả năng giữ nước tốt, tạo điều kiện tốt cho
sự phát triển của cây trồng.
Đất đá vôi (Loam soil): Đất đá vôi là sự kết hợp của đất cát, sét và
phù sa, có cấu trúc tốt và có khả năng giữ nước, thông thoáng và giàu
dinh dưỡng. Đất loam thường là loại đất tốt nhất cho cây trồng.
Ngoài ra, có thể phân loại đất dựa trên đặc điểm sinh học và mục đích sử
dụng, ví dụ như đất rừng, đất nông nghiệp, đất đô thị, đất ngập nước, đất nhiễm
mặn, và nhiều hơn nữa. Mỗi loại đất có các yêu cầu và ứng dụng khác nhau trong
việc sử dụng và quản lý. 2.1.3 Đặc điểm:
Đặc điểm của môi trường đất phức tạp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh
trưởng của cây trồng và các loại hệ sinh thái đất khác. Để đảm bảo sự phát triển và
hiệu suất tối đa của cây trồng, việc hiểu và quản lý môi trường đất là rất quan trọng.
Độ ẩm: Độ ẩm đất liên quan đến lượng nước có sẵn trong đất. Độ
ẩm đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và lưu giữ nước, cung cấp nước
cho cây trồng và các hệ sinh thái đất khác.
Cấu trúc đất: Cấu trúc đất thể hiện sự tổ chức của các hạt đất và
không gian giữa chúng. Cấu trúc tốt giúp cho việc lưu giữ nước, thông
khí và gốc cây có thể thâm nhập vào đất dễ dàng. Một cấu trúc đất kém
có thể dẫn đến sự chảy nước không tốt và hạn chế sự phát triển của cây trồng. Page | 12 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Thành phần hóa học: Môi trường đất bao gồm nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng, như nitơ, photpho, kali và các nguyên tố
vi lượng. Đặc điểm hóa học của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng, cũng như sự phân bố và hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
pH đất: pH đất là mức độ axit hoặc kiềm của đất. pH đất ảnh hưởng
đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng hoạt động của các vi sinh vật
đất. Các cây trồng thích ứng với mức pH đất khác nhau, do đó, pH đất có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.
Độ phì nhiêu: Độ phì nhiêu đo lượng chất hữu cơ có trong đất. Chất
hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng và cải thiện tính chất vật lý của đất. Đất
giàu chất hữu cơ thường có độ phì nhiêu cao hơn và có khả năng giữ nước tốt hơn.
Hệ sinh thái đất: Môi trường đất cũng chứa các loài vi sinh vật,
động vật, và côn trùng khác. Hệ sinh thái đất gồm các hệ thống phân hủy
chất hữu cơ, tạo thành các mạng thức ăn và góp phần vào quá trình tái tạo đất.
2.2 Các lập luận tán thành
Lập luận 1: Chất lượng đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Môi trường đất là nguồn cung cấp thực phẩm và nguồn nước cho con người.
Đất có vai trò quan trọng trong quá trình trồng trọt, sản xuất thực phẩm và cung
cấp nguồn nước cho đời sống hàng ngày. Một đất mà không đảm bảo chất lượng sẽ
gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như ô nhiễm thực phẩm, suy giảm chất lượng nước
và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đất.
Chất lượng đất có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó là nguồn
cung cấp thực phẩm và nguồn nước cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đất
đóng vai trò quan trọng trong quá trình trồng trọt và sản xuất thực phẩm. Nếu chất
lượng đất không được đảm bảo, có thể xảy ra ô nhiễm thực phẩm, gây nguy hiểm
cho sức khỏe của con người.
Đất có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm như kim loại nặng và hóa chất. Tuy
nhiên, khi đất bị ô nhiễm quá mức, nó không còn khả năng loại bỏ các chất độc
hại, và sẽ gây ra nguy cơ cho sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp thông qua
thực phẩm và nước uống.
Ngoài ra, chất lượng đất cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Nước
ngầm là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất nông nghiệp.
Nếu đất bị ô nhiễm, các chất ô nhiễm có thể thẩm thấu vào nước ngầm và gây ra ô
nhiễm nước ngầm. Khi sử dụng nước ngầm ô nhiễm này, người dân có thể tiếp xúc
với các chất độc hại và gặp các vấn đề sức khỏe liên quan. Page | 13 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Do đó, bảo vệ chất lượng đất là cần thiết để đảm bảo sức khỏe con người. Qua
việc duy trì và cải thiện chất lượng đất, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm thực phẩm, giữ vững chất lượng nước ngầm và đảm bảo môi trường an toàn cho cuộc sống hàng ngày.
Lập luận 2: Bảo vệ môi trường đất là bảo vệ môi trường tự nhiên.
Môi trường đất không chỉ là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật mà còn là
một phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên. Đất đóng vai trò quan trọng trong
chu kỳ phân hủy và tái sinh của các hợp chất hữu cơ, là nơi sinh sống của vi sinh
vật và động vật, đồng thời là một hệ thống lưu trữ lớn của carbon.
Đất có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên và chất thải sinh học
thông qua quá trình phân hủy. Các vi sinh vật trong đất tham gia vào quá trình này,
giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng cho cây trồng và sinh vật
khác. Điều này giúp duy trì một chu trình sinh thái cân bằng và tái tạo tự nhiên.
Hơn nữa, đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ carbon. Carbon
là một yếu tố quan trọng trong quá trình biến đổi khí hậu, và đất có khả năng hấp
thụ và lưu giữ carbon từ không khí. Việc bảo vệ và duy trì môi trường đất giúp
giảm thiểu lượng carbon thải ra môi trường, làm giảm hiệu ứng nhà kính và giúp
kiểm soát biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, môi trường đất còn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát thủy
văn. Đất có khả năng hấp thụ và lưu trữ nước mưa, ngăn chặn sự tràn lan và làm
giảm nguy cơ lũ lụt. Nó cũng giúp duy trì độ ẩm cho cây trồng và hỗ trợ sự sinh
sống của các loài động vật trong môi trường này.
Do đó, bảo vệ môi trường đất là cần thiết để duy trì sự cân bằng sinh thái tự
nhiên. Qua việc bảo vệ sự phân giải chất hữu cơ, lưu trữ carbon và kiểm soát thủy
văn, chúng ta đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Lập luận 3: Đất là một tài nguyên quý giá và cần được sử dụng một
cách bền vững để hỗ trợ phát triển kinh tế.
Đất là một tài nguyên quý giá vì nó là nơi sinh sống và sản xuất của con
người. Có nhiều giá trị đáng kể của đất, bao gồm cung cấp thức ăn, nước uống, và
năng lượng cho con người và các động vật. Ngoài ra, đất còn có vai trò quan trọng
trong việc điều tiết khí hậu và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Sử dụng đất một cách bền vững là cần thiết để hỗ trợ phát triển kinh tế. Nếu
sử dụng đất một cách không bền vững, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến
môi trường như mất hệ sinh thái và giảm chất lượng đất. Sự khai thác đất một cách
không bền vững cũng có thể dẫn đến lụt và sạt lở đất, thường xuyên xảy ra ở các vùng nông thôn. Page | 14 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Vì vậy, các giải pháp bền vững để sử dụng đất là cần thiết. Điều này bao gồm
việc sử dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, phát triển các hệ thống
chuyển đổi đất, và bảo vệ các hệ thống sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, việc sử dụng
các loại năng lượng tái tạo và ứng dụng các kỹ thuật xanh để giảm tác động của
các hoạt động sản xuất cũng là rất quan trọng trong bảo vệ đất và hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.
Lập luận 4: Mở cửa và hội nhập đã tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho nước ta chú trọng hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhờ tham gia vào các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường và được sự trợ
giúp của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi
trường (BVMT), điển hình là sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và
Luật BVMT sửa đổi 2005. Đã từng bước nâng cao bước nhận thức của quần chúng
(cả trong nhân dân và các nhà sản xuất) về vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần hạn
chế tình trạng gia tăng ô nhiễm tại các khu công nghiệp và trung tâm dân cư lớn,
các vùng nông thôn, cũng như nạn tàn phá và sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên.
Có điều kiện tiếp thu công nghệ cao, công nghệ ít hoặc không sinh sản chất
thải. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem theo vào
nước ta những công nghệ tiên tiến nhất, ít gây ô nhiễm, sử dụng tài nguyên nông nghiệp hiệu quả hơn.
Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản
phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng, nhu cầu về các loại hàng hóa và
dịch vụ môi trường cũng tăng theo, do vậy nhà nước có thể nâng cao các tiêu
chuẩn về môi trường về đất, nước và chất lượng nông sản.
Thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực, Việt Nam có thể
đóng góp tiếng nói của mình trong các vấn đề về môi trường, thu thập thông tin,
kiến thức về bảo vệ môi trường và nhận thức đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa
thương mại và môi trường; đồng thời có thể học hỏi được kinh nghiệm từ các nước
khác trong việc duy trì hài hòa giữa lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường.
Lập luận 5: Nâng cao nhận thức và giáo dục về tầm quan trọng của
việc bảo vệ môi trường đất trên toàn thế giới.
Ví dụ: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã nâng cao
nhận thức về suy thoái môi trường, dẫn đến các chính sách và thực hành bảo tồn
được cải thiện trên toàn thế giới.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Chính sách và Khoa học
Môi trường, việc thực hiện các chương trình giáo dục môi trường đã giúp giảm tỷ Page | 15 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
lệ phá rừng, cải thiện kỹ thuật sử dụng đất và tăng cường sự tham gia của công
chúng vào bảo tồn môi trường.
2.3 Các lập luận không tán thành
Lập luận phản đối 1: Môi trường đất không quan trọng và không đóng
góp nhiều vào cuộc sống của con người
Đây là một lập luận chưa thực sự chính xác về vai trò của môi trường đất đối
với cuộc sống của con người bởi lẽ trong cuộc sống ngày nay, môi trường đất đóng
góp vai trò rất quan trọng và có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con
người cũng như vạn vật xung quanh.
- Thông tin, dữ liệu: theo một số nguồn thông tin có thể thu thập được, những
số liệu minh chứng cho thấy vai trò quan trọng của môi trường đất đối với cuộc
sống con người có thể kể đến như sau:
Hơn 95% thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày đến từ đất
(theo ghi nhận của United Nations Enviroment Programme)
Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp chiếm khoảng 70% nguồn
cung cấp thực phẩm và tạo ra 80% việc làm (theo ghi nhận của United
Nations Food & Agriculture Organization)
25% tổng số lượng động vật trên Trái Đất phụ thuộc vào môi trường
đất để sống (theo ghi nhận của United Nations Eviroment Programme)
Mất môi trường sống đất và suy thoái đất đang đóng góp vào tốc độ
mất mát sinh học đa dạng, với hàng trăm loài động vật và thực vật được
xem là đang bị đe dọa hoặc đã tuyệt chủng (theo ghi nhận của
Intergovermental Science – Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services)
Mất mát đất và suy thoái đất gây mất mát kinh tế ở mức hàng tỷ đô
la mỗi năm do giảm sản lượng nông nghiệp, gia tăng chi phí tái tạo đất và
hỗ trợ xử lý môi trường (theo ghi nhận của United Nations Convetion to Combat Desertification)
Đất có khả năng lưu trữ lượng carbon lớn, với lượng carbon hữu cơ
trong đất lớn hơn tổng lượng carbon trong không khí và cây cối cộng lại
(theo ghi nhận của United Nations Food & Agriculture Organization) - Ví dụ thực tế:
Các công ty khai thác gỗ sử dụng phương pháp khai thác không bền vững,
như đốn hạ cây gỗ quá mức và không tái trồng cây thay thế. Việc này dẫn đến mất
mát rừng lớn và suy thoái đất trong khu vực. Rừng bị mất đi không chỉ ảnh hưởng
đến sinh thái rừng và sự đa dạng sinh học, mà còn gây ra mất cân bằng trong quá
trình tái tạo đất. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chặt đất và duy trì
chất lượng đất thông qua quá trình phân hủy tự nhiên và cung cấp chất hữu cơ. Sự Page | 16 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
mất mát rừng có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng đất và khả năng tái tạo đất trong khu vực.
Hành vi khai thác gỗ không bền vững cũng gây ra tác động tiêu cực đến vị trí
và hình thái đất. Việc sử dụng máy móc nặng trong quá trình khai thác có thể làm
tăng áp lực và sự nghiền nát đất. Ngoài ra, việc di chuyển và vận chuyển gỗ cũng
có thể làm biến đổi cấu trúc đất và gây ra mất cân bằng đất.
Mất mát rừng và suy thoái đất không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường đất
và sinh thái rừng, mà còn ảnh hưởng đến các ngành kinh tế và cộng đồng địa
phương. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn lực sinh thái,
như nước và thực phẩm, cung cấp việc làm và thu nhập cho cộng đồng, và là
nguồn thu hút du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Mất mát rừng và suy thoái đất có thể
gây ra suy giảm năng suất. - Phân tích, đánh giá
Như vậy có thể thấy, thông qua thu thập một số thông tin, dữ kiện quan trọng
cũng như ví dụ thực tế đã nhấn mạnh được tầm quan trọng, vai trò của môi trường
đất đối với đời sống của con người. Cụ thể như sau:
Đất là nguồn cung cấp nguồn thực phẩm: Môi trường đất đóng vai
trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn thực phẩm
cho con người. Đất là nền tảng để trồng cây và nuôi thảo mộc, và chất
lượng đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và chất lượng của cây
trồng. Một đất giàu chất dinh dưỡng và không ô nhiễm đảm bảo nguồn
thực phẩm an toàn và dinh dưỡng cho con người.
Đất giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên. Đất là môi trường sống cho
nhiều loài động và thực vật, đồng thời cung cấp nơi sống và thức ăn cho
chúng. Sự đa dạng sinh học trong đất đóng góp vào sự ổn định và tính cân
bằng của hệ sinh thái, và việc phá hủy hoặc ô nhiễm đất có thể gây ra suy
thoái môi trường và mất mát đa dạng sinh học.
Đất cũng là một nguồn tài nguyên quan trọng, bao gồm khoáng sản
và nguồn nước ngầm. Việc bảo vệ môi trường đất giúp đảm bảo sự bền
vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên này. Nếu không chú trọng
đến môi trường đất, việc khai thác tài nguyên có thể gây ra suy thoái đất,
suy giảm chất lượng nước và hủy hoại môi trường tự nhiên.
Đất có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người: Một môi trường
đất ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe con người. Sự tiếp xúc
với chất độc hại trong đất, như kim loại nặng và hóa chất, có thể gây ra các
vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Ngoài ra, việc sử dụng đất không
bền vững và không quản lý tốt có thể gây ra sạt lở đất và lũ lụt, gây thiệt
hại về người và tài sản. Page | 17 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Hnh 1. Đất ô nhiễm, khô cằn, mất chất dinh dưỡng
Nguồn: Báo lao động 2023
Tuy nhiên hiện nay, theo số liệu thống kê có khoảng 33% đất trên toàn cầu
đang bị suy thoái do quá trình xói mòn, làm mất đi khả năng trồng trọt và sinh sản
tự nhiên. Mỗi năm, có khoảng 12 triệu ha đất trên thế giới bị mất đi do suy thoái.
Điều này đã cảnh báo được thực trạng đáng báo động trong suy thoái môi trường
đất hiện nay trên toàn thế giới. Chính vì thế, quan tâm và bảo vệ môi trường đất là
điều cần thiết để có thể đảm bảo một tương lai bền vững cho toàn thế giới. - Kết luận
Thông qua lập luận phản bác trên có thể nhận thấy được tầm quan trọng, sức
ảnh hưởng của môi trường đất đến đời sống của con người. Môi trường đất chính
là nơi sinh sống của hầu hết các loại động thực vật, là nguồn cung cấp thực phẩm
lớn cho cuộc sống của con người,… Song tuy nhiên hiện nay, môi trường đất lại
đứng trước nguy cơ suy thoái rất lớn, do đó bảo vệ môi trường đất là hoạt động
mang tính cấp thiết mà con người phải thực hiện để nhằm bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta. - Giải pháp:
Một số giải pháp để nhằm bảo vệ môi trường đất có thể kể đến như áp dụng
các phương pháp trồng trọt bền vững, đẩy mạnh phương pháp nông nghiệp hữu cơ
và không sử dụng những hóa chất độc hại, xây dựng các bức bờ, hệ thống thoát
nước để ngăn chặn sự suy thoái đất, quản lý chất thải và nước thải hiệu quả để
tránh ô nhiễm nguồn đất,…. Page | 18 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
Hnh 2. Ảnh minh họa của hành động tiêu cực đến môi trường đất
Nguồn: Tủ sách Khoa học,2019
Lập luận phản đối 2: Khả năng tự phục hồi của môi trường đất và
sự can thiệp của con người là không cần thiết
Đây là một quan điểm thiếu đúng đắn về khả năng tự phục hồi của môi trường
đất cũng như vai trò, trách nhiệm của con người trong công tác bảo vệ môi trường
đất. Nếu như trước đây, môi trường đất có thể tự phục hồi và tái tạo song trong bối
cảnh hiện nay, công nghiệp phát triển, người dân có xu hướng sử dụng quá nhiều
các chất độc hại xuống đất do đó tốc độ tự phục hồi của nó không thể bắt kịp so
với tốc độ tàn phá của con người. Do đó, nếu như con người không có trách nhiệm
để can thiệp, bảo vệ và giữ gìn môi trường đất thì sẽ không bao giờ môi trường đất
có thể phục hồi được cũng như cuộc sống của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
- Thông tin, dữ liệu:
Trước hết về khả năng tự phục hồi của môi trường đất: thời gian để
đất tự phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ suy thoái, loại đất,
điều kiện môi trường hoặc các biện pháp phục hồi được áp dụng. Trong
đó, một số quá trình đất tự phục hồi có thể kéo dài từ hàng chục năm đến
hàng thập kỷ hoặc cả thế kỷ. Cụ thể như với đất trồng trọt, nếu bị suy thoái
do sử dụng không bền vững thì quá trình phục hồi có thể mất từ 10 – 50
năm hoặc hơn. Với đất rừng khi bị suy thoái và mất mát đa dạng sinh học
có thể mất hàng chục năm hoặc cả thế kỷ để có thể phục hồi. Như vậy có Page | 19 BÁO CÁO CUỐI KỲ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHÓM 6
thể thấy, việc phục hồi đất là một quá trình rất phức tạp và tốn nhiều thời gian
Về sự tàn phá của con người đối với môi trường đất: mỗi phút có
khoảng 23 ha đất bị mất đi. Trên thế giới, hơn 40% đất bị ô nhiễm hóa
chất, chất thải công nghiệp và nông nghiệp, gây hại cho sức khỏe con
người và môi trường. Mỗi năm có hàng trăm loài động thực vật bị mất đi
môi trường sống. Hàng năm có khoảng 24% tỷ tấn đất bị mất đi do quá
trình xói mòn và suy thoái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng
trồng trọt và sinh sản tự nhiên - Ví dụ thực tế:
Một công ty sản xuất hóa chất không tuân thủ quy định môi trường
và xả thải công nghiệp mà không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường đất. Họ xả thải công nghiệp chứa các chất độc hại và hóa chất đến
môi trường đất một cách trái phép và không được xử lý đúng quy trình.
Chất thải công nghiệp chứa các hợp chất độc hại và hóa chất có thể gây ô
nhiễm môi trường đất. Khi chúng thâm nhập vào đất, chúng có thể làm suy
giảm chất lượng đất và ảnh hưởng đến việc canh tác và sử dụng đất. Điều
này có thể dẫn đến sự mất mát đất và suy thoái đất, làm giảm năng suất
nông nghiệp và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nếu các nông
sản bị ô nhiễm. Việc xả thải công nghiệp trái phép và không được xử lý
đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực.
Hnh 3. Xây dựng công trnh trái phép trên đất lòng hồ Trị An và đất rừng
Nguồn: Tạp chí tri thức trực tuyến, 2023 Page | 20