(G2) KINH TẾ Chính TRỊ THỨ 2 CA 3.docx - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
(G2) KINH TẾ Chính TRỊ THỨ 2 CA 3.docx - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ĐỀ TÀI:
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Môn Học : Kinh Tế Chính Trị Mã Học Kỳ : 2331 Giảng Viên Phụ Trách : Ths.Nguyễn Thị Điệp Nhóm : 2 Tháng 9/Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ĐỀ TÀI:
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Môn Học : Kinh Tế Chính Trị Mã Học Kỳ : 2331 Giảng Viên Phụ Trách : Ths.Nguyễn Thị Điệp Nhóm : 2 Tháng 9/Năm 2023
TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ và Tên MSSV 1 Chu Vĩ Hùng 22118085 2 Võ Ngọc Bảo Ngân 22205062 3 Đinh Khả Di 22206363 4 Lâm Trúc Linh 22205071 5 Ngô Thanh Thảo 22114654 6 Nguyễn Hoàng Nhật 22205884 7
Nguyễn Phương Trí Nhân 22205367 1 LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (KTĐHXH) là một hình thức
kinh tế mà Việt Nam đã áp dụng từ đầu những năm ở thập kỷ 1980. KTĐHXH là
một sự kết hợp giữa yếu tố thị trường và yếu tố xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra một
mô hình phát triển kinh tế bền vững và công bằng.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và dần
tham gia vào kinh tế toàn cầu. Chính sách KTĐHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hình thức kinh tế
này đã giúp nâng cao đời sống và mức sống của người dân Việt Nam, đồng thời tạo
ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp.
KTĐHXH cũng mang lại nhiều lợi ích xã hội cho Việt Nam. Chính phủ có
khả năng can thiệp và điều chỉnh thị trường để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng
trong phân phối tài nguyên. Hơn nữa, các chính sách xã hội được triển khai như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường có thể được thực hiện để đảm
bảo phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp xã hội yếu thế.
Tuy nhiên, KTĐHXH cũng đặt ra một số thách thức cho Việt Nam. Cần có
sự cân nhắc và điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo rằng quyền lợi của người lao động
và các tầng lớp xã hội yếu thế không bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, quá trình chuyển
đổi từ kinh tế quốc doanh sang KTĐHXH còn đòi hỏi sự thay đổi về tư duy, quản
lý và chính sách để đảm bảo sự phát triển bền vững và không gây tổn thương đến môi trường và xã hội.
Trên hành trình phát triển KTĐHXH, Việt Nam đã gặp phải nhiều thử thách,
nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Qua việc tích cực học hỏi và áp dụng các
phương pháp và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, Việt Nam đang dần xây dựng
một mô hình KTĐHXH phù hợp với đặc thù của đất nước.
Với sự phát triển của KTĐHXH, Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục đạt được sự
cân đối giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, tạo ra một môi trường kinh
doanh thuận lợi, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, và nâng cao chất lượng sống của người dân. 2 MỤC LỤC
TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN.....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 2
MỤC LỤC......................................................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................................... 5 I.
KHÁI QUÁT KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...........................5
1. Kinh tế thị trường.......................................................................................................................... 5
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam...........................................................5
II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH ....
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...............................................................................6
1. Phù hợp với xu thế phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay....................... 6
2. Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam............................. 9
3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với việc thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh................................................................................... 11
4. Kết luận....................................................................................................................................... 12
III. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM...................................................................................................................................................13
1. Về mục tiêu..................................................................................................................................... 13
2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế....................................................................................... 14
3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế....................................................................................................... 15
4. Về quan hệ phân phối......................................................................................................................16
5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội....................................................17
6. Kết luận........................................................................................................................................... 19
7. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam....................................................................................................... 19
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................................21
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................23
CÂU HỎI THẢO LUẬN............................................................................................................................. 24 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Kinh tế thị trường 5
Hình 2: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6
Hình 3: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu thế phát triển khách quan của Việt Nam 7
Hình 4: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 8
Hình 5: Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 10
Hình 6: Mục tiêu của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
Hình 7: Các thành phần kinh tế 13
Hình 8: Quan hệ quản lý nền kinh tế 14
Hình 9: Quan hệ phân phối 15
Hình 10: Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Việt Nam 16
Hình 11: Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính Phủ “Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do
đại dịch COVID-19” (9-4-2020) 18
Hình 12: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin 21 4 NỘI DUNG I.
KHÁIQUÁTKINHTẾTHỊTRƯỜNGĐỊNHHƯỚNGXÃHỘICHỦNGHĨA 1. Kinhtếthịtrường
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không có mô hình kinh
tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai đoạn phát triển mà mỗi nước sẽ
có những mô hình kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện quốc gia đó.
Những điểm chung của các nền kinh tế thị trường là vừa có những đặc trưng
tất yếu không thể thiếu của nền kinh tế thị trường nói chung vừa có những đặc
trưng phản ánh điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia đó.
2. KinhtếthịtrườngđịnhhướngxãhộichủnghĩaViệtNam
Là một phần trong tổng thể kinh tế thị trường thế giới, kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm đầy đủ các đặc trưng chung vốn có của
kinh tế thị trường lẫn những đặc trưng riêng về trình độ phát triển, điều kiện lịch sử của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận
hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác 5
lập một xã hội mà ở đó dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh; có sự
điều tiết của nhà nước do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Các giá trị “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà kiểu kinh
tế này hướng đến thực chất là những giá trị cốt lõi mà bất kỳ quốc gia, dân tộc hay
xã hội nào cũng mong muốn hướng đến. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít quốc gia
đảm bảo được cùng lúc các yếu tố này.
Chính vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm
nỗ lực cân đối và giữ vững được hệ giá trị trên. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường
Việt Nam, cũng như các nền kinh tế thị trường khác, luôn cần có vai trò điều tiết
của nhà nước, và với nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự lãnh đạo của đảng
Cộng sản Việt Nam (đảng cầm quyền do lịch sử khách quan quy định) lẫn vai trò
của nhân dân được đề cao hơn hết. II.
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNGĐỊNHHƯỚNGXÃHỘICHỦNGHĨAỞVIỆTNAM
1. Phù hợpvớixuthếpháttriểnkháchquancủaViệtNamtrongbốicảnhhiện nay 6
Bản chất cơ bản của kinh tế thị trường là sự phát triển đạt trình độ cao của kinh
tế hàng hoá. Bởi lẽ chịu ảnh hưởng của quy luật phát triển khách quan: khi kinh tế
hàng hoá phát triển đến trình độ nhất định sẽ chuyển sang kinh tế thị trường. Nhìn
nhận thực tế, Việt Nam đã trải qua quá trình dài trau dồi, tích luỹ và phát triển nền
kinh tế hàng hoá. Thế nên có thể nói, Việt Nam có nền tảng về ý thức trao đổi mua
bán hàng hoá, thị trường và các điều kiện khác để kết luận việc hình thành và phát
triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu và khách quan.
Mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh luôn là mục
tiêu chung của các quốc gia trên thế giới, và tất yếu, trong đó có Việt Nam. Thế
nhưng sự khác biệt trong mỗi quốc gia đòi hỏi mỗi nền kinh tế đều khác biệt,
không thể chung chung, trừu tượng cho mọi hình thái kinh tế- xã hội. Từ đó đặt ra
đòi hỏi Việt Nam tìm kiếm kiểu kinh tế thị trường phù hợp.
Việt Nam có quyền lựa chọn hai kiểu kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa
hoặc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhìn nhận thấy mặc dù kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa phát triển rất nhanh và phồn thịnh nhưng vẫn không giải quyết hay khắc
phục được những mâu thuẫn vốn có trong xã hội, khiến nền kinh tế này đang có xu
hướng tự phủ định và tự tiến hóa để tạo ra những điều kiện cần và đủ cho cuộc
cách mạng xã hội - cách mạng xã hội chủ nghĩa.
=> Việt Nam lựa chọn đi theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là
phù hợp với xu thế thời đại và đặc trưng dân tộc, không mâu thuẫn mà ngược lại
còn rất đồng nhất với tiến trình phát triển của đất nước. 7 Thành tựu:
● Từ đầu thập niên 90s, Việt Nam thực hiện tự do hóa giá cả, tự do hóa
thương mại, phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quyền kinh doanh
cho các doanh nghiệp, mở ra nền kinh tế… Những thay đổi tích cực ấy đã
giúp kinh tế Việt Nam khả quan hơn thông qua việc mở rộng thương quyền,
thực hiện Luật Doanh nghiệp, tạo xu thế xuất nhập khẩu cho các doanh
nghiệp, gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN, AFTA, WTO,
APEC,..., ký kết FTA với nhiều quốc gia, ký kết Hiệp nghị Thương mại Việt
Nam - Mỹ,…Điều này đồng thời cũng giúp Việt Nam đến gần hơn với
những giá trị cốt lõi “mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” bằng cách phát triển giáo dục, xoá đói giảm nghèo, tập trung đầu
tư công và thúc đẩy kinh tế. 8