Gây tai nạn giao thông: Lái xe (tài xế) hay chủ xe phải bồi
thường thiệt hại ?
1. Lái xe hay chủ xe phải bồi thường thiệt hại ?
Thưa luật sư, tôi có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ,
tôi đã thuê một nhân viên lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Tôi muốn hỏi luật sư trường hợp lái xe được
thuê gây tai nạn chết người mà chủ xe không có mặt trên chuyến xe đó thì trách nhiệm của chủ xe trong
trường hợp này là thế nào đối với bên bị nạn và bên người được thuê lái? Trách nhiệm, hình phạt đối với lái
xe là gì?
Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!
Minh Thanh (Bình Thuận)
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu ô tô giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng, thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại này không phụ thuộc vào việc chủ xe có mặt trên chuyến xe đó hay không mà
dựa vào việc ai là người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người
chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi
thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 , rừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Xét trong trường hợp bạn là chủ xe thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai
nạn, trách nhiệm của bạn chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn
hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân
sự năm 2015).
Trường hợp xác định được lỗi thuộc về người lái xe khi điều khiển ô tô thì căn cứ vào biên bản khám
nghiệm hiện trường của cơ quan CSGT, kết luận của cơ quan CSĐT, lời khai của nhân chứng, kết quả giám
định pháp y để xác định xem người điều khiển xe ô tô có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 260 ).
Việc hỗ trợ, bồi thường kịp thời, thoả đáng cho gia đình nạn nhân vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là một
trong những căn cứ để cơ quan công an xem xét có hay không khởi tố vụ án hình sự, xem xét và quyết định
mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe làm thuê gây tai nạn.
2. Thuê người lái xe (thuê tài xế) gây tai nạn thì ai phải bồi
thường?
Luật Minh khuê phân tích và giải đáp câu hỏi: Lái xe là người làm công gây tai nạn thì bồi thường như thế
nào thì phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay:
Trả lời:
Khái niệm người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại xuất phát từ thực tế, cụ thể có những trường
hợp người lao đông khi đang tham gia công tác tại đơn vị, tổ chức như lái xe, người thực hiện công việc
được giao theo quy định của Hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người thứ ba, vấn đề đăt ra là thông
thường những người làm công, ăn lương học việc khi gây ra thiệt hại thì khả năng bồi thường rất thấp nên
để đảm bảo nguyên tác bồi thường kịp thời thì Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong
khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi
trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy khi người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao và có
quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định. Về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định trong Bộ luật dân sự năm
2015 như sau:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có
lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại
có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do
lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Như vậy nếu chứng minh được người làm công, học nghề gây thiệt hại là do lỗi của người làm công, học
nghề thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ, sau đó yêu cầu người lao động phải
hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của Pháp luật
3. Quy định về bồi thường khi gây tai nạn giao thông ?
Kính gửi luật sư, qua Website http://www.luatminhkhue.vn tôi được biết Công ty có tư vấn về luật. Do hiểu
biết về luật của tôi hạn chế nên nay tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
Mẹ tôi nay gần 60 tuổi, đi bộ đến chợ thì bị một chiếc xe máy honda 81 cũ do 2 thanh niên điều khiển tông
vào sau làm mẹ tôi ngất đi. Sau đó 2 thanh niên này đưa mẹ tôi vào trạm y tế gần đấy sơ cứu. Sau khi, sơ
cứu trạm y tế yêu cầu thuê taxi chở mẹ tôi ra bệnh viện. Được tin thì bố tôi và mẹ của thanh niên gây nạn
(khoảng 50 tuổi) đã đến bệnh viện. Sau khi đưa mẹ đến bệnh viện thì thanh niên gây nạn đã lấy lí do đi học
và giao lại cho mẹ giải quyết. Vì nhận được lời hứa chăm sóc cho mẹ tôi và bố mẹ cũng đã nuôi chúng tôi
ăn học nên bố mẹ tôi hiểu và đã đồng ý cho thanh niên kia đi. Tại bệnh viện huyện, theo chuẩn đoán ban
đầu của Bác sĩ thì mẹ tôi bị gẫy xương gai khớp gối phải bó bột nhưng không ngồi được mà không hiểu
nguyên nhân. Bác sĩ yêu cầu mua áo trợ cột sống, và yêu cầu mẹ tôi không được cử động nếu không có
thể dẫn đến liệt. Thấy chiếc áo giá mua 500 nghìn mẹ thanh niên gây nạn đã lấy cớ nhà có áo và hôm sau
sẽ mang ra. Bố mẹ tôi đã tin tưởng vì mình có bảo hiểm y tế nên phí bệnh viện sẽ không hết nhiều và gia
đình mình cũng không đòi hỏi gì nên nghĩ rằng bên gây nên sẽ chăm sóc tử tế. Nhưng 4 đến 5 ngày sau
không thấy áo, nằm thì vẫn đau lưng, không thể ngồi dậy mới hỏi thì mẹ thanh niên gây nạn trả lời: "gần 1
tuần rồi thì còn mặc gì nữa".
Đồng thời, hối thúc mẹ tôi ra viện: "chị ở đây làm gì, chỉ được có mấy viên thuốc thì về nhà cho thuận
tiện" khi vết thương chưa lành, mẹ tôi chưa ngồi được và chưa rõ nguyên nhân đau lưng. Trong thời gian
chăm sóc 4, 5 ngày đầu thì lấy cớ làm việc cho gia đình nên ngày ở nhà làm việc, chỉ ra ngủ được ban đêm
từ 22h đến 9h sáng hôm sau lại về. Thấy được sự lật lọng và sự chăm sóc thiếu chu đáo với mẹ tôi và
không hiểu rõ nguyên nhân không ngồi được nên gia đình tôi yêu cầu ở lại viện và khám lại. Thấy vậy mẹ
thanh niên gây nạn chỉ nói: "Anh muốn mang đi đâu, tỉnh hay trung ương khám thì tùy anh, tôi về đây"
và bỏ mặc mẹ tôi và gia đình tôi. Từ đó đến nay không quan tâm nữa. Còn về phần Bác sĩ thăm khám bệnh
cho mẹ tôi, gần hết tuần đầu đã cùng mẹ thanh niên gây nạn nói mẹ tôi có thể ra viện khi hết tuần dù mẹ tôi
còn bảo hiểm và không ngồi được mà chưa rõ nguyên nhân. Sau nhiều lần ý kiến yêu cầu Bác sĩ xem lại và
lấy phim nhờ Bác sĩ ở bệnh viện khác xem thì Bác sĩ mới nói là gẫy xương gai đôi cột sống và phần mông
bị bầm dập nên không thể ngồi được. Được biết thông tin khá muộn và sau khi tìm hiểu kỹ mới biết vị Bác sĩ
thăm khám cho mẹ tôi là người nhà bên gây nạn nên gia đình tôi rất bức xúc và muốn nhờ cơ quan pháp
luật giải quyết chứ không muốn 2 bên gia đình thu xếp nữa.
Do gia đình tôi lúc ấy chỉ có bố tôi ở nhà, phần vì tuổi cao lo lắng chăm sóc cho mẹ tôi và hiểu biết pháp luật
kém nên chỉ vì tin tưởng lời hứa bên gây nạn là chăm sóc cho mẹ tôi khỏi và 2 bên gia đình sẽ thu xếp ổn
thỏa nên lúc tai nạn xảy chưa kịp trình báo Công an. Nay công an cần thời gian lập lại hiện trường, và gọi
thanh niên gây nạn về xác minh.
Mẹ tôi đã nằm viện 1 tháng, sau tuần đầu gia đình tôi đã viết đơn và 2 tuần sau cơ quan công an đã nhận
thụ lý vụ án. Sau nhiều lần viết đơn thư lên công an thị trấn, công an huyện và viện kiểm sát thì cơ quan
công an đã nhận thụ lý vụ án.
và tôi muốn biết là:
- Thời gian thụ lý vụ án là bao nhiêu ngày? Quy trình thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào? Mức bồi
thường theo luật định là bao nhiêu?
- Gia đình tôi muốn mượn hồ sơ bệnh án để photo làm chứng cớ vì hóa đơn, giấy nhập viện và yêu cầu áo
hỗ trợ cột sống của bệnh viện bên gây nạn đã cầm nhưng trên bệnh án thì lại ghi mẹ tôi đi xe đạp chứ
không phải là đi bộ và chỉ chị gẫy gai khớp gối chứ không nói đến chuyện gẫy gai đôi cột sống và bị bầm
dập ở mông làm mẹ tôi không ngồi được. Vậy tôi có thể kiện Bác sĩ thăm khám cho mẹ tôi về tội tắc trách,
thiếu trách nhiệm được không? Nếu kiện thì trình tự thủ tục như thế nào, và mức độ xử phạt sẽ ra sao?
Trên đây là toàn bộ sự việc không may xảy ra với gia đình tôi, tôi mong chị và Công ty tư vấn giúp tôi. Tôi
rất mong sớm nhận được hồi am của chị.
Người gửi: Cung Nguyen
Trả lời:
Thứ nhất, bạn đã gửi đơn khởi kiện lên rất nhiều cơ quan và đã được cơ quan công an thụ lý vụ việc, trong
trường hợp này cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án của bạn không phải là cơ quan công an mà phải là tòa
án nơi xảy ra vụ việc. Vậy nên đơn của bạn có thể đã được cơ quan công an chuyển sang tòa án thụ lý.
Thứ hai, bạn hãy chuẩn bị những tài liệu sau để gửi lên tòa án:
+ Đơn khởi kiện (bạn có thể tham khảo mẫu trên trang web của chúng tôi: );
+ Các chứng cứ có liên quan (hồ sơ bệnh án);
+ Các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án nếu vó yêu cầu của tòa án hoặc bạn thấy có ích trong việc giải
quyết vụ án.
Thứ ba, sau khi bạn nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án sẽ thụ lý vụ án của bạn. bạn phải
nộp lệ phí trong thời hạn là 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp lệ phí.
Sau đó 3 ngày bạn sẽ nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án. Tiếp theo là tòa án sẽ tiến
hành hòa giải giữa hai bên nếu hòa giải không thành thì sẽ tiến hành xét xử.
Thứ tư, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này:
Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 và Điều 601 Bộ luật dân sự
năm 2015. Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
được bồi thường bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc
và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền
máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục
hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị
thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và
khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm
người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản
thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc
bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường
Còn mức bồi thường cụ thể trong trường hợp của mẹ bạn còn dựa trên tỉ lệ thương tật của nạn nhân.
Về việc tắc trách và sai trái của bác sĩ trong trường hợp này bạn có thể viết trong đơn khởi kiện ban
đầu,kèm theo chứng cứ chứng minh. Đối với thương tích của mẹ bạn bị kết luật sai bạn có thể nhờ một bác
sĩ khác và một bệnh viện khác bạn tin tưởng hoặc nhờ giám định trong quá trình tòa án giải quyết vụ án.
4. Bồi thường khi gây ra tai nạn giao thông ?
Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
theo quy định pháp luật hiện nay:
Luật sư tư vấn:
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
"1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị
xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
5. Mức phạt không quan sát gây tai nạn giao thông ?
Thưa luật sư, tôi có sự việc như sau mong luật sư giải thích giúp tôi: Tôi điều khiển xe Ford
transit 16 chỗ lưu thông trên đường quốc lộ 1 với tốc độ 55/90 (đường được phép chạy tối đa là
90km/h), lúc đó trời mưa phùn và đường trơn, do thiếu quan sát nên tôi đã tông vào đuôi 01
chiếc xe tải nhỏ đang đỗ bên đường (xe đỗ trên làn đường dành cho xe máy). Vụ tai nạn không
gây thiệt hại về người, 2 xe bị hư hỏng. Sau khi về cơ quan công an giải quyết và tôi đồng ý bồi
thường thiệt hại cho xe tải (khắc phục sửa lại xe).
Bên CSGT có nói sẽ xử phạt hành chính tôi với mức phạt 7.500.000 đồng và tước giấy phép lái
xe 2 tháng là đúng hay sai ?
Mong luật sư trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!!!
Luật sư tư vấn:
Luật Minh Khuê tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể trong trường hợp gây tai nạn
giao thông. Cụ thể:
>> Trong trường hợp này, ngoài việc phải thanh toán các khoản chi phí phải bồi thường, thì nếu do lỗi
không quan sát của bạn mà gây ra tai nạn giao thông thì theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng
xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng
quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách
an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có
nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
Ngoài ra, tại điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định này quy định hình phạt bổ sung trong trường hợp này là
tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, việc cảnh sát giao thông áp dụng mức xử phạt với
bạn như vậy là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Preview text:

Gây tai nạn giao thông: Lái xe (tài xế) hay chủ xe phải bồi thường thiệt hại ?
1. Lái xe hay chủ xe phải bồi thường thiệt hại ?
Thưa luật sư, tôi có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ,
tôi đã thuê một nhân viên lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Tôi muốn hỏi luật sư trường hợp lái xe được
thuê gây tai nạn chết người mà chủ xe không có mặt trên chuyến xe đó thì trách nhiệm của chủ xe trong
trường hợp này là thế nào đối với bên bị nạn và bên người được thuê lái? Trách nhiệm, hình phạt đối với lái xe là gì?
Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn! Minh Thanh (Bình Thuận) Trả lời:
Theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu ô tô giao cho người khác
chiếm hữu, sử dụng, thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại này không phụ thuộc vào việc chủ xe có mặt trên chuyến xe đó hay không mà
dựa vào việc ai là người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người
chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi
thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 , rừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Xét trong trường hợp bạn là chủ xe thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai
nạn, trách nhiệm của bạn chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn
hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015).
Trường hợp xác định được lỗi thuộc về người lái xe khi điều khiển ô tô thì căn cứ vào biên bản khám
nghiệm hiện trường của cơ quan CSGT, kết luận của cơ quan CSĐT, lời khai của nhân chứng, kết quả giám
định pháp y để xác định xem người điều khiển xe ô tô có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 260 ).
Việc hỗ trợ, bồi thường kịp thời, thoả đáng cho gia đình nạn nhân vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là một
trong những căn cứ để cơ quan công an xem xét có hay không khởi tố vụ án hình sự, xem xét và quyết định
mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe làm thuê gây tai nạn.
2. Thuê người lái xe (thuê tài xế) gây tai nạn thì ai phải bồi thường?
Luật Minh khuê phân tích và giải đáp câu hỏi: Lái xe là người làm công gây tai nạn thì bồi thường như thế
nào thì phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay: Trả lời:
Khái niệm người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại xuất phát từ thực tế, cụ thể có những trường
hợp người lao đông khi đang tham gia công tác tại đơn vị, tổ chức như lái xe, người thực hiện công việc
được giao theo quy định của Hợp đồng lao động gây thiệt hại cho người thứ ba, vấn đề đăt ra là thông
thường những người làm công, ăn lương học việc khi gây ra thiệt hại thì khả năng bồi thường rất thấp nên
để đảm bảo nguyên tác bồi thường kịp thời thì Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong
khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi
trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy khi người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao và có
quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định. Về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có
lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại
có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Như vậy nếu chứng minh được người làm công, học nghề gây thiệt hại là do lỗi của người làm công, học
nghề thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ, sau đó yêu cầu người lao động phải
hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của Pháp luật
3. Quy định về bồi thường khi gây tai nạn giao thông ?
Kính gửi luật sư, qua Website http://www.luatminhkhue.vn tôi được biết Công ty có tư vấn về luật. Do hiểu
biết về luật của tôi hạn chế nên nay tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
Mẹ tôi nay gần 60 tuổi, đi bộ đến chợ thì bị một chiếc xe máy honda 81 cũ do 2 thanh niên điều khiển tông
vào sau làm mẹ tôi ngất đi. Sau đó 2 thanh niên này đưa mẹ tôi vào trạm y tế gần đấy sơ cứu. Sau khi, sơ
cứu trạm y tế yêu cầu thuê taxi chở mẹ tôi ra bệnh viện. Được tin thì bố tôi và mẹ của thanh niên gây nạn
(khoảng 50 tuổi) đã đến bệnh viện. Sau khi đưa mẹ đến bệnh viện thì thanh niên gây nạn đã lấy lí do đi học
và giao lại cho mẹ giải quyết. Vì nhận được lời hứa chăm sóc cho mẹ tôi và bố mẹ cũng đã nuôi chúng tôi
ăn học nên bố mẹ tôi hiểu và đã đồng ý cho thanh niên kia đi. Tại bệnh viện huyện, theo chuẩn đoán ban
đầu của Bác sĩ thì mẹ tôi bị gẫy xương gai khớp gối phải bó bột nhưng không ngồi được mà không hiểu
nguyên nhân. Bác sĩ yêu cầu mua áo trợ cột sống, và yêu cầu mẹ tôi không được cử động nếu không có
thể dẫn đến liệt. Thấy chiếc áo giá mua 500 nghìn mẹ thanh niên gây nạn đã lấy cớ nhà có áo và hôm sau
sẽ mang ra. Bố mẹ tôi đã tin tưởng vì mình có bảo hiểm y tế nên phí bệnh viện sẽ không hết nhiều và gia
đình mình cũng không đòi hỏi gì nên nghĩ rằng bên gây nên sẽ chăm sóc tử tế. Nhưng 4 đến 5 ngày sau
không thấy áo, nằm thì vẫn đau lưng, không thể ngồi dậy mới hỏi thì mẹ thanh niên gây nạn trả lời: "gần 1
tuần rồi thì còn mặc gì nữa
".
Đồng thời, hối thúc mẹ tôi ra viện: "chị ở đây làm gì, chỉ được có mấy viên thuốc thì về nhà cho thuận
tiện
" khi vết thương chưa lành, mẹ tôi chưa ngồi được và chưa rõ nguyên nhân đau lưng. Trong thời gian
chăm sóc 4, 5 ngày đầu thì lấy cớ làm việc cho gia đình nên ngày ở nhà làm việc, chỉ ra ngủ được ban đêm
từ 22h đến 9h sáng hôm sau lại về. Thấy được sự lật lọng và sự chăm sóc thiếu chu đáo với mẹ tôi và
không hiểu rõ nguyên nhân không ngồi được nên gia đình tôi yêu cầu ở lại viện và khám lại. Thấy vậy mẹ
thanh niên gây nạn chỉ nói: "Anh muốn mang đi đâu, tỉnh hay trung ương khám thì tùy anh, tôi về đây"
và bỏ mặc mẹ tôi và gia đình tôi. Từ đó đến nay không quan tâm nữa. Còn về phần Bác sĩ thăm khám bệnh
cho mẹ tôi, gần hết tuần đầu đã cùng mẹ thanh niên gây nạn nói mẹ tôi có thể ra viện khi hết tuần dù mẹ tôi
còn bảo hiểm và không ngồi được mà chưa rõ nguyên nhân. Sau nhiều lần ý kiến yêu cầu Bác sĩ xem lại và
lấy phim nhờ Bác sĩ ở bệnh viện khác xem thì Bác sĩ mới nói là gẫy xương gai đôi cột sống và phần mông
bị bầm dập nên không thể ngồi được. Được biết thông tin khá muộn và sau khi tìm hiểu kỹ mới biết vị Bác sĩ
thăm khám cho mẹ tôi là người nhà bên gây nạn nên gia đình tôi rất bức xúc và muốn nhờ cơ quan pháp
luật giải quyết chứ không muốn 2 bên gia đình thu xếp nữa.
Do gia đình tôi lúc ấy chỉ có bố tôi ở nhà, phần vì tuổi cao lo lắng chăm sóc cho mẹ tôi và hiểu biết pháp luật
kém nên chỉ vì tin tưởng lời hứa bên gây nạn là chăm sóc cho mẹ tôi khỏi và 2 bên gia đình sẽ thu xếp ổn
thỏa nên lúc tai nạn xảy chưa kịp trình báo Công an. Nay công an cần thời gian lập lại hiện trường, và gọi
thanh niên gây nạn về xác minh.
Mẹ tôi đã nằm viện 1 tháng, sau tuần đầu gia đình tôi đã viết đơn và 2 tuần sau cơ quan công an đã nhận
thụ lý vụ án. Sau nhiều lần viết đơn thư lên công an thị trấn, công an huyện và viện kiểm sát thì cơ quan
công an đã nhận thụ lý vụ án. và tôi muốn biết là:
- Thời gian thụ lý vụ án là bao nhiêu ngày? Quy trình thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào? Mức bồi
thường theo luật định là bao nhiêu?
- Gia đình tôi muốn mượn hồ sơ bệnh án để photo làm chứng cớ vì hóa đơn, giấy nhập viện và yêu cầu áo
hỗ trợ cột sống của bệnh viện bên gây nạn đã cầm nhưng trên bệnh án thì lại ghi mẹ tôi đi xe đạp chứ
không phải là đi bộ và chỉ chị gẫy gai khớp gối chứ không nói đến chuyện gẫy gai đôi cột sống và bị bầm
dập ở mông làm mẹ tôi không ngồi được. Vậy tôi có thể kiện Bác sĩ thăm khám cho mẹ tôi về tội tắc trách,
thiếu trách nhiệm được không? Nếu kiện thì trình tự thủ tục như thế nào, và mức độ xử phạt sẽ ra sao?
Trên đây là toàn bộ sự việc không may xảy ra với gia đình tôi, tôi mong chị và Công ty tư vấn giúp tôi. Tôi
rất mong sớm nhận được hồi am của chị. Người gửi: Cung Nguyen Trả lời:
Thứ nhất, bạn đã gửi đơn khởi kiện lên rất nhiều cơ quan và đã được cơ quan công an thụ lý vụ việc, trong
trường hợp này cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án của bạn không phải là cơ quan công an mà phải là tòa
án nơi xảy ra vụ việc. Vậy nên đơn của bạn có thể đã được cơ quan công an chuyển sang tòa án thụ lý.
Thứ hai, bạn hãy chuẩn bị những tài liệu sau để gửi lên tòa án:
+ Đơn khởi kiện (bạn có thể tham khảo mẫu trên trang web của chúng tôi: );
+ Các chứng cứ có liên quan (hồ sơ bệnh án);
+ Các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án nếu vó yêu cầu của tòa án hoặc bạn thấy có ích trong việc giải quyết vụ án.
Thứ ba, sau khi bạn nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án sẽ thụ lý vụ án của bạn. bạn phải
nộp lệ phí trong thời hạn là 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp lệ phí.
Sau đó 3 ngày bạn sẽ nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án. Tiếp theo là tòa án sẽ tiến
hành hòa giải giữa hai bên nếu hòa giải không thành thì sẽ tiến hành xét xử.
Thứ tư, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này:
Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 và Điều 601 Bộ luật dân sự
năm 2015. Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
được bồi thường bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc
và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền
máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục
hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị
thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và
khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm
người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản
thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường
Còn mức bồi thường cụ thể trong trường hợp của mẹ bạn còn dựa trên tỉ lệ thương tật của nạn nhân.
Về việc tắc trách và sai trái của bác sĩ trong trường hợp này bạn có thể viết trong đơn khởi kiện ban
đầu,kèm theo chứng cứ chứng minh. Đối với thương tích của mẹ bạn bị kết luật sai bạn có thể nhờ một bác
sĩ khác và một bệnh viện khác bạn tin tưởng hoặc nhờ giám định trong quá trình tòa án giải quyết vụ án.
4. Bồi thường khi gây ra tai nạn giao thông ?
Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
theo quy định pháp luật hiện nay: Luật sư tư vấn:
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
"1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm
phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị
xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
5. Mức phạt không quan sát gây tai nạn giao thông ?
Thưa luật sư, tôi có sự việc như sau mong luật sư giải thích giúp tôi: Tôi điều khiển xe Ford
transit 16 chỗ lưu thông trên đường quốc lộ 1 với tốc độ 55/90 (đường được phép chạy tối đa là
90km/h), lúc đó trời mưa phùn và đường trơn, do thiếu quan sát nên tôi đã tông vào đuôi 01
chiếc xe tải nhỏ đang đỗ bên đường (xe đỗ trên làn đường dành cho xe máy). Vụ tai nạn không
gây thiệt hại về người, 2 xe bị hư hỏng. Sau khi về cơ quan công an giải quyết và tôi đồng ý bồi
thường thiệt hại cho xe tải (khắc phục sửa lại xe).
Bên CSGT có nói sẽ xử phạt hành chính tôi với mức phạt 7.500.000 đồng và tước giấy phép lái
xe 2 tháng là đúng hay sai ?
Mong luật sư trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!!! Luật sư tư vấn:
Luật Minh Khuê tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể trong trường hợp gây tai nạn giao thông. Cụ thể:
>> Trong trường hợp này, ngoài việc phải thanh toán các khoản chi phí phải bồi thường, thì nếu do lỗi
không quan sát của bạn mà gây ra tai nạn giao thông thì theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng
xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng
quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách
an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có
nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các
hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
Ngoài ra, tại điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định này quy định hình phạt bổ sung trong trường hợp này là
tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Như vậy, việc cảnh sát giao thông áp dụng mức xử phạt với
bạn như vậy là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.