-
Thông tin
-
Quiz
Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nào sẽ bị phạt tù?
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 2.2 K tài liệu
Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nào sẽ bị phạt tù?
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 2.2 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 2.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nào sẽ bị phạt tù?
1. Có bị phạt tù khi gây tai nạn giao thông?
Thưa luật sư, xin Luật sư có thể cho hỏi gây tai nạn trong trường hợp nào sẽ bị phạt tù? và nếu xử phạt sẽ
bị xử phạt bao lâu? Phạt như thế nào?
Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hiện trường một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng - Ảnh minh họa Trả lời:
Khi tham gia giao thông mà có tai nạn xảy ra thì căn cứ vào lỗi và mức độ gây tai nạn, thiệt hại xảy ra để
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông là:
- Lỗi (lỗi được cơ quan chức năng quyền xác định)
- Thiệt hại xảy ra (thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản)
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ()
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường
bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà
tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả
gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn
kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông thì căn cứ vào khoản 1,
điều 260, Bộ Luật hình sự 2015, nếu rơi vào một trong các trường hợp đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Và sẽ phải chịu mức phạt nặng hơn tùy theo mức độ vi phạm.
2. Xin giúp tư vấn quy trình giải quyết tai nạn giao thông?
Kính gửi quí luật sư, Em tôi bị tai nạn giao thông ngày 26.7.2015, sự việc diễn tiến như sau: Sau khi bị tai
nạn em tôi được đưa đi cấp cứu và mổ xử lý và được bác sĩ chuẩn đoán: gãy xương bánh chè phải và gãy
xương gò má phải. Công an giao thông đã giữ toàn bộ giấy tờ và phương tiện của em tôi (xe máy) và xe tải
chở hàng của bên phía bên kia.
Sau đó phía công an giao thông có mời 2 gia đình để hòa giải, với mức bồi thường là 10 triệu đồng VNĐ.
Gia đình tôi không đồng ý vì mức bồi thường quá thấp so với mức thiệt hại: Em tôi bị thương không biết khi
nào có thể đi lại được. Xe hư hỏng hầu như hoàn toàn. Công an giao thông có nói 2 phía đều có lỗi, em tôi
thì có lỗi nồng độ cồn. Sau đó gia đình tôi có gửi đơn yêu cầu giám định thương tích cho em tôi đến phía
công an giao thông, nhưng được cán bộ này trả lời là KHÔNG ĐƯỢC và họ yêu cầu phải đưa em tôi đến
công an để lấy lời khai, nhưng hiện tại sức khỏe của nó không di chuyển được. Xin cho tôi hỏi: Qui trình giải
quyết của phía giao thông có phù hợp không? Gia đình tôi cần làm gì để em tôi được đi giám định và mức
thương tích là khoảng bao nhiêu phần trăm ?
Rất mong sớm nhận được tư vấn từ quí luật sư. Chân thành cảm ơn. Trả lời
Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp, em bạn sau khi xảy ra tai nạn đã được cấp cứu và xử lý
mổ.Bác sĩ kết luận gãy xương bánh chè và xương gò má phải và hiện tại không thể đi lại được. Theo Khoản
2 Điều 12 Quyết định của Bộ Công An về Ban hành quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
quy định về việc lấy lời khai của người bị nạn:
a) Trường hợp người bị thương nặng thì chỉ lấy lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý;
cần đặt câu hỏi ngắn gọn;Nếu người đó có thể tử vong thì phải lấy sinh cung ngay. Trường hợp người bị
nạn không thể nói được thì phải lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cán bộ y tế điều trị;
b) Nội dung lời khai của người có liên quan phải bảo đảm khách quan, tỉ mỉ phản ánh tính hình trước, trong
và sau khi xảy ra tai nạn giao thông. Sau cùng phải hỏi họ nhận thức về vụ tai nạn gian thông đã xảy ra như thế nào.
Để xác định được mức độ thương tích của người bị hại nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại trong
quá trình điều tra,yêu cầu giám định thương tích tai nạn là rất quan trọng.Đối với các vụ tai nạn giao
thông có người bị thương, thì bắt buộc phải giám định tỷ lệ thương tật để xác định mức độ tổn hại
sức khỏe của nạn nhân; Và chỉ cơ quan công an mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giám
định thương tích, mặt khác chỉ kết luận này mới có giá trị pháp lý.
Điều 205. Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy
cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám
định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định
cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát
có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Điều 209. Ttiến hành giám định
1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi
có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải
báo trước cho người giám định biết.
2. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.
Do đó,quy trình giải quyết của công an giao thông là chưa thỏa đáng. Gia đình bạn có thể kiến nghị với cơ
quan công an để phía công an giao thông tiến hành thủ tục giám định cho nạn nhân.
>> Tham khảo: Quy định về trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông?
3. Xác định tỷ lệ thương tích như thế nào?
Cuối cùng, về xác định tỷ lệ thương tích,Bác sĩ kết luận gãy xương bánh chè và xương gò má phải và hiện
tại không thể đi lại được. Theo Điều 4 quy định về Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể:
1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn Trong đó:
a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;
b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
Bảng tỷ lệ phẩn trăm tổn thương cơ thể do thương thích ( theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT) quy định
Tỷ lệ tổn thương gãy xương gò má phải 10-15%
Tỷ lệ tổn thương gãy xương bánh chè là 8-10%
Mức thương tích của em bạn trong khoảng 8-10%
4. Mức độ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân tai nạn?
Nghị quyết số ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức
khoẻ bị xâm phạm được bồi thường:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc
và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền
máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục
hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị
thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và
khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm
người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản
thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường
Còn mức bồi thường cụ thể trong trường hợp của em bạn còn dựa trên tỉ lệ thương tật của nạn nhân.
Tóm lại, quy trình giải quyết của công an giao thông còn thiếu sót, bạn cần làm việc trực tiếp với họ để thực
hiện các thủ tục một cách nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi của gia đình người bị hại.
5. Xử lý trường hợp tai nạn giao thông dẫn đến chết người?
Kính chào Luật Minh Khuê. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Ngày 25-4-2015 em trai của cháu
có đi cùng 1 người bạn va chạm với xe ô tô đi ngược chiều hậu quả là em cháu chết khi ra tới bệnh viện được 1 lúc.
Hiện trường vụ việc xảy ra lúc 20h20 tối không có ai chứng kiến. Theo kết luận của công an thì xe ô tô đi
đúng làn đường ( trên xe ô tô chở 3 người ) theo quy định xe đó chỉ chở được 2 người. Xe máy đi sai làn
đường và va chạm vào bên phải ô tô . Hậu quả em cháu rơi trước đầu ô tô còn người bạn của em cháu và
xe máy văng về phía sau đuổi ô tô. Sau 3 tháng công an điều tra kết luận do em cháu lái xe ko làm chủ
được tốc độ và gây ra tai nạn. Nhà cháu đang không biết tại sao công an chỉ lấy lời khai của người lái xe ô
tô và người đi xe máy cùng em cháu để kết luận như vậy. Trong khi đó chiếc xe máy không phải của em
cháu mà là của người đi cùng .người bạn đó đổi chiếc xe máy gây tai nạn là của em cháu . Chiếc xe máy đó
là xe ăn cắp công an điêu tra ra. Bây giờ em cháu chết rồi không nói được nên 2 người kia đổ hết tội cho
em cháu. Họ đổ hết cho em cháu thì họ vô can họ không phải chịu trách nhiệm gì cả. Trong khi đó nếu em
cháu ngồi sau thì sao . Theo luật sư nhà cháu bây giờ phải làm như thế nào để minh oan được cho em
cháu để linh hồn em cháu được siêu thoát .
Cháu xin chân thành cảm ơn ! Người gửi: G.G Trả lời:
Với trường hợp này, bạn cần xác định hành vi vi phạm của phía công an điều tra, như việc bỏ qua những
tình tiết vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của người gây tai nạn, hoặc qua loa trong việc xác định nguồn gốc xe ăn trộm.
Sau đó bạn tiến hành gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật tố cáo như sau :
Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ()
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công
chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên
trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Theo đó, bạn có thể thực hiện tố cáo hành vi của công an đang giải quyết vụ việc cho gia đình tới người
đứng đầu cơ quan công an để giải quyết. Khi tố cáo bạn cần đưa ra những chứng cứ chứng minh được sự
vi phạm pháp luật của những người công an này.