-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ghi chép nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Chương i: những vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu khoa học, Chương ll: trình tự logic của nghiên cứu khoa học Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Ghi chép nghiên cứu khoa học | Học viện Hành chính Quốc gia
Chương i: những vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu khoa học, Chương ll: trình tự logic của nghiên cứu khoa học Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (CIF0001) 56 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50730876
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1. Khoa học
1.1.1. Khái niệm khoa học
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất,những
quy luật của tự nhiên,xã hội và tư duy.
1.1.2. Phân loại khoa học
Phân loại theo phương thức hình thành khoa học: Đây là cách phân
loại dựa trên phương thức hình thành cơ sở lý thuyết của bộ môn khoa
học (các môn xã hội học,…)
Phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học: Đây là cách phân
loại khoa học dựa trên đối tượng nghiên cứu (đồng-lý,hóa,..)
1.1.3. Tiêu chí nhận biết của một bộ môn khoa học
Có đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật
hoặc hiện tượng đặt trong phạm vi quan tâm của một bộ môn khoa học (toán học,…)
Có hệ thống lý thuyết: Các khái niệm,phạm trù,quy luật (ở điều kiện
tiêu chuẩn,định lý pitago,lượng giác…)
Có một hệ thống phương pháp luận: Phương pháp luật hiểu theo 2
nghĩa:Lý thuyết về phương pháp và hệ thống các phương pháp (địa lý cần
alat,toán hình học cần eke,…)
Có mục đích ứng dụng (tiêu chí mềm) khoảng cách giữa khoa học và
thực tiễn cần rút ngắn,nghiên cứu ứng dụng (tại sao lại học,…)
Có lịch sử nghiên cứu: Bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ
một bộ môn khoa học khác,song một số bộ môn mới độc lập,bắt đầu lịch
sử riêng của một bộ môn
1.2. Nghiên cứu khoa học
1.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (Quốc hội,29/6/2018),Nghiên cứu
khoa học là hoạt động khám phá,phát hiện,tìm hiểu bản chất,quy luật của
sự vật,hiện tượng tự nhiên,xã hội và tư duy;sáng tạo giải pháp nhằm
nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn
NCKH là hoạt động có tính quá trình
NCKH là phát hiện mới,cái bản chất của sự vật,hiện tượng trong tự nhiên,xã hội và tư duy
NCKH là sự sáng tạo phương pháp,kỹ thuật mới để làm biến đổi sự
vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người
NCKH là hoạt động không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học
NCKH phát triển rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống và dành cho
nhiều đối tượng khác nhau,trong đó có sinh viên,học viên lOMoARcPSD|50730876
1.2.2. Phân loại nghiên cứu khoa học 1.2.2.1.
Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả:Là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhận dạng một sự vật,đánh giá một sự vật hiện tượng,hoặc phân
biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật,hiện tượng này với sự
vật,hiện tượng khác.VD:mô tả một nhóm đối tượng cụ thể:sinh viên,giáo viên,lao động di cư,…
Nghiên cứu giải thích:Là những nghiên cứu nhằm giải thích nguồn
gốc:động thái,cấu trúc,tương tác,hậu quả,quy luật,…chi phối quá trình
vận động quá trính vận động của sự vật.Ví dụ:giải thích nguyên nhân
hình thành một tôn giáo mới,giải thích hiện tượng văn hóa,…
Nghiên cứu giải pháp:Là những nghiên cứu nhằm sáng tạo các giải
pháp,có thể là giải pháp công nghệ,giải pháp tổ chức và quản lý.Ví dụ:tìm
kiếm giải pháp năng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực cho một doanh nghiệp,…
Nghiên cứu dự báo:Là những nghiên cứu nhằm nhận dạng một trang
thái của sự vật trong tương lai qua đó giúp con người đưa ra các giải pháp
phù hợp;tránh hoặc giảm thiểu những rủi ro,tổn thất trong tương lai.Ví dụ
dự báo ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam 1.2.2.2.
Phân loại theo các giai đoạn nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu cơ bản:là nghiên cứu nhằm khám phá bản chất,quy luật
của sự vật,hiện tượng mà chúng có thể đã có hoặc chưa có mục đích ứng
dụng rõ ràng.Những kết quả của nghiên cứu cơ bản thường dẫn đếnhình
thành một hệ thống lý thuyết mới hướng đến việc mở rộng và hoàn thiện
nhận thức con người về thế giới
Nghiên cứu ứng dụng:là nghiên cứu vận dụng hệ thống tri thức được
hình thành từ các nghiên cứu cơ bản nhằm giúp con người giải thích sự
vật hiện tượng,hoặc tạo ra những nguyên lý mới cho các giải pháp có thể
vận dụng vào sản xuất đời sống
Nghiên cứu phát triển (triển khai thực nghiệm):là nghiên cứu nhằm
đưa ra các kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống xã hội 1.2.2.3.
Phân loại theo phương thức thu thập thông tin
Nghiên cứu thư viện (nghiên cứu tài liệu) được thực hiện trên cơ sở
thu thập thông tin từ thư viện hoặc từ nguồn tài liệu khác
Nghiên cứu từ diền dã dựa trên việc quan sát thực tế ngoài hiện
trường,hoặc quan sát gián tiếp nhờ các hoạt động đo đạc,ghi âm,ghi hình,
…hoặc trực tiếp các hình thức giao tiếp như:trò chuyện,phỏng vấn,điều tra,… lOMoARcPSD|50730876
Nghiên cứu thực nghiệm:là phương pháp nghiên cứu mà người
nghiên cứu có sự tác động để làm thay đổi một số yếu tố,trạng thái của đối tượng nghiên cứu
1.2.3. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học 1.2.3.1.
Tính mới:NCKH là quá trình khám phá thế giới,cho nên quá
trình nghiên cứu khoa học(NCKH)là quá trình hướng tới những phát hiện
mới hoặc sáng tạo mới 1.2.3.2.
Tính tin cậy:Một kết quả NCKH đạt được nhờ một phương
pháp nào đó có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện
quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và những kết quả thu
được hoàn toàn giống nhau 1.2.3.3.
Tính thông tin:Sản phẩm của NCKH được thể hiện dưới
nhiều dạng,có thể đó là một bài cáo khoa học,một tác phẩm khoa
học,song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới,mẫu sản phẩm mới,mô
hình thí điểm về một mô thức tổ chức sản xuất mới 1.2.3.4.
Tính khách quan:Tính khách quan vừa là một đặc điểm của
NCKH,vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người NCKH.Trong khoa
học xã học,người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị 1.2.3.5.
Tính rủi ro:Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên
nhân(thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy,năng lực xử lý thông
tin của người nghiên cứu còn hạn chế…) 1.2.3.6.
Tính kế thừa:Tính kế thừa có một ý nghĩa quan trọng về
mặt phương pháp luận nghiên cứu:một người nghiên cứu chân chính
không bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận riêng của mình 1.2.3.7.
Tính cá nhân :Dù là một công trình nghiên cứu khoa học do
một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhận trong sáng tạo cũng mang tính quyết định
1.2.4. Một số thành tựu khoa học đặc biệt 1.2.4.1.
Phát minh:Phát minh là sự khám phá ra những quy
luật,những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại
một cách khách quan mà trước đó chưa có ai biết,nhờ đó làm thay đổi cơ
bản nhận thức của con người 1.2.4.2.
Phát hiện:Là việc khám phá những vật thể,những quy luật
xã hội đang tồn tại một cách khách quan 1.2.4.3.
Sáng chế:Là giải pháp ký thuật dưới dạng… lOMoARcPSD|50730876
CHƯƠNG II:TRÌNH TỰ LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1.Khái niệm chung
2.1.1.Khái niệm trình tự logic trong tiến trình nghiên cứu
Trong NCKH,bất kể NCKH tự nhiên,khoa học xã hội hoặc khoa học
công nghệ đều tuân theo một trật tự logic xác định,bao gồm các bước sau đây:
1. Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tại
2. Xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu
3. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu
4. Đưa luận điểm,tức giả thuyết (hypothsis) nghiên cứu
5. Nêu các luận cứ (evidence) để chứng minh giả thuyết
6. Lựa chọn các PPNC (method) để chứng minh giả thuyết
2.1.2.Kiểm tra lỗi logic của người nghiên cứu
Nội dung ở trên có mỗi liên hệ logic nhất quán.Chẳng hạn,nếu chủ đề
nghiên cứu(thể hiện ở tên đề tài)là nghiên cứu mô tả,thì các nội dung sau
đó đều phải là nghiên cứu mô tả
2.2.Trình tự logic tiến hành nghiên cứu khoa học
2.2.1.Phát hiện vấn đề (đặt câu hỏi nghiên cứu)
Vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng
trước những mâu thuẫn giữa tính hạn chế giữa tri thức hiện có với yêu
cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.Vấn đề nghiên cứu khoa học
chính là khởi đầu cho một công việc NCKH.Người nào nhận dạng được
càng nhiều vấn đề nghiên cứu,người đó có nhiều cơ hội bắt đầu được
công cuộc nghiên cứu của mình
Các phương pháp để phát hiện vấn đề nghiên cứu:
-Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học(tính đúng,sai),nghĩ
ngược lại quan niệm thông thường;nhận dạng những vướng mắc trong
hoạt động thực tế;lắng nghe lời phàn nàn của những người không am
hiểu;phát hiện mặt mạnh,mạnh yếu trong nghiên cứu của đồng
nghiệp;những câu hỏi bất chợt không phụ thuộc vào lý do nào Các tiêu
chí cần đạt được của vấn đề nghiên cứu:
-Tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu;tính nghiêm trọng của vấn đề nghiên
cứu;khả năng khống chế vấn đề nghiên cứu,sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng
2.2.2.Đặt giả thuyết (tìm câu trả lời sơ bộ) 2.2.2.1.Khái niệm
2.2.3.Lập phương pháp thu thập thông tin (xác định luận chứng)
2.2.3.1.Chọn mẫu khảo sát
Mẫu là một phần trong tổng thể các đối tượng của quần thể nghiên cứu lOMoARcPSD|50730876
Khi tiến hành nghiên cứu,lý tưởng là có thể khảo sát toàn bộ những
người có liên quan trong toàn bộ quần thể nghiên cứu,nhưng trong thực tế
phần lớn nhà nghiên cứu không thể làm được điều đó(ngân sách,thời gian,..)
Chọn mẫu là việc xác định những cá thể tham gia vào quá trình
nghiên cứu sao cho các thông tin thu thập được từ những cá thể được lựa
chọn có thể đại diện cho quần thể nghiên cứu và phù hợp với điều
kiện,thiết kế của nghiên cứu
Việc chọn mẫu phải đảm bảo mang tính đại diện cho toàn bộ quần thể nghiên cứu
2.2.3.2.Dự kiến tiến bộ,phương tiện và phương pháp
2.2..4.Luận cứ lý thuyết(xây dựng cơ sở lý thuyết)
2.2.4.1.Vai trò,ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở lý luận
Việc xây dựng cơ sở lý luận sẽ giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời
gian,không tốn kém thời gian để tìm kiếm các sự kiện thực tế
Tìm luận cứ lý thuyết là xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu
2.2.4.2.Phương pháp cơ sở lý luận 2.2.4.3.Phương pháp xây dựng cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận được khai thác từ các tài liệu,công trình khoa học của
các đồng nghiệp đi trước
2.2.5.Luận cứ thực tiễn (quan sát/thực nghiệm)
2.2.5.1.Thông tin định tính:Thông tin định tính có được từ quan
sát,phỏng vấn sâu,phỏng vấn hồi cố,thảo luận nhóm,đánh giá nhanh hồi ký,…
2.2.5.2.Thông tin định lượng :Thông tin định lượng có được qua các
bảng hỏi và số liệu báo cáo thống kê,bảng biểu số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu,…
2.2.6.Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin
Sau khi đã thu thập và xử lý thông tin,người nghiên cứu cần phải phân
tích,đánh giá kết quả đã đạt được thông qua việc nhìn nhận điểm
mạnh,điểm yếu,những gì làm tốt,những gì chưa làm tốt 2.2.7.Tổng
hợp kết quả/kết luận/khuyến nghị.
Hành động duy lý-công cụ:(hành động theo mục đích)hành động dựa
trên sự phân tích điều kiện,hoàn cảnh cân nhắc,tính toán để lựa chọn
phương tiện và công cụ hợp lý nhằm đạt được mục đích hiệu quả nhất
Hành động theo giá trị (hành động duy giá trị):là hành động tuân theo
nghĩa lý,chuẩn mực,cá nhân lựa chọn những gì con người cho là đúng,có ý nghĩa,có giá trị
Hành động theo truyền thống(hành động duy lý-truyền thống);là loại
hành động dựa trên sự bắt chước những mô hình hành động đã được củng lOMoARcPSD|50730876
cố,khẳng định trong truyền thống và đã được chấp nhận như những phong
tục tập quán,truyền thống văn hóa
Hành động theo tình cảm(hành động duy cảm)là hành động được xác
định dựa trên trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể
CHƯƠNG III:THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
3.1.Khái niệm thu nhập thông tin và mục đích thu thập thông tin
3.1.1.Khái niệm thu thập thông tin
Thu thập thông tin là quá trình tích lúy kiến thức lý luận và thực tiễn
nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
3.1.2.Mục đích thu thập thông tin
Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các phương
pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây
Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình
Giúp cho người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn
Có thêm kiến thức sâu,rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu
Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây,vì vậy đỡ mất thời
gian,công sức và tài chính
Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ(bằng chứng)để chứng minh giả thuyết NCKH
3.2.Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin
3.2.1.Tiền cần nội quan và ngoại quan
Tiếp cận nội quan là cách khai thác,xử lý thông tin,nghiên cứu bằng
hệ thống phương pháp,cách thức,quan điểm riêng của mình
Ngược đầu,tiếp cận ngoại quan là cách khai thác,xử lý thông
tin,nghiên cứu bằng hệ thống phương pháp,cách thức,quan điểm của các học giả
3.2.2.Tiếp cận quan sát hoặc thực nghiệm
Tiếp cận quan sát là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua
quan sát(không tác động lên)đối tượng nghiên cứu (thường được sử dụng
cho các ngoại hình nghiên cứu:mô tả,giải thích và giải pháp)
Tiếp cận thực nghiệm là cách xem xét đối tượng nghiên cứu trong
một hoàn cảnh được bố trí,trong đó có sự tác động biến đổi nhất định lên
đốitượng nghiên cứu(được sử dụng trong cả khoa học tự nhiên,KHXH và
khoa học nghiên cứu công nghệ
3.2.3.Tiếp cận lịch sử và logic
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá
khứ của sự vật,hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như
nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời,phát triển,tiêu vong)
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự
kiện,hiện tượng lịch sử,loại bỏ các yếu tố ngẫu nghiên,không cơ bản để lOMoARcPSD|50730876
làm bộc lộ bản chất,tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách
quan của sự kiện,hiện tượng lịch sử đang”ẩn mình”trong các yếu tố tất
nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
3.2.4.Tiếp cận phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn
bản,tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề,bằng cách phân tích chúng
thành từng bộ phận,từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện.Nó còn
nhằm phát hiện ra nhũng xu hướng,những trường phái nghiên cứu của
từng tác giả,từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết,sắp xếp các tài
liệu,thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết
đầy đủ,sâu sắc về chủ đề nghiên cứu
3.2.5.Tiếp cận định tính và định lượng
Tiếp cận định tính là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua ý
nghĩ hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cứu
Tiếp cận định lượng là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua
các đặc điểm về lượng để đi đến nhận thức về bản chất của đối tượng nghiên cứu
3.2.6.Tiếp cận hệ thống và cấu trúc
Đây là quan điểm quan trọng nhất của logic biện chứng,yêu cầu xem xét
đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt,nhiều mối quan hệ khác
nhau,trong trang thái vận động và phát triển với việc phân tích điều kiện
nhất định,để tìm ra bản chất và quy luật vận động của từng đối tượng
3.2.7.Tiếp cận cá biệt và so sánh
Tiếp cận cá biệt cho phép quan sát sự vật một cách cô lập với sự vật khác
Tiếp cận so sánh cho phép quan sát sự vật tương quan
3.3.Các phương pháp thu nhập thông tin
3.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu nhập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn
Nghiên cứu tài liệu là giai đoạn khởi đầu của quá trình thu thập thông tin
và công việc được thực hiện đầu tiên trong hoạt động thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích sau
Xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu;xác định các
nội dung đề tài cần giải quyết,tranh trùng lập;Tìm hiểu những khó khăn
các tác giả đi trước gặp phải;Thu thập thêm các dữ liệu để minh chứng
cho các luận điểm của mình lOMoARcPSD|50730876
Nội dung cần thu thập trong quá trình nghiên cứu tài liệu
Cơ sở lý thuyết thuộc các bộ môn khoa học liên quan đến chủ đề nghiên
cứu;Những thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên
cứu;Những kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp thể hiện dưới dạng các
sự kiện,số liệu đã được công bố trên các ấn phẩm;chủ trương,chính sách
,đường lối của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu;Các số liệu thống kê Nguồn tài liệu
Các loại báo cáo tổng kết,báo cáo các hoạt động;các báo cáo nghiên
cứu,công trình khoa học đã công bố,giáo trình và các sách chuyên tham
khảo;các báo cáo khoa học;các bài đăng kỷ yếu hội thảo;các số liệu;niên
giám thống kê;luận văn;luận văn,…
3.3.1.2.Các bước tiến hành nghiên cứu tài liệu
Xác định thông tin cần thu thập
Tìm hiểu các nguồn tài liệu có chứa các nguồn thông tin cần thu thập
Bổ túc tài liệu,sau phân tích,phát hiện ra những thiếu sót,sai lệch
Lựa chọn tài liệu,chi chọn những thứ cần đủ để xây dựng luận cứ
Sắp xếp tài liệu;có thể sắp xếp theo lịch đại,tức là theo tiến trình của các
sự kiện để quan sát động thái,sắp xếp theo đồng đại,tức là lấy trong cùng
thời điểm để quan sát tương quan và sắp xếp theo quan hệ nhân-quả để
quan sát tương tác 3.3.1.3.Xử lý kết quả
Nội dung phân tích có thể bao gồm:phân tích nguồn,phân tích tác
giả.phân tích nội dung,tổng hợp tài liệu.
Đọc lướt và phân loại tài liệu theo các nhóm nội dung khác nhau của đề taì
Đọc sâu tài liệu theo các nhóm nội dung khác nhau
Nghiên cứu kỹ các thông tin đã đánh dấu,sắp xếp các thông tin đó theo chủ đề
3.3.2.Phương pháp khảo sát thực địa
Thuật ngữ”nghiên cứu thực địa’được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý
nghĩa là một hình thức tham khảo chung để thu thập hoặc lấy những
thông tin mới bên ngoài phòng thí nghiệm hoặc nơi làm việc
Phỏng vấn bằng bảng hỏi,phỏng vấn nhóm,…là các ví dụ về nghiên cứu
thực địa,tương phản với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.3.3.Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin thông tin thông quan sự
tương tác,tác động trực tiếp giữa người đi hỏi (người phỏng vấn )và
người trả lời (người được phỏng vấn)trên cơ sở phù hợp với mục tiêu
nhiệm vụ và chủ đề của đề tài nghiên cứu lOMoARcPSD|50730876
3.3.4.Phương pháp hội nghị/hội đồng
3.3.4.1.Các loại hội nghị
Bàn tròn (roundtable)là hình thức sinh hoạt khoa học thường xuyên và
thẳng thắn nhất nhằm thảo luận và tranh luận về những vấn đề khoa học đặt ra
Hội thảo khoa học(senimar)là loại hội nghị khoa học không lớn với mục
đích đưa ra một số vấn đề khoa học nhất định để thao luận,tranh luận
Lớp huấn luyện(school senimar)là một sinh hoạt khoa học,trong đố
những chuyên gia có uy tín được mời trình bày các chuyên đề,Người
tham gia được mời đến chủ yếu là để học tập
Hội nghị khoa học(conference)là loại seminar đa chủ đề,được tổ chức với
số lượng người tham dự lớn,thành phần tham dự đa dạng có thể là các
nhà nghiên cứu,các nhà hoạt động thực tiễn,các nhà quản lý,các nhà hoạch định chính sách
3.3.5.Phương pháp điều tra bằng câu hỏi
3.3.5.1.Khái niệm:Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi(pp phỏng vấn cấu
trúc)là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện
3.3.5.2.Các bước tiến hành phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi
Xác định mẫu và tính cỡ nghiên cứu Tiến hành phỏng vấn
Kiểm tra lại các thông tin trong bảng hòi Làm sạch bảng hỏi
3.3.6.Phương pháp quan sát
Quan sát khoa học là quá trình tri giác và ghi chép một cách có hệ thống
để thu tập thông tin những thông tin cá biệt của khách thể nghiên cứu
theo một mục đích nhất định
Trong NCKH,phương pháp quan sát thường được sử dụng kết hợp với
các pp khác,các thông tin thu được trong quan sát sẽ góp phần bổ
sung,làm rõ hoặc kiểm tra lại các thông tin thu được trong phương pháp khác
Ưu,nhược điểm của phương pháp quan sát Ưu điềm
Tạo ra ấn tượng trực tiếp về các sự kiện,quá trình và hành vi xã hội;tính
trực tiếp là một lợi thế mà các phương pháp khác ít có được;quan sát cho
phép ghi lại những biến đổi khác nhau của đối tượng được nghiên cứu
vào lúc nó đang xuất hiện;thấy được sự phát triển của các biến cố,các tình
huống,thái độ,của các thành viên trong môi trường tự nhiên,qua quan sát
thấy được một cách trực tiếp thái độ của từng cá nhân trong tình huống
tương tự;cung cấp các thông tin mang đặc tính mô tả lOMoARcPSD|50730876 Nhược điểm
Chỉ có thể sử dụng cho nghiên cứu những sự kiện đang diễn ra chứ không
thể nghiên cứu được các sự kiện đã diễn ra.Chỉ có khả năng quan sát một
không gian giới hạn nếu không thể nghiên cứu với sự hỗ trợ của phương
pháp nghiên cứu;thông tin thu được từ quan sát còn phụ thuộc khá nhiều
vào yếu tố chủ quan sát,đặc biệt là với quan sát do một người tiến hành
3.3.7.Phương pháp giải mã biểu tượng
Phương pháp giải mã biểu tượng là phương pháp nghiên cứu các biểu
tượng nhằm để tìm hiểu ý nghĩa của nó.Ý nghĩa của mỗi biểu tượng phụ
thuộc vào nền văn hóa sản sinh ra nó,phụ thuộc vào bối cảnh và thời điểm
mà nó ra đời,tất nhiên,mục đích sử dụng của nó cũng thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố trên
3.4.Phương pháp xử lý thông tin
Là quá trình chuyển dạng thông tin cá biệt,rời rạc thu thập được sang
những dạng thích hợp cho việc bảo quản và phân tích thông tin.Việc xử lý
thông tin cần có kế hoạch chặt chẽ và quá trình xử lý cần được thực hiện
trước,trong và sau khi thu thập số liệu
3.4.1.Xử lý thông tin định hướng
Bước 1:Hoàn chỉnh thông tin là quá trình kiểm tra,bổ sung và hoàn chỉnh
thông tin thu thập được theo những quy định được đặt trước ra trong đề cương
Bước 2:mã hóa số liệu Bước 3:Nhập số liệu
Bước 4:Xử lý và phân tích thông tin
3.4.2.Xử lý thông tin định tính
Bước 1;Gỡ băng,chuẩn bị số liệu
Bước 2;Mô tả mẫu nghiên cứu Bước 3;Xử lý thông tin
Bước 4;Phân tích và rút ra các phát hiện
Bước 5;Tóm tắt số liệu trong các bảng tổng hợp
Bước 6;Rút ra kết luận và kiểm tra kết luận từ số liệu Chương 4
Trình bày luận diểm khoa học 4.1.Bài báo khoa học
4.1.1.Ý nghĩa của bài báo khoa học
Bài báo khoa học được viết để công bố trên các tạp chí chuyên môn hoặc
trong hội nghị khoa học nhắm nhiều mục đích ,như công bố ý tưởng
mới,ý tưởng khoa học,công bố kết quả riêng biệt của một công trình dài
hạn,công bố kết quả nghiên cứu của toàn bộ chương trình,đề xướng một
cuộc thảo luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học,tham gia thảo luận trên
các tạp trí của hội đồng nghiên cứu khoa học lOMoARcPSD|50730876
4.1.2.Cấu trúc của bài báo khoa học
4.1.2.1.Tựa bài(Title);phản ánh nội dung chính của bài viết.Một tựa bài
tốt không phải nhằm mục đích lôi cuốn hấp dẫn độc giả mà là đề cập
thẳng vấn đề muốn giải quyết và dùng những từ chủ yếu (key words) để
những ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực có thể nhận biết được
4.1.2.2.Tóm tắt:Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài
viết có phù hợp với đề tài mình họ đang quan tâm không 4.1.2.3.Từ khóa
4.1.2.4.Giới thiệu:Trong phần này,tác giả xác định đề tài nghiên cứu,phác
thảo Mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả đầy đủ cơ sở khoa học
để hiểu biết phần còn lại của bài viết
4.2.1.5.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:Dữ liệu thu thập được và
phương pháp nghiên cứu xủa tác giả được trình bày ở đây
4.2.1.6.Kết quả:Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm và không đề
cập đến ý nghĩa của chúng.Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu,đồ thị hình vẽ,hình ảnh,…
4.1.2.7.Diễn giải và phân tích kết quả:Mục này nhằm diễn giải phân tích
kết quả ,những ưu điểm và hạn chế,tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy
luận.Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện
khác trong nghiên cứu trước đó. 4.1.2.8.Cảm ơn
4.1.2.9.Tài liệu tham khảo
4.2.Thuyết trình khoa học
4.2.1.Vấn đề thuyết trình
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể
Cần suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe ,tập
trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạn thuyết trình đến đâu để có thể
lựa chọn vấn đề và phương pháp thuyết trình phù hợp
4.2.2.Luận điểm thuyết trình
Mỗi bản thuyết trình phải có ít nhất một luận điểm khoa học của tác
giả.Người thuyết trình luôn phải lưu ý rằng,mỗi bản thuyết trình phải trả
lời được câu hỏi:tác giả định chứng minh điều gì?
4.2.3.Luận cứ thuyết trình
Là những bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm của bản
thuyết trình.Luận cứ trả lời cho câu hỏi:Chứng minh bằng cái gì?
4.2.4.Phương pháp thuyết trình
Lựa chọn kết cấu phù hợp với các ý chính Phác thảo đề cương Mở đầu hiệu quả Kết thúc ấn tượng lOMoARcPSD|50730876
Lưu ý:Mở đầu bằng một câu chuyện,mượn lời của một danh nhân,đặt một
câu hỏi,gợi tính tò mò của người nghe…Không nên nói vòng vo một lúc
rồi mới nhập đề.Cách này đôi khi là cho người nghe cẩm thấy mất thời
gian;Có thể kể những câu chuyện vui,hài hước để phá vỡ khoảng cách
cách;Tránh mở đầu đầy đẩy vấn đề lên quá mức;Tránh khiêm tốn nhũn
nhặn;giả dối 4.3.Ngôn ngữ khoa học
4.3.1.Văn phong khoa học
Văn phong khoa học phải giúp trình bày
4.3.2.Ngôn ngữ toán học ….………. 4.
4.Trích dẫn khoa học
4.4.3.Ý nghĩa trích dẫn
Sự tôn trọng đối với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác;giúp cho
người đọc nghiên cứu để dễ dàng tìm kiếm thông tin tác giả,tác phẩm
Làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu,tham khảo,so sánh,…
với các nguồn tài liệu từ bên ngoài,thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin
thu thập được 4.4.4.Nơi ghi trích dẫn
Nguồn trích dẫn phải được được ghi nhận ngay khi thông tin được sử
dụng .Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu,giữa hoặc cuối câu,cuối một
đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ:hình vẽ,sơ đồ,công
thức,một đoạn nguyên văn)
4.4.5.Mẫu ghi trích dẫn
Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu,một câu,một
đoạn văn,hình ảnh,sơ đồ,quy trình …của bản gốc vào bản viết
Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng,kết quả,hoặc ý của một vấn đề để
diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu
4. Giải pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7. Những đóng góp mới của đề tài
Chương 1….(chữ in đậm)
1.1…….(chữ thường đậm)
1.1.1….(Chương thường đậm nghiêng) 1.1.2….
1.1.2.1….(chữ thường nghiêng) 1.1.2.2…. lOMoARcPSD|50730876 a) b)
Chương 2… Chương 3… Kết luận và khuyến nghị
Chương 5:Tổ chức thực hiện đề tài
5.1.Khái niệm và các căn cứ lựa chọn đề tài 5.1.1.Khái niệm
Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức nghiên cứu
khoa học,có mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể,có nội dung,phương
pháp rõ ràng,do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện Cần phân biệt:
-Đề tài:được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học
thuật,có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế