Ghi chú triết chương 2 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong khi đó, các triết gia duy vật đều tìm yếu tố từ chính thế giới. Với các nhà triết gia TQ, Thuyết Âm - Dương cho rằng có hai lực lượng âm - dương đối lập nhau nhưng lại gắn bó, cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hóa. Hay với các triết gia Ấn Độ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 2
I.VC và YT
7.VC (tr118): PHÂN TÍCH QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA TRIẾT HỌC MÁC 1 1 - PHÂN
TÍCH QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA TRIẾT - Studocu
7.1.các quan điểm vc trong lịch sử triết học : quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất
phác (chất phác có phương đông, phương tây), quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu
hình , quan điểm chủ nghĩa duy vật của mác (PHÂN TÍCH ƯU,NHƯỢC CỦA TỪNG CÁI)
1. CN duy tâm (118+sl) k thấy ưu, nhược tự coi sách
2. CN duy vật (119+sl) chỉ có ưu nhược về cổ đại
I. Quan niệm trước Mác:
CỔ ĐẠI
Trong khi đó, các triết gia duy vật đều tìm yếu tố từ chính thế giới. Với các nhà triết gia TQ,
Thuyết Âm - Dương cho rằng có hai lực lượng âm - dương đối lập nhau nhưng lại gắn bó,
cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hóa. Hay với các
triết gia Ấn Độ, lại có Thuyết Ngũ Hành coi năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những
yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật. Ở Phương Tây cổ đại, có các yếu tố nước (thales),
lửa (herac)
TK XV-XVIII - THỜI KỲ PHỤC HƯNG CẬN ĐẠI
chứng minh sự tồn tại của nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất vĩ mô thông qua khoa
học vật lý thực nghiệm
-Một vài quan điểm khác:
+đồng nhất vật chất với khối lượng vật thể
+ giải thích sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học, ...
+Không đưa ra được sự khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất
TK XIX-XX (tr122): Diễn ra cuộc cách mạng khoa học tự nhiên, có thể kể đến, Rơnghen
phát hiện ra tia X. Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Tôm
Xơn phát hiện ra điện tử. Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không
phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. và còn rất nhiều
những thành tựu khác
->Chính những thành tựu này đã dẫn đến SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY HÌNH
VỀ VẬT CHẤT. Bởi đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, không ít
nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang
mang, dao động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy tâm trong
một số khoa học tấn công và phủ nhận quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật. Tình
hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm
-Các mác và Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng hết sức quan trọng về vật chất.
Ăngghen quan niệm: Phân biệt rõ ràng vật chất với tính cách là một phạm trù triết học. Tính
vật chất chính là đặc tính chung của các sự vật, hiện tượng của thế giới: tính tồn tại, độc
lập, không lệ thuộc vào ý thức (đi ngược lại với quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về vật
chất: cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào ý
thức)
->Chính những quan điểm đó đã đặt cơ sở làm nền móng để sau này V.I.Lênin kế thừa và
phát triển nâng nội dung phạm trù vật chất thành một định nghĩa hoàn chỉnh.
-Ông tiến hành tổng kết mọi thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm, hoài nghi. Lênin đã tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho phạm trù vật chất
thông qua đối lập với phạm trù ý thức
II. Qđ vc của Mác Lênin
1. Phát biểu định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
*Phân tích định nghĩa:
Phương pháp định nghĩa: Thông thường khi ĐN 1 khái niệm nào đó,ng ta sẽ quy nó vào 1
khái niệm rộng hơn, đồng thời chỉ ra những đđ riêng của nó. VD: muốn ĐN hình chữ nhật thì
ng ta sẽ quy nó về hình bình hành và chỉ ra ĐĐ về đường chéo hoặc về góc: Ta có ĐN hoàn
chỉnh: Hình chữ nhật là một hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
- Ông chỉ ra rằng, phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học - một phạm trù khái
quát nhất, không có một phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Cách duy nhất về mặt
phương pháp luận, chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đặt phạm trù ấy đối lập với ý
thức, phải “định nghĩa vật chất thông qua ý thức” => Theo Lênin, phải “chỉ rõ ra trong hai
khái niệm đó, cái nào có trước” .
- Bằng phương pháp trên, trong TP “Chủ nghĩa duy vật và CN kinh nghiệm phê phán”, Lênin
đã định nghĩa về vật chất hoàn chỉnh như vậy
- Phạm trù vật chất dưới góc độ triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi, còn các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh
ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác.
-Chính vì vậy, “vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp là vật hất trong các ngành
khoa học thông thường (nhôm, sắt,…), cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống
hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin
là một phạm trù triết học, (tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực,
không thể có gì khác rộng hơn). Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con
người) vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật
chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó.
*Nội dung:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
-Thông thường nhắc đến vật chất là nhắc đến tài sản, của cải , đồ vật của
con người , …nhưng theo định nghĩa của Lênin vật chất là 1 phạm trù triết học vì nó là sản
phẩm của sự trừu tượng hóa, không tồn tại cảm tính .
-Vật chất là thực tại khách quan: đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là cơ bản
nhất để phân biệt , xác định cái gì là vật chất cái gì không phải là vật chất.
-Thực tại khách quan là vật chất tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập và không lệ thuộc vào ý
thức: cho dù con người có nhận thức được hay không thì vật chất vẫn tồn tại.
-Theo Lê nin , sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hóa tình trừu tượng
của phạm trù này sẽ không thấy vật chất đâu cả , sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại
nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể sẽ hợp nhất vật chất và vật thể (đây là quan điểm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác).
-Như vậy , mọi sự vật hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô , từ đơn giản đến kì lạ , đã biết hay
chưa biết đều là những đối tượng tồn tại khách quan nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì
đem lại cho con người cảm giác.
-Con người có thể nhận thức được vật chất thông qua các giác quan của mình
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến
nó trong một mối quan hệ với ý thức của con người. Xét trên phương diện nhận thức luận
thì: Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ý thức). Ý
thức là sự phản ánh đối với vật chất. Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm
giác (ý thức) “sinh ra sau”, là tính thứ hai. Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ
thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ thuộc vào vật chất
-Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước, nó
quyết định sinh ra và quyết định ý thức vì:
+ Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh,
sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ não người, tao thành nguồn gốc tự nhiên
+ Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn
gốc tự nhiên, quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.
+ Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. vật chất là đối tượng,
khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của
ý thức.
-Ví dụ: Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ý thức
vì chưa có con người -> cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức. Có
ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác
quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người -> cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất.
=> Như vậy, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo.
Thứ ba: Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
- Và trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng
1 lúc tồn tại 2 hiện tượng – hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần:
+ Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào các hiện
tượng tinh thần.
+ Các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các
hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy chẳng qua cũng
chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tính cách là
hiện thực khách quan. Như vây, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản
thân nó lại là sự phản ánh hiện thực khách quan. Nên có thể nói về nguyên tắc, con người
có thể nhận thức được thế giới vật chất và không có gì trong thế giới vật chất là con người
không thể nhận thức được. (khẳng định trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác
bỏ thuyết bất khả tri)
III. Tổng kết: Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
-Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể
sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác
quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
7.2.Rút ra ý nghĩa pp luận của vc (ý nghĩa này gồm 5 bài học đc rút ra trong slides)
7.3.bối cảnh, điều kiện, những quan điểm vc trước mác dẫn đến cơ sở, tiền đề, điều
kiện của quan điểm vc của Mác ntn ? (Quan điểm của thời kỳ cổ đại thì vc…, thời kỳ 15-
18 thì vc…, trong bối cảnh đó thì vào tk 20 thì các thành tựu của khtn đã tạo nên cuộc
khủng hoảng của chủ nghĩa duy vật thời kỳ đó, và cuối cùng là lenin phải đưa ra quan điểm
mới về vc ) -> nhìn mấy cái thời kỳ rồi làm
8.YT:
8.1.khái niệm, nguồn gốc, bản chất
*b thcc, nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thcc
a. 0 thức
Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niêm khác nhau về ý thức.
- Triết học duy tâm trước triết học C. Mác
Ý thức là hoạt động tinh thần của con người, nhưng không phải là năng lực phản ánh của
bộ não con người về thế giới. Đó là sự vân đông của linh hồn (Lực lượng siêu nhiên) hoăc ý
chí chủ quan của con người, cái có trước quyết định thế giới và hoạt đông của con người.
- Triết học duy vâ•t trước triết hoc C. Mác
Ý thức là hoạt động tinh thần của con người. Đó là năng lực phản ánh của bộ não người về
thế giới, nhưng họ cũng cho rằng ý thức còn có thể tồn tại ở một số loài động vật có hệ thần
kinh trung ương và có hoạt động tâm sinh lý như con người. Quan niệm này còn tồn tại cho
đến ngày nay trong một số các khoa học cụ thể như: ngôn ngữ học, tâm lý học, sinh học…
- Triết học Mác – Lênin
Ý thức là thuô•c tính của môt dạng vât chất có tổ chức cao là bô não người hoăc là hình ảnh
chủ quan của bô• não con người về thế giới khách quan. Đó là năng lực phản ánh của bộ
não người về thế giới. Bao gồm năng lực tái hiện, biến đổi hình ảnh của thế giới trong bộ
não người thể hiện tính mục đích của hoạt động người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh của thế giới khách
quan, do thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện đã được cải
biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức,
nhu cầu…) của con người. Theo C. Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
a) Nguồn gốc tự nhiên:
Nguồn gốc tự nhiên chính là bộ óc người và thế giới khách quan tác động vào bộ óc
người gây ra hiện tượng phản ánh. Ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của
mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc
người.
- Bộ óc người: là sản phẩm phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên.
- Phản ánh: là sự ghi dấu ấn của dạng vật chất này lên dạng vật chất khác khi hai dạng
vật chất tác động qua lại lẫn nhau.
Phản ánh phát triển từ thấp đến cao:
+ Dạng vật chất vô cơ: Sự phản ánh mang tính chất cơ, lý, hóa, chưa có sự chọn lọc
định hướng.
+ Dạng vật chất hữu sinh:
Thực vật: Đã có sự chọn lọc, định hướng.
Động vật bậc thấp: Sự phản ánh thể hiện thông qua phản xạ có điều kiện và phản xạ
không có điều kiện
Động vật bậc cao: Sự phản ánh thể hiện thông qua tâm lý động vật.
Con người: Sự phản ánh của con người là phản ánh ý thức, là sự phản ánh năng
động, sáng tạo.
b) Nguồn gốc xã hội:
– Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động
vật khác.
+ Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để
tạo ra của cải vật chất.
+ Lao động của con người là hành động có mục đích – tác động vào thế giới vật chất
khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
+ Trong quá trình lao động, bộ não người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho
khả năng tư duy trừu tượng của con người cùng ngày càng phát triển.
– Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ.
+ Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao
đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy”.Vì vậy ngôn
ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để
con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ. Chính vì vậy, Ăngghen coi lao động và ngôn
ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não của con vật thành bộ não con người, phản
ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.
🡪 Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức.
🡪 Trong hai nguồn gốc về sự ra đời của ý thức thì nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần,
nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ. Nghĩa là người nào tham gia càng nhiều các quan hệ xã
hội thì ý thức của người đó càng phong phú và đa dạng.
c. Bản chất và kết cấu của ý thức
- của ý thứcBản chất
(1) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: YT không phải là bản thân thế giới
khách quan mà chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan; hơn nữa hình ảnh này lại bị chi
phối bởi chủ quan của con người, nghĩa là tâm tư, tình cảm, quan niệm, quan điểm khác
nhau thì ý thức của con người là khác nhau.
(2) Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu
óc của con người: Tạo ra cái mới; tiên đoán, dự đoán tương lai; tạo ra những giả thuyết, lý
thuyết khoa học.
(3) Ý thức mang tính lịch sử xã hội: Con người sống trong xã hội nào thì ý thức của con
người sẽ mang bản chất của xã hội đó.
- của ý thứcKết cấu
+ Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp quá trình nhân thức thì ý
thức bao gồm: Tri thức, tình cảm và ý chí.
• Tình cảm là hoạt động tâm sinh lý biểu hiện cảm xúc của con người… dưới các hình thức
khác nhau như niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau…
• Ý chí thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình thực hiện mục đích. Đó là nghị lực,
bản lĩnh của con người…
• Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thế giới.
Tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức.
+ Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức được các yếu tố: Tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
• Tự ý thức là năng lực, phẩm chất giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của cá nhân hay còn
gọi là nhân cách.
Đó là năng lực tự ý thức vể bản thân, năng lực tự khẳng định và điều chỉnh hành vi của cá
nhân trong quan hệ xã hội.
• Tiềm thức là sự hoạt động của ý thức dưới dạng tiềm năng, có tính năng động sáng tạo
phụ thuộc vào những điều kiện khách quan nhất định…
• Vô thức là hiện tượng tâm lý, là trực giác nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí dưới các hình
thức khác nhau…
* Vai trò của ý thcc đối với vật chất (Nhân tố chủ quan đối với nhân tố khách).
- Thứ nhất, ý thức không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản về hiện thực khách quan…
sự phản ánh của ý thức có tính năng động và sáng tạo.
- Thứ hai, ý thức có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục đích, phương phương
hướng hoạt động nói chung của con người. Đó là quá trình vận dụng các qui luật khách
quan trong hoạt động thực tiễn xã hội. Tri thức khoa học là một nhân tố có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
- Thứ ba, trong những điều kiện khách quan nhất định, nhân tố tinh thần có thể có ý nghĩa
quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Đó là khi con người có khả năng phát huy
những năng lực sáng tạo trong sự kết hợp của các nhân tố tinh thần: niềm tin…ý chí, tri
thức phù hợp với những điều kiện khách quan nhất định...
*Nhân tố nào là nhân tố cơ bản nhất của ý thcc? tại sao? cho ví dụ tương cng?
Tri Thức đóng vai trò là Phương thức tồn tại của ý thức. Trong kết cấu ý thức, nhân tố Tri
Thức là nhân tố chi phối mạnh mẽ các nhân tố Tình Cảm, Ý Chí của con người, của xã hội;
là nhân tố thể hiện tiêu biểu và tập trung các đặc trưng bản chất của ý thức; là nhân tố đặc
biệt quan trọng trong sự phân biệt giữa phản ánh sáng tạo của ý thức với các hình thức
phản ánh khác của vật chất trong giới tự nhiên; là nhân tố cơ bản làm tiền đề cho những
sáng tạo của hoạt động thực tiễn.
Câu: Vai trò của lao động đối với việc hình thành và phát triển ý thcc?
Nhìn từ góc độ sử học và suy luận logic, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ,
cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để
khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động.
Câu: Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành và phát triển ý thcc?
Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng
công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm.
Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với
ý định ban đầu.
Câu: Tại sao nói ý thcc là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não
người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
Câu: Tại sao nói ý thcc là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội?
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định
bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với
tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Câu: Tự ý thcc, tiềm thcc, vô thcc là gì?
-Tự ý thức: sự nhận thức trực tiếp về tâm trạng của bản thân đối với việc mình làm.
-Tiềm thức: hoạt động tâm lý của con người khi không có ý thức.
-Vô thức: những kiến thức bản thân mình không có
8.2.ý nghĩa của pp luận: phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thcc trong mọi
hđ sáng tạo,... (tìm hiểu thêm); ý nghĩa của nó đối với bản thân của em trong mọi hđ
b nghĩa phương pháp luận:
1. Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý
chí.
2. Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động
và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn
Liên hệ đời sống:
Ý thức không thể tác động trở lại thực tiễn mà không qua hoạt động của con người, vì thế
mỗi sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc học tích cực, sáng tạo , chủ
động. Xây dựng cho bản thân những phong cách sống tốt đẹp tránh bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động tới ý thức, có phương pháp học tập đúng đắn để đón
nhận những tri thức nhân loại. Từ đó mới có thể hoàn thiện bản thân, làm tròn trách nhiệm
của một thế hệ sinh viên trẻ nhiệt huyết, năng động hiếu học góp một phần sức mình vào
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ta. Hội nhập cùng toàn cầu thế thế giới
nhưng không hòa tan, tiếp thu phát triển và sáng tạo gìn giữ những giá trị lâu đời của đất
nước.
Bản thân sinh viên thôi là chưa đủ cần có sự hợp tác từ phía thầy cô và
nhà trường. Giảng viên trong quá trình dạy học cần phải định hướng đúng
mục đích học tập cho sinh viên, áp dụng các biện pháp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức một cách tích cực sáng tạo. Lấy sinh viên làm chủ thể để có thể tự
do phát biểu ý kiến xây dựng một tiết học có sự trải nghiệm và tương tác cao.
Luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho sinh viên, cải thiện tính tích học tập
sáng tạo của mỗi người từ việc nhỏ nhất.
Nhà trường cần cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, tài liệu thư viện học
tập, khuyến khích sinh viên đứng ra tổ chức các hoạt động học tập để phát
huy toàn bộ tài năng của mỗi một sinh viên, tạo động lực trực tiếp từ môi
trường năng động, sáng tạo nhiệt huyết. Sinh viên sẽ dần trở nên hứng thú
hơn, tích cực học tập, năng động sáng tạo trong hành động.
Liên hệ bản thân
Bản thân là một sinh viên Học viện Ngân Hàng em đã luôn cố gắng
trong việc thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới bằng các phương
pháp học tập đúng đắn. Như mọi sinh viên kỹ năng tự học điều không thể
thiếu ở bản thân, em luôn cố gắng đọc kĩ bài tìm hiểu trước qua giáo trình,
trong tiết giơ tay phát phát biểu bài, đọc lại kiến thức mỗi cuối buổi. Tham
khảo các nguồn tài liệu trường đại học trong nước và nước ngoài, các bài
giảng video qua mạng giúp em tiếp cận tri thức một cách tốt hơn. Tài liệu từ
các anh chị đi trước là một điều không nên bỏ qua, trao đổi với họ giúp em
học được nhiều điều về cách học, phương pháp học sao cho hiệu quả.
Thầy cô luôn tạo điều kiện cho việc học của chúng ta. Nên hãy tích cực
tham gia vào các dự án học tập do thầy cô đề ra như làm video, dịch văn
bản… đây là cách để cải thiện kiến thức tốt nhất đối với bản thân em bởi nó
yêu cầu tao phải tìm hiểu kĩ một vấn đề, vận dụng và đi sâu thì mới có thể giải
quyết yêu cầu thầy cô đưa ra. Không chỉ thế, bản thân em luôn xung phong
làm nhóm trưởng cho mỗi bài hoạt động nhóm bởi đây cũng là cách giúp ta
học tập có trách nhiệm, tích cực hơn, xây dựng được kĩ năng mềm, kĩ năng
giao tiếp…
Bản thân em đang cố gắng xây dựng một lối sống tích cực, luôn học
cách lắng nghe, biết sửa chữa lỗi lầm chính mình, tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh
một cách chọn lọc để cải thiện chính mình. Học là cả một
quá trình không được vội vã, phải biết cách chọn lọc thông tin tiếp thu tinh
hoa tri thức của nhân loại. Đặt mục tiêu, ước mơ cho bản thân và thực hiện nó
hết sức mình qua việc học tập, rèn luyện tích cực sáng tạo. Để mỗi lần nhìn lại
ta vẫn có thể tự tin đối mặt rằng mình đã thử hết sức của bản thân, cố vượt
qua giới hạn của bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn để tiến tới những cơ hội
mới rộng mở.
9.Mqh giữa vc và yt
9.1.Rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.ý nghĩa phương pháp luận
b nghĩa:
1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
– Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu
từ việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động
vào chúng, ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy
luật của nó. Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức.
Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ có kiến thức
ngày càng phong phú về thế giới.
– Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình,
con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ
đó xác định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.
Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong
những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.
– Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là
việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của
mình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các
đối tượng vật chất.
2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, scc mạnh to lớn của yếu tố con người
– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động,
phát huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm
tòi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp.
Có như vậy, con người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
– Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí
lực để nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ
lực vượt qua khó khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.
– Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống.
Điều ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
– Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng
không có nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người
thất bại trong việc tìm ra giải pháp khả thi.
9.2.duy vật bc: vc quyết định yt ntn, yt tác động lại vc ntn, ý nghĩa pp luận (nguyên tắc
tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan) -> vận dụng pp đó vào hđ
của bản thân em (học tập, đời sống)
a) Mối quan hệ
- Vật chất quyết định ý thức:
(1) Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
+ Bộ não người – cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật
chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên.
+ Lao động và ngôn ngữ trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết
định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức.
🡪 Cả bộ óc người, TG khách quan, lao động và ngôn ngữ đều thuộc về thế giới vật chất.
(2) Vật chất quyết định nội dung và bản chất của ý thức: Vì ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan nên bản thân thế giới khách quan như thế nào thì ý thức sẽ như thế
ấy hay cơ sở của vật chất, điều kiện vật chất, nhân tố, hoàn cảnh, vật chất như thế nào thì ý
thức sẽ như thế ấy.
(3) Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Khi cơ sở vật chất, điều kiện
vật chất, hoàn cảnh vật chất thay đổi thì ý thức của con người cũng sẽ có sự thay đổi theo.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
(1) Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
(2) Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
(3) Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Khi tri thức của con người là tri thức khoa học, ý chí, nghị lực, quyết tâm
của con người cao, tình cảm trong sáng.
+ Tiêu cực: Ngược lại
(4) Xã hội càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng lớn, nhất là trong thời đại ngày
nay (nền kinh tế tri thức).
b) 0 nghĩa phương pháp luận
- Vì vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát
từ tình hình thực tế khách quan:
(1) Khi đề ra mục tiêu, mục đích cho mình con người không được thuần túy xuất phát từ
ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất.
(2) Khi nhận xét, đánh giá sự việc, hiện tượng, tình hình phải nhận xét, phản ánh đúng
như nó tồn tại, không được xuyên tạc, bóp méo sự vật, sự việc.
- Vì ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát
huy vai trò sáng tạo của ý thức, nhân tố con người; muốn vậy con người phải tôn trọng tri
thức khoa học, làm chủ tri thức khoa học và đem tri thức khoa học vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống.
Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thcc
-Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật
chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
-Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu
của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức
của bản thân.
-Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình
huống.
-Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố
khách quan và điều kiện khách quan.
II. Phép bc (PP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG LÀ PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT)
*Biện chcng, biện chcng khách quan và biện chcng chủ quan
Biê @
n chứng là quan điểm, phương pháp “xem xét những sự vât và những phản ánh của
chúng trong tư tưởng trong mối quan hê• qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buôc, sự
n đông, sự phát sinh và tiêu vong của chúng. Phương pháp tư duy này cho phép không
chỉ nhìn thấy sự vât cá biêt mà còn thấy cả mối liên hê qua lại giữa chúng.
Biên chứng được chia thành biên chứng khách quan và biên chứng chủ quan.
- Biê @
n chứng khách quan là khái niêm dùng để chỉ biên chứng của bản thân thế giới tồn
tại khách quan, đôc lâp với ý thức của con người
- Biê @
n chứng chủ quan là khái niêm dùng để chỉ biên chứng của sự thống nhất giữa
logic (biên chứng), phép biê•n chứng và lý luân nhân thức, là tư duy biên chứng và biên
chứng của chính quá trình phản ánh hiên thực khách quan vào bô óc con người. Bởi vây,
biên chứng chủ quan môt măt phản ánh thế giưới khách quan, măt khác phản ánh những
quy luât của tư duy biên chứng.
*2 nguyên lí: nguyên lý của mối liên hệ phổ biến và nguyên lí của quá trình ptrien
-nly mlh phổ biến:
2 nguyên tắc pp luận: ngtac toàn diện ?, ngtac lịch sử cụ thể ?
+ptich nguyên lý, rút ra ý nghĩa pp luận
+ptich quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và vận dụng chúng vào đời
sống
-nly về sự ptrien:
+ptich nly đó (kniem, tính chất, ý nghĩa pp luận
+vận dụng ngtac ptrien trong ngly về sự ptrien trong hđ cụ thể (nêu ý nghĩa pp luận
rồi vận dụng
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a) Khái niệm:
- là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định Mối liên hệ
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của
sự vật, hiện tượng trong thế giới..
b) Tính chất của các mối liên hệ
- Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các
mối liên hệ vốn có của nó.
- Tính phổ biến: Mối liên hệ diễn ra ở tất cả các mặt, các quá trình, các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính đa dạng phong phú: Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có
tính chất và vai trò khác nhau. Dựa vào tính đa dạng phong phú, mối liên hệ được chia
ra làm nhiều loại:
+ Mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài
+ Mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu
+ Mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản
+ Mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp
c) 0 nghĩa PPL (slide)
- Quan điểm toàn diện:
- Quan điểm lịch sử cụ thể:
Liên hệ thực tiễn: thực trạng của giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19
8,8 Vận dụng tinh thần nghị quyết Đại hội Xll của Đảng vào giảng dạy ý nghĩa phương pháp
luận hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, 2021
Từ quan điểm toàn diện, ta có thể áp dụng nó để phân tích những ảnh hưởng do đại dịch
Covid-19 đối với nền giáo dục Việt Nam, từ đó chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội của
nền giáo dục hiện nay.
Diễn ra trong chưa đầy hai năm, nhưng những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 đem lại đã
làm xáo trộn tất cả các mặt, các lĩnh vực trong của đời sống xã hội của đất nước. Giáo dục
cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Theo uớc tính của báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam: “gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian
rất dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn”10 .
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp – không ngừng học tập”, toàn
ngành Giáo dục và đào tạo đã chuyển sang trạng thái dạy học mới để đối phó với dịch bệnh
như tổ chức dạy và học trực tuyến, dạy học trên truyền hình… Nhưng việc tiếp cận hình
thức học tập mới này lại không hề dễ dàng đối với người học. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo,
có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có thiết bị học trực tuyến. Không chỉ vậy,
việc học trực tuyến trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ (đường truyền kém,
chập chờn) còn khiến cho việc tiếp thu kiến thu kiến thức thường xuyên bị gián đoạn. Đặc
biệt hơn, học sinh, sinh viên còn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tinh
thần, thể chất khi phải học trực tuyến trong thời gian dài: “Việc ngồi trước màn hình máy
tính quá lâu có thể khiến trẻ em bị chậm phát triển, việc học tập ở nhà khiến hoạt động thể
chất và việc ăn uống trở nên thất thường hơn là nguyên nhân chính dẫn tới tăng tỷ lệ béo
phì…”11 Không chỉ có học sinh, sinh viên, mà cả phụ huynh cũng là những người bị ảnh
hưởng. Nhiều phụ huynh, do dịch bệnh mất việc phải ở nhà, khó khăn trong việc đóng học
phí cho con, hay những phụ huynh phải đi làm trong khi có con nhỏ đang học ở nhà cũng rất
lo lắng cho con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc…
10 Ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa đo đếm được, 202111
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến trẻ lứa tuổi học đường, 2021
Đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới giáo viên, nhân viên, người lao động ngành Giáo
dục và đào tạo. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tại thành phố, có tới 12341 giáo
viên – nhân viên bị mất việc làm trong đó 82% là giáo viên mầm non. Những giáo viên mầm
non là những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi các cấp học khác đã triển khai
hình thức học trực tuyến, tuy nhiên cấp mầm non thì chưa biết ngày được hoạt động trở lại,
chính vì thế nhiều giáo viên đang buộc phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh. Đối với
một số giáo viên khác, dù còn việc nhưng vấn đề khác lại hiện ra như khó khăn về thiết bị,
nhiều giáo viên phải đi mượn máy tính, hay sử dụng máy tính cũ, cấu hình yếu và chậm,
gây khó khăn trong việc giảng dạy.
Việc tổ chức thi cử chuyển cấp cũng gặp nhiều bất cập. Theo dữ lệu từ báo tin tức, do ảnh
hưởng của dịch bệnh:
Chất lượng và công bằng của kỳ thi vào các lớp đầu cấp khó đạt yêu cầu; việc phân luồng
sang đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và
tiến độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài
liệu giáo dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm
tiến độ. Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí
nghiệm chưa bảo đảm…
Có thể thấy, giáo dục hiện nay đối mặt với vô cùng nhiều thách thức, những thách thức này
lại không hề độc lập, riêng lẻ mà lại có quan hệ liên kết, gắn bó và tác động qua lại lẫn
nhau, vì vậy đòi hỏi nền giáo dục phải có những đổi mới, thay đổi căn bản, toàn diện để có
thể phát triển, thích ứng, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài phát triển nền giáo dục…
Nhưng bên cạnh những thách thức, thì đại dịch lại có tác dụng thúc đẩy để ngành giáo dục
có thể thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, của tập thể hay của
cả ngành giáo dục, là cơ hội để ngành giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho
nhiều lĩnh vực khác, tác động lớn đối với sự phát triển đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
Liên hệ bản thân
Việc áp dụng đúng đắn quan điểm toàn diện vào trong đời sống là vô cùng quan trọng, nó
sẽ giúp ta có thể nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải một cách chính xác nhất để từ đó có
thể “biến nguy thành cơ”, có thể cải thiện và giải quyết vấn đề. Và đặc biệt trong hoàn cảnh
hiện nay, giáo dục còn đối mặt nhiều thách thức khó khăn từ đại dịch Covid-19, biết vận
dụng đúng đắn quan điểm toàn diện còn có thể giúp học sinh, sinh viên tìm ra phương pháp
học tập tích cực, chủ động, tối ưu và hiệu quả cho mình.
Đối với bản thân em, một sinh viên Học viện Ngân hàng, đã có đã có kinh nghiệm học tập
trực tuyến trong thời gian dài, ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học, cùng với việc vận
dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm toàn diện, thì những giải pháp để có thể trang bị cho
bản thân học sinh, sinh viên một tâm thế học tập chủ động, tích cực có thể khái quát lại như
sau:
Thứ nhất, cần phải có ý thức cao cùng một sức khỏe tốt. Trong tình trạng học online tại nhà,
học sinh, sinh viên không chỉ đối mặt với những khó khăn về thiết bị học tập, hay về việc
tiếp thu bài giảng trên lớp mà còn tăng khả năng bị xao nhãng trong học tập bởi những kích
thích từ bên ngoài… Chính vì vậy, để việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất, trước
hết mỗi người học cần tạo cho mình mục tiêu để chiến đấu cùng với tinh thần mạnh mẽ,
kiên trì, bền bỉ vượt qua những khó khăn; một ý chí vững vàng để có thể vượt qua những
cám dỗ từ bên ngoài. Đồng thời bên cạnh đó, mỗi người học cần phải tích cực tập luyện thể
dục thể thao, ăn uống lành mạnh để có thể bảo đảm sức khỏe trong quá trình học.
Thứ hai, cần tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Tuy không thể trực tiếp đến trường nghe
giảng trực tiếp, nhưng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hiện nay trên mạng có
vô số nguồn tài nguyên, bài giảng quý báu để người học có thể sử dụng hay những sự trợ
giúp từ thầy cô, bạn bè thông qua những ứng dụng thông minh và vô kể những nguồn lực
khác. Nếu biết tận dụng tối đa những nguồn lực của mình đang có sẽ khiến việc học tập sẽ
trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, để có thể thể xây dựng cho mình một phương pháp học tập tích cực, thì một
không gian học tập phù hợp đóng vai trò không nhỏ. Mỗi người học sẽ phù hợp với một
không gian học tập khác nhau, trong mỗi thời điểm khác nhau. Bởi vậy, thông qua quá trình
học tập, người học cần tự tìm hiểu xem đâu là không gian học tập phù hợp nhất với mình,
từ đó tạo cho mình một thời khóa biểu hợp lý để việc học có thể diễn ra một cách hiệu quả
và trơn tru.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ
cơ bản, dựa trên quan điểm toàn diện, ta đã phân tích được thực trạng của nền giáo dục
Việt Nam trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phực tạp như hiện tại từ đó đưa ra
được những giải pháp giúp học sinh, sinh viên có thể học tập một cách tích cực. Quan điểm
toàn diện đòi hỏi khi nhận thức về sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong toàn bộ các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt
của chính sự vật hiện tượng đó và giữa sự vật đó với các sự vật khác; phải chú ý đến mối
liên hệ tất yếu của hiện tượng; cần xem xét đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng
khác; cần phải tránh quan điểm phiến diện một chiều. Qua việc phân tích thực trạng của
nền giáo dục Việt Nam trong đại dịch cùng với việc sử dụng quan điểm toàn diện, ta có thể
thấy để tạo ra những giải pháp học tập hiệu quả và tích cực thì ý thức của học sinh, sinh
viên đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo đó là đến việc tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có
của chính học sinh, sinh viên để phục vụ cho việc học và cuối cùng là tạo cho bản thân một
không gian học tập, một thời gian học tập, một thời gian biểu hợp lý để việc học được diễn
ra một cách có hiệu quả, chủ động, tích cực để người học có thể đạt được hiệu suất cao
nhất.
Câu: Nguyên lý về sự phát triển
a) Khái niệm: (slide có thêm cái bảng)
- Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo hướng đi
lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của
sự vật.
b) Tính chất của phát triển:
- Tính khách quan: Phát triển là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự phát
triển nằm trong bản thân của sự vật, hiện tượng; do mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng quy
định.
- Tính phổ biến: Thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của
sự vật, hiện tượng đó.
- Tính đa dạng, phong phú: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn
giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố
và điều kiện lịch sử cụ thể.
c) 0 nghĩa PPL: (+slides)
- Quan điểm phát triển:
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến
đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
+ Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức
tạp của sự phát triển.
+ Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến.
+ Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều
kiện mới.
- Quan điểm lịch sử cụ thể: Khi xem xét sự vật, hiện tượng nào đó phải đặt nó trong không
gian, thời gian và trong quá trình phát triển của nó.
Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn
Việc vận dụng phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần quan trọng trong việc
định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn góp phần thúc đẩy các sự vật
phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của
sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là
quá trình khó khăn, phức tạp.
Vận dụng trong học tập
Việc mang ý nghĩa rất quan trọng,vận dụng nguyên về sự phát triển trong học tập
đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.
Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ
đó thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt
các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ
chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu về bản chất của sự vật phương pháp tác
động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định
Ngoài ra, nhân cần phải nắm chương trình học cũng phải thấy khuynh hướng
phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của hội đối với
chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì,
qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
10. 2 cặp phạm trù: cái chung-cr và nn-kq (4 cặp còn lại k cần quan tâm)
-ptich phạm trù, vận dụng ptru đó trong hđ đời sống (vd với ptru cc-cr, nn-kq tự kiếm:
vận dụng mqh cái chung với cái đơn nhất: xu hướng là từ ptrien cái tích cực, từ cái đơn
nhất thành cái chung và ngược lại: xóa bỏ cái cổ hủ, lạc hậu, cái chung thành cái đơn nhất -
vận dụng vào đời sống của em [tiếp cận ý tưởng hay, cách làm hay, pp học tập hay và áp
dụng nó thì đó là biến cái đơn nhất thành cái chung và ngược lại - k chắc]
COI SLIDES
-Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép
biện chứng duy vật
Trong phép biện chứng duy vật:
+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại
tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.
+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.
+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất
định.
Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con
người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người;
nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo
gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại
trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể
dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra
kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập
tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái
chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...
Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo
các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất
chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề
riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng
cái chung.
Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề
riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó.
Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định
của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những
điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến
đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi,
học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở
thành cái chung...
11.quy luật: có 3 nhưng chỉ học 2: quy luật lượng chất và quy luật thống nhất đấu tranh
giữa các mặt đối lập
+ql lg chất chỉ ra cách thức ptrien
+ql thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc, động
lực của sự vận động ptrien
đề thi yêu cầu:
+ptich quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất , ý nghĩa pp luận
+ptich quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập, rút ra ý nghĩa pp luận, vận
dụng vào hđ của bản thân
+ptich ql chỉ ra cách thcc của sự ptrien/ nguồn gốc… (dựa theo kniem 2 ql để trl)
*Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất
a) Khái niệm:
- là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, Chất
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là nó
chứ không phải là cái khác.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ…của các quá trình vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Chưa phân biệt được nó với cái khác.
Lượng được quy định bằng các khái niệm trừu tượng
b) Mối quan hệ biện chứng:
(1) Tính thống nhất giữa lượng và chất: Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng
và chất, chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy, không có lượng và chất tồn tại tách rời nhau.
(2) Sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
- Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, có thể tăng hoặc giảm
- Khi lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì chất chưa biến đổi
- Lượng biến đổi tới “điểm nút” sẽ gây nên sự biến đổi về chất thông qua “bước nhảy”,
chất cũ mất đi chất mới ra đời thay thế.
+ : là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về Độ
chất.
+ Điểm nút: Điểm ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất.
+ Bước nhảy: Bước ở đó chất cũ mất đi, chất mới ra đời thay thế. Nó kết thúc một giai
đoạn phát triển của sự vật nhưng đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Bước
nhảy được phân loại theo nhịp điệu (bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần) và quy mô
(bước nhảy cục bộ, bước nhảy toàn diện)
(3) Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới sẽ tác động trở lại
sự thay đổi của lượng mới về quy mô, trình độ, tốc độ,...
c) 0 nghĩa PPL:
(1) Trong cuộc sống muốn có sự thay đổi về chất phải biết tích lũy về lượng, phát huy tác
động của chất mới đối với lượng mới.
(2) Chống lại quan điểm chủ quan, nóng vội
- Chưa có sự tích lũy về lượng đã thực hiện bước nhảy về chất;
- Coi thường sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy về chất.
Chống tư tưởng bảo thủ trì trệ:
- Không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã có đủ sự tích lũy về lượng.
(3) Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng
để lựa chọn phương pháp phù hợp.
(4) Phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.
Liên hệ thực tiễn:
1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông
(THPT) và Đại học:
Kiến thức là vô ngàn vô tận và việc bước qua một quá trình học tập mới cũng đồng
nghĩa với việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn và khó khăn hơn. Để lên được bậc Đại học
đồng nghĩa với việc thu nạp đủ kiến thức của 12 năm học. Và nếu như ở bậc THPT,
việc học được kéo dài xuyên suốt 1 năm với tất cả các môn và kiến thức sẽ được xoay
quanh liên tục thì lên Đại học mỗi môn học là hệ thống kiến thức kéo dài trong khoảng
1-2 tháng. Khác với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học sẽ phải
tham gia rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại khoá,.. Không chỉ vậy, các môn
học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới mẻ, ngoài việc đọc sách giáo trình, sinh viên
còn phải tìm thêm nhiều nguồn thông tin từ trong sách báo, tài liệu liên quan. Chính sự
thay đổi về khối lượng kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân
sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường học tập, giáo dục
mới. Đây chính là sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Sự khác nhau lớn
nhất giữa bậc THPT và Đại học có lẽ là nhiệm vụ trong học tập, đối với bậc THPT thì
việc lên lớp và hoàn thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra chính là nhiệm vụ lớn nhất
nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ
đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra mục
tiêu cho tương lai của chính bản thân họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức của bản
thân là yếu tố quan trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh, tinh thần tự
học sẽ được phát huy rõ rệt. Do đó, nếu muốn thành công thì ngay khi bước chân vào
giảng đường họ phải luôn nhắc nhở mình phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng
thật nghiêm túc để mang lại những kết quả to lớn.
2. Từng bước tích luỹ kiến thcc một cách chính xác, đầy đủ:
Quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận
động và phát triển, một sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng là kết quả của việc
tích luỹ những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định. Và sự vận động và phát
triển vừa diễn ra một cách có tuần tự theo sự thay đổi của lượng, vừa có bước nhảy đột
phá từ sự biến đổi của chất.
Để học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, bạn phải đáp ứng được các chỉ tiêu
tuyển sinh của trường sau kì thi THPT Quốc Gia hằng năm. Để đạt được điểm số phù
hợp, bạn phải có kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi THPTQG hay bài thi Đánh
giá năng lực; hoặc đạt được số điểm học bạ trong 12 năm học so với mức điểm xét
tuyển của trường UEL. Có thể xem học tập là quá trình tích luỹ về
lượng mà kì thi là điểm nút, hoàn thành bài thi là bước nhảy và có thể đạt được mcc
điểm để dẫn đến sự biến đổi về chất hay chưa.
Theo từng ngày, kiến thức sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượng
thông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất (đậu và trở thành sinh viên trường
UEL). Trong lượng được nêu ở trên (quá trình tích luỹ kiến thcc
trong 12 năm học) tồn tại nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ hơn. Việc tích
luỹ kiến thcc qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiến thcc nhất định, bạn sẽ
chuyển sang mcc độ mới cao hơn. Như vậy, thời gian giữa các mức độ học tập gọi là
độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là
bước nhảy. Trong 12 năm học, bạn phải thực hiện lượng lớn bước nhảy, vượt qua số
lượng điểm nút nhất định, có nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích luỹ về
lượng. Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Tôn Đức
Thắng, có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới. Đầu tiên là
sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại
lượng. Giờ đây, lượng là sự tích luỹ kiến thức mới lẫn kỹ năng mềm, bên cạnh đó cũng
là sự phát triển về suy nghĩ, nhận thức, hành động, cách tư duy. Chất mới có sự khác
nhau với chất cũ ở chỗ quá trình tích luỹ kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi
nghiên cứu, tự định hướng ở bậc Đại học thay vì là được thầy cô cung cấp như bậc
Trung học. Từ đấy, khi tích luỹ đủ về lượng đạt mức đầy đủ tín chỉ và hoàn thành việc
thực hiện kỹ năng mềm, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học. Ở giai đoạn này, điểm
nút là lượng tín chỉ và kỹ năng cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên sang
người không còn thuộc quyền quản lý của trường học. Cứ như vậy, quy luật lượng chất
phát triển liên tục, tạo nên sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo
ra, con người dần tích luỹ thêm về lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển
đời sống xã hội.
3. Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực:
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, cùng với đó,
con người cũng phải vận động chạy theo nó để không bị bỏ lại phía sau, không ngừng
phấn đấu trau dồi bản thân mình. việc phải tự học tập, tìm kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi
bản thân khi
còn là 1 sinh viên trên giảng đường Đại học là điều quan trọng và cần thiết. Khi sinh
viên biết tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ động hơn
trong công việc của mình. Cùng là một công việc học tập, một người học với thái độ
hời hợt, bị ép buộc và một người học với thái độ hăng say, tự học thì cũng sẽ cho ra 2
kết quả khác nhau. Việc tự học, tự thân vận động sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình của
bản thân, biết mình phải làm gì để củng cố cho việc học của mình trở nên tốt hơn. Đó
cũng là một kim chỉ nam giúp chúng ta đi theo con đường đi mình đã chọn một cách
đúng đắn, khi bị lệch khỏi đường ray, ta có thể trở lại con đường của mình một cách
chủ động mà không phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Khi bạn nghiêm túc và
tích cực trong công việc của mình, bạn sẽ tìm ra thêm được nhiều điều hay hơn thế,
chúng giúp cho chúng ta có động lực hơn để phấn đấu tiến tới mục tiêu của mình.Qua câu
chuyện, chúng ta lại thêm phần nào thấy được mình trong đó. Khó khăn và
thử thách sẽ tôi luyện chúng ta đến với thành công vững chắc hơn. Vì vậy, hãy chủ
động học tập, tích cực rèn luyện và nghiêm túc với mục tiêu của mình. Kết lại, có một
câu nói “ Một chú chim đậu trên càng cây không bao giờ sợ cành cây bị gãy, bởi niềm
tin được đặt vào đôi cánh của nó chc không phải cành cây”. Vậy nên cơ hội và thành
công chỉ đến với những ai biết tin vào bản thân mình, tự học tập và rèn luyện với nó
một cách nghiêm túc và trung thực.
4. Trong học tập và nghiên ccu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy
giai đoạn:
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học
tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ
số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số
lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm
nút và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc
môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì
vậy, trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích
luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật.
Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tranh tư tưởng nhảy cấp. Sau
khi học những kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có
thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học thì
phải hoàn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy ra.
. Một số trường hợp
sinh viên không tập trung học, bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề, làm ảnh
hưởng đến tốc độ học. Nhiều sinh viên khi đến gần giai đoạn thi mới bắt đầu học lại từ
đầu, nhưng thời gian ôn thi là để sinh viên ôn lại kiến thức họ đã học chứ không phải
tiếp thu thêm cái mới, vì vậy cho dù sinh viên chăm học trong thời gian đó thì cũng
không thể đảm bảo được lượng kiến thức để vượt qua được kì thi. Ngoài ra, có nhiều
sinh viên có sức học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng một
năm hay một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến không có
môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại. Tóm
lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên
phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng
sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực.
5. Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan:
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình
từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến
thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải
qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy.
Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai
sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích
luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm
kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm
biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy.
Trên quan niệm triết học, chất thay đổi sẽ thay đổi cả sự vật. Điều đó được minh chứng
khi sinh viên nỗ lực phấn đấu và trở thành các thầy giáo, giảng viên, lượng sẽ được đổi
mới theo nhịp điệu của chất đã được tạo ra bởi thế hệ trước và truyền lại cho thế hệ
sau.
ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, tích luỹ và học
hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những
“lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên
luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và
tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất-lượng liên tục diễn ra không
ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên,
giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh
viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp
tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan
nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.
6. Rèn luyện ý thcc học tập của sinh viên:
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học
tập phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua
kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ,
việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới. Ví
dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước
nhảy để được học ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt
qua điểm nút một cách ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận
| 1/30

Preview text:

CHƯƠNG 2 I.VC và YT
7.VC
(tr118): PHÂN TÍCH QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA TRIẾT HỌC MÁC 1 1 - PHÂN
TÍCH QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT CỦA TRIẾT - Studocu
7.1.các quan điểm vc trong lịch sử triết học : quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất
phác (chất phác có phương đông, phương tây), quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu
hình , quan điểm chủ nghĩa duy vật của mác (PHÂN TÍCH ƯU,NHƯỢC CỦA TỪNG CÁI)

1. CN duy tâm (118+sl) k thấy ưu, nhược tự coi sách
2. CN duy vật (119+sl) chỉ có ưu nhược về cổ đại
I. Quan niệm trước Mác: CỔ ĐẠI
Trong khi đó, các triết gia duy vật đều tìm yếu tố từ chính thế giới. Với các nhà triết gia TQ,
Thuyết Âm - Dương cho rằng có hai lực lượng âm - dương đối lập nhau nhưng lại gắn bó,
cố kết với nhau trong mọi vật, là khởi nguyên của mọi sự sinh thành, biến hóa. Hay với các
triết gia Ấn Độ, lại có Thuyết Ngũ Hành coi năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những
yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật. Ở Phương Tây cổ đại, có các yếu tố nước (thales), lửa (herac)
TK XV-XVIII - THỜI KỲ PHỤC HƯNG CẬN ĐẠI
chứng minh sự tồn tại của nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất vĩ mô thông qua khoa
học vật lý thực nghiệm
-Một vài quan điểm khác:
+đồng nhất vật chất với khối lượng vật thể
+ giải thích sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học, ...
+Không đưa ra được sự khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất
TK XIX-XX (tr122): Diễn ra cuộc cách mạng khoa học tự nhiên, có thể kể đến, Rơnghen
phát hiện ra tia X. Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Tôm
Xơn phát hiện ra điện tử. Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không
phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử. và còn rất nhiều những thành tựu khác
->Chính những thành tựu này đã dẫn đến SỰ PHÁ SẢN CỦA CÁC QUAN ĐIỂM DUY HÌNH
VỀ VẬT CHẤT. Bởi đứng trước những phát hiện trên đây của khoa học tự nhiên, không ít
nhà khoa học và triết học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình đã hoang
mang, dao động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy tâm trong
một số khoa học tấn công và phủ nhận quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật. Tình
hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm
-Các mác và Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng hết sức quan trọng về vật chất.
Ăngghen quan niệm: Phân biệt rõ ràng vật chất với tính cách là một phạm trù triết học. Tính
vật chất chính là đặc tính chung của các sự vật, hiện tượng của thế giới: tính tồn tại, độc
lập, không lệ thuộc vào ý thức (đi ngược lại với quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về vật
chất: cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào ý thức)
->Chính những quan điểm đó đã đặt cơ sở làm nền móng để sau này V.I.Lênin kế thừa và
phát triển nâng nội dung phạm trù vật chất thành một định nghĩa hoàn chỉnh.
-Ông tiến hành tổng kết mọi thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm, hoài nghi. Lênin đã tìm kiếm phương pháp định nghĩa mới cho phạm trù vật chất
thông qua đối lập với phạm trù ý thức
II. Qđ vc của Mác Lênin
1. Phát biểu định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. *Phân tích định nghĩa:
Phương pháp định nghĩa: Thông thường khi ĐN 1 khái niệm nào đó,ng ta sẽ quy nó vào 1
khái niệm rộng hơn, đồng thời chỉ ra những đđ riêng của nó. VD: muốn ĐN hình chữ nhật thì
ng ta sẽ quy nó về hình bình hành và chỉ ra ĐĐ về đường chéo hoặc về góc: Ta có ĐN hoàn
chỉnh: Hình chữ nhật là một hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau.
- Ông chỉ ra rằng, phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học - một phạm trù khái
quát nhất, không có một phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất. Cách duy nhất về mặt
phương pháp luận, chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đặt phạm trù ấy đối lập với ý
thức, phải “định nghĩa vật chất thông qua ý thức” => Theo Lênin, phải “chỉ rõ ra trong hai
khái niệm đó, cái nào có trước” .
- Bằng phương pháp trên, trong TP “Chủ nghĩa duy vật và CN kinh nghiệm phê phán”, Lênin
đã định nghĩa về vật chất hoàn chỉnh như vậy
- Phạm trù vật chất dưới góc độ triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi, còn các khoa học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn, có sinh
ra, có mất đi, chuyển hóa thành cái khác.
-Chính vì vậy, “vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp là vật hất trong các ngành
khoa học thông thường (nhôm, sắt,…), cũng không thể hiểu như vật chất trong cuộc sống
hàng ngày (tiền bạc, cơm ăn áo mặc, ô tô, xe máy…).“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin
là một phạm trù triết học, (tức là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực,
không thể có gì khác rộng hơn). Đến nay, nhận thức luận (tức lý luận về nhận thức của con
người) vẫn chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể “nhét” vật
chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì không có gì rộng hơn nó. *Nội dung:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên
ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.
-Thông thường nhắc đến vật chất là nhắc đến tài sản, của cải , đồ vật của
con người , …nhưng theo định nghĩa của Lênin vật chất là 1 phạm trù triết học vì nó là sản
phẩm của sự trừu tượng hóa, không tồn tại cảm tính .
-Vật chất là thực tại khách quan: đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là cơ bản
nhất để phân biệt , xác định cái gì là vật chất cái gì không phải là vật chất.
-Thực tại khách quan là vật chất tồn tại bên ngoài ý thức, độc lập và không lệ thuộc vào ý
thức: cho dù con người có nhận thức được hay không thì vật chất vẫn tồn tại.
-Theo Lê nin , sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối. Tuyệt đối hóa tình trừu tượng
của phạm trù này sẽ không thấy vật chất đâu cả , sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại
nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể sẽ hợp nhất vật chất và vật thể (đây là quan điểm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác).
-Như vậy , mọi sự vật hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô , từ đơn giản đến kì lạ , đã biết hay
chưa biết đều là những đối tượng tồn tại khách quan nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì
đem lại cho con người cảm giác.
-Con người có thể nhận thức được vật chất thông qua các giác quan của mình
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến
nó trong một mối quan hệ với ý thức của con người. Xét trên phương diện nhận thức luận
thì: Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng ra là ý thức). Ý
thức là sự phản ánh đối với vật chất. Như thế, vật chất “sinh ra trước”, là tính thứ nhất. Cảm
giác (ý thức) “sinh ra sau”, là tính thứ hai. Do tính trước – sau như vậy, vật chất không lệ
thuộc vào ý thức, nhưng ý thức lệ thuộc vào vật chất
-Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước, nó
quyết định sinh ra và quyết định ý thức vì:
+ Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh,
sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ não người, tao thành nguồn gốc tự nhiên
+ Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn
gốc tự nhiên, quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.
+ Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. vật chất là đối tượng,
khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.
-Ví dụ: Trước khi loài người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng chưa có ý thức
vì chưa có con người -> cho thấy vật chất tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức. Có
ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giác
quan (mắt, mũi, tai, lưỡi…) của con người -> cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất.
=> Như vậy, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo.
Thứ ba: Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
- Và trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng
1 lúc tồn tại 2 hiện tượng – hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần:
+ Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần.
+ Các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các
hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy chẳng qua cũng
chỉ là chép lại, chụp lại, là bản sao của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại với tính cách là
hiện thực khách quan. Như vây, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản
thân nó lại là sự phản ánh hiện thực khách quan. Nên có thể nói về nguyên tắc, con người
có thể nhận thức được thế giới vật chất và không có gì trong thế giới vật chất là con người
không thể nhận thức được. (khẳng định trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết bất khả tri)
III. Tổng kết: Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:
-Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể
sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
7.2.Rút ra ý nghĩa pp luận của vc (ý nghĩa này gồm 5 bài học đc rút ra trong slides)
7.3.bối cảnh, điều kiện, những quan điểm vc trước mác dẫn đến cơ sở, tiền đề, điều
kiện của quan điểm vc của Mác ntn ?
(Quan điểm của thời kỳ cổ đại thì vc…, thời kỳ 15-
18 thì vc…, trong bối cảnh đó thì vào tk 20 thì các thành tựu của khtn đã tạo nên cuộc
khủng hoảng của chủ nghĩa duy vật thời kỳ đó, và cuối cùng là lenin phải đưa ra quan điểm
mới về vc ) -> nhìn mấy cái thời kỳ rồi làm 8.YT:
8.1.khái niệm, nguồn gốc, bản chất
*b thcc, nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thcc a. 0 thức
Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niê•m khác nhau về ý thức.
- Triết học duy tâm trước triết học C. Mác
Ý thức là hoạt động tinh thần của con người, nhưng không phải là năng lực phản ánh của
bộ não con người về thế giới. Đó là sự vâ•n đô•ng của linh hồn (Lực lượng siêu nhiên) hoă•c ý
chí chủ quan của con người, cái có trước quyết định thế giới và hoạt đô•ng của con người.
- Triết học duy vâ•t trước triết hoc C. Mác
Ý thức là hoạt động tinh thần của con người. Đó là năng lực phản ánh của bộ não người về
thế giới, nhưng họ cũng cho rằng ý thức còn có thể tồn tại ở một số loài động vật có hệ thần
kinh trung ương và có hoạt động tâm sinh lý như con người. Quan niệm này còn tồn tại cho
đến ngày nay trong một số các khoa học cụ thể như: ngôn ngữ học, tâm lý học, sinh học…
- Triết học Mác – Lênin
Ý thức là thuô•c tính của mô•t dạng vâ•t chất có tổ chức cao là bô• não người hoă•c là hình ảnh
chủ quan của bô• não con người về thế giới khách quan. Đó là năng lực phản ánh của bộ
não người về thế giới. Bao gồm năng lực tái hiện, biến đổi hình ảnh của thế giới trong bộ
não người thể hiện tính mục đích của hoạt động người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức là hình ảnh của thế giới khách
quan, do thế giới khách quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện đã được cải
biến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức,
nhu cầu…) của con người. Theo C. Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”.
a) Nguồn gốc tự nhiên:
Nguồn gốc tự nhiên chính là bộ óc người và thế giới khách quan tác động vào bộ óc
người gây ra hiện tượng phản ánh. Ý thức là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của
mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
- Bộ óc người: là sản phẩm phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên.
- Phản ánh: là sự ghi dấu ấn của dạng vật chất này lên dạng vật chất khác khi hai dạng
vật chất tác động qua lại lẫn nhau.
Phản ánh phát triển từ thấp đến cao:
+ Dạng vật chất vô cơ: Sự phản ánh mang tính chất cơ, lý, hóa, chưa có sự chọn lọc định hướng.
+ Dạng vật chất hữu sinh: •
Thực vật: Đã có sự chọn lọc, định hướng. •
Động vật bậc thấp: Sự phản ánh thể hiện thông qua phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện •
Động vật bậc cao: Sự phản ánh thể hiện thông qua tâm lý động vật. •
Con người: Sự phản ánh của con người là phản ánh ý thức, là sự phản ánh năng động, sáng tạo.
b) Nguồn gốc xã hội:
– Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác.
+ Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để
tạo ra của cải vật chất.
+ Lao động của con người là hành động có mục đích – tác động vào thế giới vật chất
khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
+ Trong quá trình lao động, bộ não người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho
khả năng tư duy trừu tượng của con người cùng ngày càng phát triển.
– Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ.
+ Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao
đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy”.Vì vậy ngôn
ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái “vỏ vật chất” của tư duy, là phương tiện để
con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ. Chính vì vậy, Ăngghen coi lao động và ngôn
ngữ là “hai sức kích thích chủ yếu” biến bộ não của con vật thành bộ não con người, phản
ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.
🡪 Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức.
🡪 Trong hai nguồn gốc về sự ra đời của ý thức thì nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần,
nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ. Nghĩa là người nào tham gia càng nhiều các quan hệ xã
hội thì ý thức của người đó càng phong phú và đa dạng.
c. Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức
(1) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: YT không phải là bản thân thế giới
khách quan mà chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan; hơn nữa hình ảnh này lại bị chi
phối bởi chủ quan của con người, nghĩa là tâm tư, tình cảm, quan niệm, quan điểm khác
nhau thì ý thức của con người là khác nhau.
(2) Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu
óc của con người: Tạo ra cái mới; tiên đoán, dự đoán tương lai; tạo ra những giả thuyết, lý thuyết khoa học.
(3) Ý thức mang tính lịch sử xã hội: Con người sống trong xã hội nào thì ý thức của con
người sẽ mang bản chất của xã hội đó.
- Kết cấu của ý thức
+ Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo các yếu tố cơ bản nhất hợp quá trình nhâ•n thức thì ý
thức bao gồm: Tri thức, tình cảm và ý chí.
• Tình cảm là hoạt động tâm sinh lý biểu hiện cảm xúc của con người… dưới các hình thức
khác nhau như niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, khổ đau…
• Ý chí thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình thực hiện mục đích. Đó là nghị lực,
bản lĩnh của con người…
• Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người về thế giới.
Tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức.
+ Nếu tiếp cận kết cấu của ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, cần nhận
thức được các yếu tố: Tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
• Tự ý thức là năng lực, phẩm chất giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của cá nhân hay còn gọi là nhân cách.
Đó là năng lực tự ý thức vể bản thân, năng lực tự khẳng định và điều chỉnh hành vi của cá
nhân trong quan hệ xã hội.
• Tiềm thức là sự hoạt động của ý thức dưới dạng tiềm năng, có tính năng động sáng tạo
phụ thuộc vào những điều kiện khách quan nhất định…
• Vô thức là hiện tượng tâm lý, là trực giác nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí dưới các hình thức khác nhau…
* Vai trò của ý thcc đối với vật chất (Nhân tố chủ quan đối với nhân tố khách).
- Thứ nhất, ý thức không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản về hiện thực khách quan…
sự phản ánh của ý thức có tính năng động và sáng tạo.
- Thứ hai, ý thức có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục đích, phương phương
hướng hoạt động nói chung của con người. Đó là quá trình vận dụng các qui luật khách
quan trong hoạt động thực tiễn xã hội. Tri thức khoa học là một nhân tố có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
- Thứ ba, trong những điều kiện khách quan nhất định, nhân tố tinh thần có thể có ý nghĩa
quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Đó là khi con người có khả năng phát huy
những năng lực sáng tạo trong sự kết hợp của các nhân tố tinh thần: niềm tin…ý chí, tri
thức phù hợp với những điều kiện khách quan nhất định...
*Nhân tố nào là nhân tố cơ bản nhất của ý thcc? tại sao? cho ví dụ tương cng?
Tri Thức đóng vai trò là Phương thức tồn tại của ý thức. Trong kết cấu ý thức, nhân tố Tri
Thức là nhân tố chi phối mạnh mẽ các nhân tố Tình Cảm, Ý Chí của con người, của xã hội;
là nhân tố thể hiện tiêu biểu và tập trung các đặc trưng bản chất của ý thức; là nhân tố đặc
biệt quan trọng trong sự phân biệt giữa phản ánh sáng tạo của ý thức với các hình thức
phản ánh khác của vật chất trong giới tự nhiên; là nhân tố cơ bản làm tiền đề cho những
sáng tạo của hoạt động thực tiễn.
Câu: Vai trò của lao động đối với việc hình thành và phát triển ý thcc?
Nhìn từ góc độ sử học và suy luận logic, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ,
cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để
khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động.
Câu: Vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành và phát triển ý thcc?
Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) giúp con người có ý thức về việc sử dụng
công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động lao động để làm ra sản phẩm.
Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra với ý định ban đầu.
Câu: Tại sao nói ý thcc là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não
người thông qua hoạt động thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
Câu: Tại sao nói ý thcc là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội?
Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ
của các quy luật tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật xã hội; được quy định
bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với
tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Câu: Tự ý thcc, tiềm thcc, vô thcc là gì?
-Tự ý thức: sự nhận thức trực tiếp về tâm trạng của bản thân đối với việc mình làm.
-Tiềm thức: hoạt động tâm lý của con người khi không có ý thức.
-Vô thức: những kiến thức bản thân mình không có
8.2.ý nghĩa của pp luận: phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thcc trong mọi
hđ sáng tạo,... (tìm hiểu thêm); ý nghĩa của nó đối với bản thân của em trong mọi hđ

b nghĩa phương pháp luận:
1. Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí.
2. Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động
và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn Liên hệ đời sống:
Ý thức không thể tác động trở lại thực tiễn mà không qua hoạt động của con người, vì thế
mỗi sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc học tích cực, sáng tạo , chủ
động. Xây dựng cho bản thân những phong cách sống tốt đẹp tránh bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động tới ý thức, có phương pháp học tập đúng đắn để đón
nhận những tri thức nhân loại. Từ đó mới có thể hoàn thiện bản thân, làm tròn trách nhiệm
của một thế hệ sinh viên trẻ nhiệt huyết, năng động hiếu học góp một phần sức mình vào
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ta. Hội nhập cùng toàn cầu thế thế giới
nhưng không hòa tan, tiếp thu phát triển và sáng tạo gìn giữ những giá trị lâu đời của đất nước.
Bản thân sinh viên thôi là chưa đủ cần có sự hợp tác từ phía thầy cô và
nhà trường. Giảng viên trong quá trình dạy học cần phải định hướng đúng
mục đích học tập cho sinh viên, áp dụng các biện pháp giảng dạy, truyền đạt
kiến thức một cách tích cực sáng tạo. Lấy sinh viên làm chủ thể để có thể tự
do phát biểu ý kiến xây dựng một tiết học có sự trải nghiệm và tương tác cao.
Luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho sinh viên, cải thiện tính tích học tập
sáng tạo của mỗi người từ việc nhỏ nhất.
Nhà trường cần cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, tài liệu thư viện học
tập, khuyến khích sinh viên đứng ra tổ chức các hoạt động học tập để phát
huy toàn bộ tài năng của mỗi một sinh viên, tạo động lực trực tiếp từ môi
trường năng động, sáng tạo nhiệt huyết. Sinh viên sẽ dần trở nên hứng thú
hơn, tích cực học tập, năng động sáng tạo trong hành động. Liên hệ bản thân
Bản thân là một sinh viên Học viện Ngân Hàng em đã luôn cố gắng
trong việc thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới bằng các phương
pháp học tập đúng đắn. Như mọi sinh viên kỹ năng tự học điều không thể
thiếu ở bản thân, em luôn cố gắng đọc kĩ bài tìm hiểu trước qua giáo trình,
trong tiết giơ tay phát phát biểu bài, đọc lại kiến thức mỗi cuối buổi. Tham
khảo các nguồn tài liệu trường đại học trong nước và nước ngoài, các bài
giảng video qua mạng giúp em tiếp cận tri thức một cách tốt hơn. Tài liệu từ
các anh chị đi trước là một điều không nên bỏ qua, trao đổi với họ giúp em
học được nhiều điều về cách học, phương pháp học sao cho hiệu quả.
Thầy cô luôn tạo điều kiện cho việc học của chúng ta. Nên hãy tích cực
tham gia vào các dự án học tập do thầy cô đề ra như làm video, dịch văn
bản… đây là cách để cải thiện kiến thức tốt nhất đối với bản thân em bởi nó
yêu cầu tao phải tìm hiểu kĩ một vấn đề, vận dụng và đi sâu thì mới có thể giải
quyết yêu cầu thầy cô đưa ra. Không chỉ thế, bản thân em luôn xung phong
làm nhóm trưởng cho mỗi bài hoạt động nhóm bởi đây cũng là cách giúp ta
học tập có trách nhiệm, tích cực hơn, xây dựng được kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp…
Bản thân em đang cố gắng xây dựng một lối sống tích cực, luôn học
cách lắng nghe, biết sửa chữa lỗi lầm chính mình, tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh
một cách chọn lọc để cải thiện chính mình. Học là cả một
quá trình không được vội vã, phải biết cách chọn lọc thông tin tiếp thu tinh
hoa tri thức của nhân loại. Đặt mục tiêu, ước mơ cho bản thân và thực hiện nó
hết sức mình qua việc học tập, rèn luyện tích cực sáng tạo. Để mỗi lần nhìn lại
ta vẫn có thể tự tin đối mặt rằng mình đã thử hết sức của bản thân, cố vượt
qua giới hạn của bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn để tiến tới những cơ hội mới rộng mở. 9.Mqh giữa vc và yt
9.1
.Rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. b nghĩa:
1. Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
– Trong quá trình nhận thức, học tập, nghiên cứu, con người phải bắt đầu
từ việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất. Qua việc tác động
vào chúng, ta sẽ bắt đối tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy
luật của nó. Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức.
Bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ có kiến thức
ngày càng phong phú về thế giới.
– Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình,
con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ
đó xác định phương hướng, biện pháp, lộ trình kế hoạch.
Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng. Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong
những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế.
– Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là
việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của
mình để hành động mà không nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất.
2. Phát huy tính năng động, sáng tạo, scc mạnh to lớn của yếu tố con người
– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải luôn chủ động,
phát huy hết trí thông minh, khả năng suy nghĩ của mình. Phải luôn tìm
tòi, sáng tạo ra cái mới trên cơ sở tích lũy, kế thừa những cái cũ phù hợp.
Có như vậy, con người mới ngày càng tài năng, xã hội ngày phát triển.
– Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao thể lực, trí
lực để nâng cao năng lực nhận thức và lao động của mình. Phải kiên trì, nỗ
lực vượt qua khó khăn, không bỏ cuộc giữa chừng.
– Tuyệt đối không được thụ động, trông chờ, ỷ lại trong mọi tình huống.
Điều ngày cũng đồng nghĩa với việc tránh sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.
– Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng
không có nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người
thất bại trong việc tìm ra giải pháp khả thi.
9.2.duy vật bc: vc quyết định yt ntn, yt tác động lại vc ntn, ý nghĩa pp luận (nguyên tắc
tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan) -> vận dụng pp đó vào hđ
của bản thân em (học tập, đời sống) a) Mối quan hệ

- Vật chất quyết định ý thức:
(1) Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
+ Bộ não người – cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật
chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên.
+ Lao động và ngôn ngữ trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết
định sự hình thành,tồn tại và phát triển của ý thức.
🡪 Cả bộ óc người, TG khách quan, lao động và ngôn ngữ đều thuộc về thế giới vật chất.
(2) Vật chất quyết định nội dung và bản chất của ý thức: Vì ý thức là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan nên bản thân thế giới khách quan như thế nào thì ý thức sẽ như thế
ấy hay cơ sở của vật chất, điều kiện vật chất, nhân tố, hoàn cảnh, vật chất như thế nào thì ý thức sẽ như thế ấy.
(3) Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Khi cơ sở vật chất, điều kiện
vật chất, hoàn cảnh vật chất thay đổi thì ý thức của con người cũng sẽ có sự thay đổi theo.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
(1) Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
(2) Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
(3) Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Khi tri thức của con người là tri thức khoa học, ý chí, nghị lực, quyết tâm
của con người cao, tình cảm trong sáng. + Tiêu cực: Ngược lại
(4) Xã hội càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng lớn, nhất là trong thời đại ngày
nay (nền kinh tế tri thức).
b) 0 nghĩa phương pháp luận
- Vì vật chất quyết định ý thức nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát
từ tình hình thực tế khách quan:
(1) Khi đề ra mục tiêu, mục đích cho mình con người không được thuần túy xuất phát từ
ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất.
(2) Khi nhận xét, đánh giá sự việc, hiện tượng, tình hình phải nhận xét, phản ánh đúng
như nó tồn tại, không được xuyên tạc, bóp méo sự vật, sự việc.
- Vì ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người nên trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát
huy vai trò sáng tạo của ý thức, nhân tố con người; muốn vậy con người phải tôn trọng tri
thức khoa học, làm chủ tri thức khoa học và đem tri thức khoa học vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thcc
-Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật
chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.
-Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu
của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.
-Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.
-Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố
khách quan và điều kiện khách quan.
II. Phép bc (PP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG LÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT)
*Biện chcng, biện chcng khách quan và biện chcng chủ quan
Biê @n chứng là quan điểm, phương pháp “xem xét những sự vâ•t và những phản ánh của
chúng trong tư tưởng trong mối quan hê• qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buô•c, sự
vâ•n đô•ng, sự phát sinh và tiêu vong của chúng. Phương pháp tư duy này cho phép không
chỉ nhìn thấy sự vâ•t cá biê•t mà còn thấy cả mối liên hê qua lại giữa chúng.
Biê•n chứng được chia thành biê•n chứng khách quan và biê•n chứng chủ quan.
- Biê @n chứng khách quan là khái niê•m dùng để chỉ biê•n chứng của bản thân thế giới tồn
tại khách quan, đô•c lâ•p với ý thức của con người
- Biê @n chứng chủ quan là khái niê•m dùng để chỉ biê•n chứng của sự thống nhất giữa
logic (biê•n chứng), phép biê•n chứng và lý luâ•n nhâ•n thức, là tư duy biê•n chứng và biê•n
chứng của chính quá trình phản ánh hiê•n thực khách quan vào bô• óc con người. Bởi vâ•y,
biê•n chứng chủ quan mô•t mă•t phản ánh thế giưới khách quan, mă•t khác phản ánh những
quy luâ•t của tư duy biê•n chứng.
*2 nguyên lí: nguyên lý của mối liên hệ phổ biến và nguyên lí của quá trình ptrien -nly mlh phổ biến:
2 nguyên tắc pp luận: ngtac toàn diện ?, ngtac lịch sử cụ thể ?
+ptich nguyên lý, rút ra ý nghĩa pp luận
+ptich quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và vận dụng chúng vào đời sống
-nly về sự ptrien:
+ptich nly đó (kniem, tính chất, ý nghĩa pp luận
+vận dụng ngtac ptrien trong ngly về sự ptrien trong hđ cụ thể (nêu ý nghĩa pp luận rồi vận dụng

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a) Khái niệm:
- Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định
và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của
sự vật, hiện tượng trong thế giới..
b) Tính chất của các mối liên hệ
- Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các
mối liên hệ vốn có của nó.
- Tính phổ biến: Mối liên hệ diễn ra ở tất cả các mặt, các quá trình, các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Tính đa dạng phong phú: Mọi sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và
chúng có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có
tính chất và vai trò khác nhau. Dựa vào tính đa dạng phong phú, mối liên hệ được chia ra làm nhiều loại:
+ Mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài
+ Mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu
+ Mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không cơ bản
+ Mối liên hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp
c) 0 nghĩa PPL (slide) - Quan điểm toàn diện:
- Quan điểm lịch sử cụ thể:
Liên hệ thực tiễn: thực trạng của giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19
8,8 Vận dụng tinh thần nghị quyết Đại hội Xll của Đảng vào giảng dạy ý nghĩa phương pháp
luận hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, 2021
Từ quan điểm toàn diện, ta có thể áp dụng nó để phân tích những ảnh hưởng do đại dịch
Covid-19 đối với nền giáo dục Việt Nam, từ đó chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội của nền giáo dục hiện nay.
Diễn ra trong chưa đầy hai năm, nhưng những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 đem lại đã
làm xáo trộn tất cả các mặt, các lĩnh vực trong của đời sống xã hội của đất nước. Giáo dục
cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Theo uớc tính của báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam: “gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian
rất dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn”10 .
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp – không ngừng học tập”, toàn
ngành Giáo dục và đào tạo đã chuyển sang trạng thái dạy học mới để đối phó với dịch bệnh
như tổ chức dạy và học trực tuyến, dạy học trên truyền hình… Nhưng việc tiếp cận hình
thức học tập mới này lại không hề dễ dàng đối với người học. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo,
có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có thiết bị học trực tuyến. Không chỉ vậy,
việc học trực tuyến trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ (đường truyền kém,
chập chờn) còn khiến cho việc tiếp thu kiến thu kiến thức thường xuyên bị gián đoạn. Đặc
biệt hơn, học sinh, sinh viên còn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tinh
thần, thể chất khi phải học trực tuyến trong thời gian dài: “Việc ngồi trước màn hình máy
tính quá lâu có thể khiến trẻ em bị chậm phát triển, việc học tập ở nhà khiến hoạt động thể
chất và việc ăn uống trở nên thất thường hơn là nguyên nhân chính dẫn tới tăng tỷ lệ béo
phì…”11 Không chỉ có học sinh, sinh viên, mà cả phụ huynh cũng là những người bị ảnh
hưởng. Nhiều phụ huynh, do dịch bệnh mất việc phải ở nhà, khó khăn trong việc đóng học
phí cho con, hay những phụ huynh phải đi làm trong khi có con nhỏ đang học ở nhà cũng rất
lo lắng cho con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc…
10 Ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa đo đếm được, 202111
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến trẻ lứa tuổi học đường, 2021
Đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới giáo viên, nhân viên, người lao động ngành Giáo
dục và đào tạo. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tại thành phố, có tới 12341 giáo
viên – nhân viên bị mất việc làm trong đó 82% là giáo viên mầm non. Những giáo viên mầm
non là những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi các cấp học khác đã triển khai
hình thức học trực tuyến, tuy nhiên cấp mầm non thì chưa biết ngày được hoạt động trở lại,
chính vì thế nhiều giáo viên đang buộc phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh. Đối với
một số giáo viên khác, dù còn việc nhưng vấn đề khác lại hiện ra như khó khăn về thiết bị,
nhiều giáo viên phải đi mượn máy tính, hay sử dụng máy tính cũ, cấu hình yếu và chậm,
gây khó khăn trong việc giảng dạy.
Việc tổ chức thi cử chuyển cấp cũng gặp nhiều bất cập. Theo dữ lệu từ báo tin tức, do ảnh hưởng của dịch bệnh:
Chất lượng và công bằng của kỳ thi vào các lớp đầu cấp khó đạt yêu cầu; việc phân luồng
sang đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và
tiến độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài
liệu giáo dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm
tiến độ. Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí
nghiệm chưa bảo đảm…
Có thể thấy, giáo dục hiện nay đối mặt với vô cùng nhiều thách thức, những thách thức này
lại không hề độc lập, riêng lẻ mà lại có quan hệ liên kết, gắn bó và tác động qua lại lẫn
nhau, vì vậy đòi hỏi nền giáo dục phải có những đổi mới, thay đổi căn bản, toàn diện để có
thể phát triển, thích ứng, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài phát triển nền giáo dục…
Nhưng bên cạnh những thách thức, thì đại dịch lại có tác dụng thúc đẩy để ngành giáo dục
có thể thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, của tập thể hay của
cả ngành giáo dục, là cơ hội để ngành giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho
nhiều lĩnh vực khác, tác động lớn đối với sự phát triển đất nước, cả trước mắt và lâu dài. Liên hệ bản thân
Việc áp dụng đúng đắn quan điểm toàn diện vào trong đời sống là vô cùng quan trọng, nó
sẽ giúp ta có thể nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải một cách chính xác nhất để từ đó có
thể “biến nguy thành cơ”, có thể cải thiện và giải quyết vấn đề. Và đặc biệt trong hoàn cảnh
hiện nay, giáo dục còn đối mặt nhiều thách thức khó khăn từ đại dịch Covid-19, biết vận
dụng đúng đắn quan điểm toàn diện còn có thể giúp học sinh, sinh viên tìm ra phương pháp
học tập tích cực, chủ động, tối ưu và hiệu quả cho mình.
Đối với bản thân em, một sinh viên Học viện Ngân hàng, đã có đã có kinh nghiệm học tập
trực tuyến trong thời gian dài, ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học, cùng với việc vận
dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm toàn diện, thì những giải pháp để có thể trang bị cho
bản thân học sinh, sinh viên một tâm thế học tập chủ động, tích cực có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, cần phải có ý thức cao cùng một sức khỏe tốt. Trong tình trạng học online tại nhà,
học sinh, sinh viên không chỉ đối mặt với những khó khăn về thiết bị học tập, hay về việc
tiếp thu bài giảng trên lớp mà còn tăng khả năng bị xao nhãng trong học tập bởi những kích
thích từ bên ngoài… Chính vì vậy, để việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất, trước
hết mỗi người học cần tạo cho mình mục tiêu để chiến đấu cùng với tinh thần mạnh mẽ,
kiên trì, bền bỉ vượt qua những khó khăn; một ý chí vững vàng để có thể vượt qua những
cám dỗ từ bên ngoài. Đồng thời bên cạnh đó, mỗi người học cần phải tích cực tập luyện thể
dục thể thao, ăn uống lành mạnh để có thể bảo đảm sức khỏe trong quá trình học.
Thứ hai, cần tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Tuy không thể trực tiếp đến trường nghe
giảng trực tiếp, nhưng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hiện nay trên mạng có
vô số nguồn tài nguyên, bài giảng quý báu để người học có thể sử dụng hay những sự trợ
giúp từ thầy cô, bạn bè thông qua những ứng dụng thông minh và vô kể những nguồn lực
khác. Nếu biết tận dụng tối đa những nguồn lực của mình đang có sẽ khiến việc học tập sẽ
trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, để có thể thể xây dựng cho mình một phương pháp học tập tích cực, thì một
không gian học tập phù hợp đóng vai trò không nhỏ. Mỗi người học sẽ phù hợp với một
không gian học tập khác nhau, trong mỗi thời điểm khác nhau. Bởi vậy, thông qua quá trình
học tập, người học cần tự tìm hiểu xem đâu là không gian học tập phù hợp nhất với mình,
từ đó tạo cho mình một thời khóa biểu hợp lý để việc học có thể diễn ra một cách hiệu quả và trơn tru. KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ
cơ bản, dựa trên quan điểm toàn diện, ta đã phân tích được thực trạng của nền giáo dục
Việt Nam trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phực tạp như hiện tại từ đó đưa ra
được những giải pháp giúp học sinh, sinh viên có thể học tập một cách tích cực. Quan điểm
toàn diện đòi hỏi khi nhận thức về sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức về sự vật, hiện
tượng trong toàn bộ các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt
của chính sự vật hiện tượng đó và giữa sự vật đó với các sự vật khác; phải chú ý đến mối
liên hệ tất yếu của hiện tượng; cần xem xét đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng
khác; cần phải tránh quan điểm phiến diện một chiều. Qua việc phân tích thực trạng của
nền giáo dục Việt Nam trong đại dịch cùng với việc sử dụng quan điểm toàn diện, ta có thể
thấy để tạo ra những giải pháp học tập hiệu quả và tích cực thì ý thức của học sinh, sinh
viên đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo đó là đến việc tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có
của chính học sinh, sinh viên để phục vụ cho việc học và cuối cùng là tạo cho bản thân một
không gian học tập, một thời gian học tập, một thời gian biểu hợp lý để việc học được diễn
ra một cách có hiệu quả, chủ động, tích cực để người học có thể đạt được hiệu suất cao nhất.
Câu: Nguyên lý về sự phát triển
a) Khái niệm: (slide có thêm cái bảng)
- Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo hướng đi
lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
b) Tính chất của phát triển:
- Tính khách quan: Phát triển là cái vốn có của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự phát
triển nằm trong bản thân của sự vật, hiện tượng; do mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng quy định.
- Tính phổ biến: Thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của
sự vật, hiện tượng đó.
- Tính đa dạng, phong phú: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không hoàn toàn
giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau; chịu sự tác động của nhiều yếu tố
và điều kiện lịch sử cụ thể.
c) 0 nghĩa PPL: (+slides) - Quan điểm phát triển:
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn đặt nó trong khuynh hướng vận động, biến
đổi, chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
+ Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức
tạp của sự phát triển.
+ Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến.
+ Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
- Quan điểm lịch sử cụ thể: Khi xem xét sự vật, hiện tượng nào đó phải đặt nó trong không
gian, thời gian và trong quá trình phát triển của nó.
Vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào thực tiễn
Việc vận dụng phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần quan trọng trong việc
định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn góp phần thúc đẩy các sự vật
phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của
sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là
quá trình khó khăn, phức tạp.
Vận dụng trong học tập
Việc vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong học tập mang ý nghĩa rất quan trọng,
đặc biệt với sinh viên để có thể phát triển và hoàn thiện bản thân.
Các cá nhân trong học tập phải biết nắm chắc cơ sở lý luận cuẩ quan điểm toàn diện, để từ
đó có thể vận dụng một cách sáng tạo, hợp lý. Trong quá trình học tập cần phải phân biệt
các mối liên hệ, phải chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ
chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác
động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Bên cạnh đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định
Ngoài ra, cá nhân cần phải nắm rõ chương trình học và cũng phải thấy rõ khuynh hướng
phát triển của chuyên ngành theo học trong thời gian sau đó, yêu cầu của xã hội đối với
chuyên ngành đang học tập, nghiên cứu là gì? Xã hội hiện tại và tương lai đòi hỏi những gì,
qua đó hoàn thiện bản thân, nâng cao tri thức cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
10. 2 cặp phạm trù: cái chung-cr và nn-kq (4 cặp còn lại k cần quan tâm)
-ptich phạm trù, vận dụng ptru đó trong hđ đời sống (vd với ptru cc-cr, nn-kq tự kiếm:
vận dụng mqh cái chung với cái đơn nhất: xu hướng là từ ptrien cái tích cực, từ cái đơn
nhất thành cái chung và ngược lại: xóa bỏ cái cổ hủ, lạc hậu, cái chung thành cái đơn nhất -
vận dụng vào đời sống của em [tiếp cận ý tưởng hay, cách làm hay, pp học tập hay và áp
dụng nó thì đó là biến cái đơn nhất thành cái chung và ngược lại - k chắc] COI SLIDES
-Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Trong phép biện chứng duy vật:
+ “Cái riêng” dùng để chỉ mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,... xác định, tồn tại
tương đối độc lập so với các sự vật, hiện tượng, quá trình... khác.
+ “Cái chung” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... lặp lại ở nhiều cái riêng.
+ “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất,... chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.
Ví dụ, mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con
người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người;
nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo
gen, nhân cách, năng lực,... cụ thể khác nhau.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
+ Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng; trái lại, cái chung chỉ tồn tại
trong mỗi cái riêng, biểu hiện thông qua mỗi cái riêng. Vì vậy, để nhận thức cái chung có thể
dùng phương pháp quy nạp từ việc nghiên cứu nhiều cái riêng.
Ví dụ, trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có thể rút ra
kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc lập
tuyệt đối tách rời cái chung. Vì vậy, để giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái
chung, đặc biệt là cái chung là cái thuộc bản chất, quy luật phổ biến...
Ví dụ, không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo
các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất
chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận
nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc giải quyết mỗi vấn đề
riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.
Ví dụ, khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề
riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó.
Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định
của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những
điểu kiện để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến
đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi,
học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
11.quy luật: có 3 nhưng chỉ học 2: quy luật lượng chất và quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập
+ql lg chất chỉ ra cách thức ptrien
+ql thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc, động
lực của sự vận động ptrien
đề thi yêu cầu:
+ptich quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất , ý nghĩa pp luận
+ptich quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập, rút ra ý nghĩa pp luận, vận
dụng vào hđ của bản thân
+ptich ql chỉ ra cách thcc của sự ptrien/ nguồn gốc… (dựa theo kniem 2 ql để trl)

*Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất
a) Khái niệm:
- Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật, hiện tượng là nó
chứ không phải là cái khác.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về
mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp độ…của các quá trình vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Chưa phân biệt được nó với cái khác.
Lượng được quy định bằng các khái niệm trừu tượng
b) Mối quan hệ biện chứng:
(1) Tính thống nhất giữa lượng và chất: Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa lượng
và chất, chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy, không có lượng và chất tồn tại tách rời nhau.
(2) Sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:
- Lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, có thể tăng hoặc giảm
- Khi lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì chất chưa biến đổi
- Lượng biến đổi tới “điểm nút” sẽ gây nên sự biến đổi về chất thông qua “bước nhảy”,
chất cũ mất đi chất mới ra đời thay thế.
+ Độ: là khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất.
+ Điểm nút: Điểm ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất.
+ Bước nhảy: Bước ở đó chất cũ mất đi, chất mới ra đời thay thế. Nó kết thúc một giai
đoạn phát triển của sự vật nhưng đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới. Bước
nhảy được phân loại theo nhịp điệu (bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần) và quy mô
(bước nhảy cục bộ, bước nhảy toàn diện)
(3) Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Chất mới sẽ tác động trở lại
sự thay đổi của lượng mới về quy mô, trình độ, tốc độ,... c) 0 nghĩa PPL:
(1) Trong cuộc sống muốn có sự thay đổi về chất phải biết tích lũy về lượng, phát huy tác
động của chất mới đối với lượng mới.
(2) Chống lại quan điểm chủ quan, nóng vội
- Chưa có sự tích lũy về lượng đã thực hiện bước nhảy về chất;
- Coi thường sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy về chất.
Chống tư tưởng bảo thủ trì trệ:
- Không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã có đủ sự tích lũy về lượng.
(3) Phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng
để lựa chọn phương pháp phù hợp.
(4) Phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy. Liên hệ thực tiễn:
1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông
(THPT) và Đại học:
Kiến thức là vô ngàn vô tận và việc bước qua một quá trình học tập mới cũng đồng
nghĩa với việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn và khó khăn hơn. Để lên được bậc Đại học
đồng nghĩa với việc thu nạp đủ kiến thức của 12 năm học. Và nếu như ở bậc THPT,
việc học được kéo dài xuyên suốt 1 năm với tất cả các môn và kiến thức sẽ được xoay
quanh liên tục thì lên Đại học mỗi môn học là hệ thống kiến thức kéo dài trong khoảng
1-2 tháng. Khác với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học sẽ phải
tham gia rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại khoá,.. Không chỉ vậy, các môn
học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới mẻ, ngoài việc đọc sách giáo trình, sinh viên
còn phải tìm thêm nhiều nguồn thông tin từ trong sách báo, tài liệu liên quan. Chính sự
thay đổi về khối lượng kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân
sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường học tập, giáo dục
mới. Đây chính là sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Sự khác nhau lớn
nhất giữa bậc THPT và Đại học có lẽ là nhiệm vụ trong học tập, đối với bậc THPT thì
việc lên lớp và hoàn thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra chính là nhiệm vụ lớn nhất
nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ
đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra mục
tiêu cho tương lai của chính bản thân họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức của bản
thân là yếu tố quan trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh, tinh thần tự
học sẽ được phát huy rõ rệt. Do đó, nếu muốn thành công thì ngay khi bước chân vào
giảng đường họ phải luôn nhắc nhở mình phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng
thật nghiêm túc để mang lại những kết quả to lớn.
2. Từng bước tích luỹ kiến thcc một cách chính xác, đầy đủ:
Quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận
động và phát triển, một sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng là kết quả của việc
tích luỹ những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định. Và sự vận động và phát
triển vừa diễn ra một cách có tuần tự theo sự thay đổi của lượng, vừa có bước nhảy đột
phá từ sự biến đổi của chất.
Để học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, bạn phải đáp ứng được các chỉ tiêu
tuyển sinh của trường sau kì thi THPT Quốc Gia hằng năm. Để đạt được điểm số phù
hợp, bạn phải có kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi THPTQG hay bài thi Đánh
giá năng lực; hoặc đạt được số điểm học bạ trong 12 năm học so với mức điểm xét
tuyển của trường UEL. Có thể xem học tập là quá trình tích luỹ về
lượng mà kì thi là điểm nút, hoàn thành bài thi là bước nhảy và có thể đạt được mcc
điểm để dẫn đến sự biến đổi về chất hay chưa.
Theo từng ngày, kiến thức sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượng
thông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất (đậu và trở thành sinh viên trường
UEL). Trong lượng được nêu ở trên (quá trình tích luỹ kiến thcc
trong 12 năm học) tồn tại nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ hơn. Việc tích
luỹ kiến thcc qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiến thcc nhất định, bạn sẽ
chuyển sang mcc độ mới cao hơn
. Như vậy, thời gian giữa các mức độ học tập gọi là
độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là
bước nhảy. Trong 12 năm học, bạn phải thực hiện lượng lớn bước nhảy, vượt qua số
lượng điểm nút nhất định, có nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích luỹ về
lượng. Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Tôn Đức
Thắng, có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới. Đầu tiên là
sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại
lượng. Giờ đây, lượng là sự tích luỹ kiến thức mới lẫn kỹ năng mềm, bên cạnh đó cũng
là sự phát triển về suy nghĩ, nhận thức, hành động, cách tư duy. Chất mới có sự khác
nhau với chất cũ ở chỗ quá trình tích luỹ kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi
nghiên cứu, tự định hướng ở bậc Đại học thay vì là được thầy cô cung cấp như bậc
Trung học. Từ đấy, khi tích luỹ đủ về lượng đạt mức đầy đủ tín chỉ và hoàn thành việc
thực hiện kỹ năng mềm, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học. Ở giai đoạn này, điểm
nút là lượng tín chỉ và kỹ năng cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên sang
người không còn thuộc quyền quản lý của trường học. Cứ như vậy, quy luật lượng chất
phát triển liên tục, tạo nên sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo
ra, con người dần tích luỹ thêm về lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống xã hội.
3. Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực:
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, cùng với đó,
con người cũng phải vận động chạy theo nó để không bị bỏ lại phía sau, không ngừng
phấn đấu trau dồi bản thân mình. việc phải tự học tập, tìm kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi bản thân khi
còn là 1 sinh viên trên giảng đường Đại học là điều quan trọng và cần thiết. Khi sinh
viên biết tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ động hơn
trong công việc của mình. Cùng là một công việc học tập, một người học với thái độ
hời hợt, bị ép buộc và một người học với thái độ hăng say, tự học thì cũng sẽ cho ra 2
kết quả khác nhau. Việc tự học, tự thân vận động sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình của
bản thân, biết mình phải làm gì để củng cố cho việc học của mình trở nên tốt hơn. Đó
cũng là một kim chỉ nam giúp chúng ta đi theo con đường đi mình đã chọn một cách
đúng đắn, khi bị lệch khỏi đường ray, ta có thể trở lại con đường của mình một cách
chủ động mà không phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Khi bạn nghiêm túc và
tích cực trong công việc của mình, bạn sẽ tìm ra thêm được nhiều điều hay hơn thế,
chúng giúp cho chúng ta có động lực hơn để phấn đấu tiến tới mục tiêu của mình.Qua câu
chuyện, chúng ta lại thêm phần nào thấy được mình trong đó. Khó khăn và
thử thách sẽ tôi luyện chúng ta đến với thành công vững chắc hơn. Vì vậy, hãy chủ
động học tập, tích cực rèn luyện và nghiêm túc với mục tiêu của mình. Kết lại, có một
câu nói “ Một chú chim đậu trên càng cây không bao giờ sợ cành cây bị gãy, bởi niềm
tin được đặt vào đôi cánh của nó chc không phải cành cây”
. Vậy nên cơ hội và thành
công chỉ đến với những ai biết tin vào bản thân mình, tự học tập và rèn luyện với nó
một cách nghiêm túc và trung thực.
4. Trong học tập và nghiên ccu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn:
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học
tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ
số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số
lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm
nút và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc
môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì
vậy, trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích
luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật.
Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tranh tư tưởng nhảy cấp. Sau
khi học những kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có
thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học thì
phải hoàn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy ra. . Một số trường hợp
sinh viên không tập trung học, bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề, làm ảnh
hưởng đến tốc độ học. Nhiều sinh viên khi đến gần giai đoạn thi mới bắt đầu học lại từ
đầu, nhưng thời gian ôn thi là để sinh viên ôn lại kiến thức họ đã học chứ không phải
tiếp thu thêm cái mới, vì vậy cho dù sinh viên chăm học trong thời gian đó thì cũng
không thể đảm bảo được lượng kiến thức để vượt qua được kì thi. Ngoài ra, có nhiều
sinh viên có sức học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng một
năm hay một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến không có
môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại. Tóm
lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên
phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng
sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực.
5. Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan:
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình
từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến
thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải
qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy.
Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai
sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích
luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm
kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm
biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy.
Trên quan niệm triết học, chất thay đổi sẽ thay đổi cả sự vật. Điều đó được minh chứng
khi sinh viên nỗ lực phấn đấu và trở thành các thầy giáo, giảng viên, lượng sẽ được đổi
mới theo nhịp điệu của chất đã được tạo ra bởi thế hệ trước và truyền lại cho thế hệ sau.
ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, tích luỹ và học
hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những
“lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên
luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và
tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất-lượng liên tục diễn ra không
ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên,
giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh
viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp
tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan
nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.
6. Rèn luyện ý thcc học tập của sinh viên:
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học
tập phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua
kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ,
việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới. Ví
dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước
nhảy để được học ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt
qua điểm nút một cách ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận