Ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế nào?

Ghi lô đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, hành vi này vẫn được thực hiện và đang ngày càng phổ biến hơn với nhiều hình thức hơn. Và khi công nghệ đang càng ngày càng phát triển thì hành vi ghi lô đề đã biến tướng dưới hình thức online. Vậy hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế nào?

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.7 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.8 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế nào?

Ghi lô đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, hành vi này vẫn được thực hiện và đang ngày càng phổ biến hơn với nhiều hình thức hơn. Và khi công nghệ đang càng ngày càng phát triển thì hành vi ghi lô đề đã biến tướng dưới hình thức online. Vậy hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế nào?

40 20 lượt tải Tải xuống
Ghi lô đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Tuy nhiên,
hành vi này vẫn được thực hiện và đang ngày càng phổ biến hơn với nhiều hình thức hơn.
Và khi công nghệ đang càng ngày càng phát triển thì hành vi ghi lô đề đã biến tướng dưới
hình thức online. Vậy hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế
nào?
1. Hành vi ghi đề online qua điện thoại, tin nhắn Zalo,
Facebook là như thế nào?
đề một loại hình cược dựa trên kết quảxổ sốvới điểm quy đổi 1:80
hoặc 1:70. Người chơi sẽ ghi một hoặc nhiều con số (từ 02 hoặc 03 chữ s
tùy thuộc cách chơi) với giá cược tiền nhất định. Nếu con số của người chơi
ghi trùng với 02 hoặc 03 số cuối giải đặc biệt kết quả sổ xố cùng ngày, người
chơi sẽ được trả số tiền theo điểm quy đổi. Đây loại hình cược bị Nhà
nước Việt Nam đưa vào hành vi vi phạm pháp luật.
Hiện nay, song song với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số, hoạt
động ghi đề cũng dần sự chuyển biến. Nếu như trước đây,khi muốn
đánh đề, các nhân sẽ phải đến trực tiếp nơi người ghi để ghi đề. Còn
hiện tại, việc đánh ghi đề còn được thực hiện online qua điện thoại, tin
nhắn,Zalo, Facebook, ...
Từ đó, thể hiểu hành vi ghi đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo,
Facebook việc nhân, tổ chức tiến hành ghi lại dự đoán kết quả xổ s
của nhân khác qua điện thoại, tin nhắn. Hoạt động này đang ngày
càngdiễnphổ biến, gây ra những tác động nhất định cho lợi ích của các chủ
thể tham gia, cũng như công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có
thẩm quyền.
2. Hành vi ghi đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook
bị coi là hành vi tổ chức đánh bạc hay không?
TheoCông văn 196/TANDTC - PCngày 04 tháng 9 năm 2018về việc áp dụng
điểm c khoản 2 Điều 321 điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do
Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định như sau:
- “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 điểm c khoản
2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu việc sử dụng mạng internet,
mạng máy tính, mạng viễn thông các phương tiện điện tử đểđánh bạc
trực tuyến(như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng
internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức
đánh bạc, gá bạc).
- Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn
thông các phương tiện điện tử khác như phương tiện để liên lạc với
nhau (Ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề,
tô, độ đua ngựa...) không hình thành nên các trò chơi được thua bằng
tiền hoặc hiện vật trực tuyếnthì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng
internet, mạng máy tính, mạng viễn thông các phương tiện điện tử để
phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 điểm c khoản 2 Điều 322
của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, theo quy định nêutrênthì thể thấy, việc nhắn tin qua điện
thoại,Zalo, Facebookđể ghi lôđề sẽ không bị truy tố về việc sử dụng mạng
internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ
chức đánh bạc việc ghi lô, đề, độbằng cách ghi như vậy không tạo nên
những chiếu bạc ăn thua tiền hoặc hiện vật trực tuyến. Tuy nhiên, việc ghi
đề online qua điện thoại, Zalo, Facebookvẫn được xác định hành vi đánh
bạc, tổ chức đánh bạc. Người thực hiện hành vi ghi đề online trên vẫn
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo
quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.
3. Hình thức xử đối với hành vi ghi đề online qua điện
thoại, tin nhắn, Zalo, Facebook
Trên thực tế, mọi hành vi chơi lô đề đều hướng tới mục đích thắng, thua bằng
tiền hoặc hiện vật, tài sản.Do vậy, việc ghi đề online qua điện thoại, Zalo,
Facebook một trong s những hình thức đánh bạc trái phép hiện nay. Tùy
vào tính chất, mức độ người tổ chức ghi đề online này thể bị xử
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc. Cụ
thể như sau:
3.1. Bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28Nghị định 144/2021/NĐ-CPngày 31 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn hội; phòng, chống tên nạn hội; phòng
cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì người
nào thực hiện hành vi mua số lô, số đề sẽ bị xử phạt hành chính dưới hình
thức là phạt tiền với mức từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Bên cạnh đó,đối với trường hợpngười nào thực hiện hành vibán số lô, số đề,
bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô đề hoặc là người giao lại cho người
khác để hưởng hoa hồng cũng bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử
phạt vi phạt hành chính với mức từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
Ngoài ra,theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-
CP thì người thực hiện hành vi tổ chức đánh đề (như làm chủ lô, đề; tổ
chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; tổ
chức mạng lưới số lô, số đề) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu
đồng. Những nhân thực hiện hành vi tổ chức đánh đề này còn bị tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp
được từ việc thực hiện hành vi vi phạm này.
3.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi ghi đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook cũng được xem
hành vi tổ chức đánh bạc trái phép. Do đó, khi đủn cứ chứng minh việc
ghi đồ của các nhân, tổ chức, thì những đối tượng này hoàn toàn có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình s về Tội Tổ chức đánh bạc hoặc bạckhi
đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 322Bộ luật Hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 . Theo đó, 02 khung hình phạt
được áp dụng đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc này, cụ thểnhư sau:
Khung 1: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức từ 02 chiếu bạc trở lên
trong cùng một lúc tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05
triệu đồng trở lên.
- Sử dụng địa điểm thuộc s hữu hoặc quản của mình để cho 10 người
đánh bạc trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc tổng
số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên.
- Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần trị giá từ 20 triệu
đồng trở lên.
- Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết
bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ
khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, s dụng phương tiện để trợ
giúp cho việc đánh bạc.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong c hành vi quy định tại
Điều này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc Tội đánh
bạc, chưa được xóa án tích mà tái phạm.
Khung 2: Phạt từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các
trường hợp:
- Có tính chất chuyên nghiệp.
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện
điện tử để phạm tội.
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính thì ngườiphạm tội còn bị áp dụng
thêm hình phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến100
triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
| 1/4

Preview text:

Ghi lô đề là một tệ nạn xã hội đã tồn tại từ lâu tại Việt Nam và bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, hành vi này vẫn được thực hiện và đang ngày càng phổ biến hơn với nhiều hình thức hơn. Và khi công nghệ đang càng ngày càng phát triển thì hành vi ghi lô đề đã biến tướng dưới hình thức online. Vậy hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook bị xử lý thế nào?

1. Hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn Zalo, Facebook là như thế nào?

Lô đề là một loại hình cá cược dựa trên kết quả xổ số với điểm quy đổi 1:80 hoặc 1:70. Người chơi sẽ ghi một hoặc nhiều con số (từ 02 hoặc 03 chữ số tùy thuộc cách chơi) với giá cược tiền nhất định. Nếu con số của người chơi ghi trùng với 02 hoặc 03 số cuối giải đặc biệt kết quả sổ xố cùng ngày, người chơi sẽ được trả số tiền theo điểm quy đổi. Đây là loại hình cá cược bị Nhà nước Việt Nam đưa vào hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện nay, song song với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số, hoạt động ghi lô đề cũng dần có sự chuyển biến. Nếu như trước đây, khi muốn đánh đề, các cá nhân sẽ phải đến trực tiếp nơi người ghi ở để ghi lô đề. Còn hiện tại, việc đánh và ghi lô đề còn được thực hiện online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo, Facebook, ...

Từ đó, có thể hiểu hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo, Facebook là việc cá nhân, tổ chức tiến hành ghi lại dự đoán kết quả xổ số của cá nhân khác qua điện thoại, tin nhắn. Hoạt động này đang ngày càng diễn phổ biến, gây ra những tác động nhất định cho lợi ích của các chủ thể tham gia, cũng như công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook có bị coi là hành vi tổ chức đánh bạc hay không?

Theo Công văn 196/TANDTC - PC ngày 04 tháng 9 năm 2018 về việc áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định như sau:

- “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).

- Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (Ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber.... để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa...) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì có thể thấy, việc nhắn tin qua điện thoại, Zalo, Facebook để ghi lô đề sẽ không bị truy tố về việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc vì việc ghi lô, đề, cá độ bằng cách ghi như vậy không tạo nên những chiếu bạc ăn thua tiền hoặc hiện vật trực tuyến. Tuy nhiên, việc ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook vẫn được xác định là hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc. Người thực hiện hành vi ghi lô đề online trên vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành.

3. Hình thức xử lý đối với hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo, Facebook

Trên thực tế, mọi hành vi chơi lô đề đều hướng tới mục đích thắng, thua bằng tiền hoặc hiện vật, tài sản. Do vậy, việc ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook là một trong số những hình thức đánh bạc trái phép hiện nay. Tùy vào tính chất, mức độ mà người tổ chức ghi lô đề online này có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc. Cụ thể như sau:

3.1. Bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tên nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì người nào thực hiện hành vi mua số lô, số đề sẽ bị xử phạt hành chính dưới hình thức là phạt tiền với mức từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp người nào thực hiện hành vi bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô đề hoặc là người giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng cũng bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử phạt vi phạt hành chính với mức từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi tổ chức đánh lô đề (như làm chủ lô, đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; tổ chức mạng lưới số lô, số đề) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Những cá nhân thực hiện hành vi tổ chức đánh lô đề này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm này.

3.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, Zalo, Facebook cũng được xem là hành vi tổ chức đánh bạc trái phép. Do đó, khi có đủ căn cứ chứng minh việc ghi lô đồ của các cá nhân, tổ chức, thì những đối tượng này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc khi đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, có 02 khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc này, cụ thể như sau:

Khung 1: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức từ 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá từ 05 triệu đồng trở lên.

- Sử dụng địa điểm thuộc sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên.

- Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần trị giá từ 20 triệu đồng trở lên.

- Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc Tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà tái phạm.

Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Có tính chất chuyên nghiệp.

- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội.

- Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính thì người phạm tội còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung với hình thức là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.