Giá trị thăng dư - Kinh tế chính trị | Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-HLưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm đích giá trị sử dụng.Công thức chung của tư bản: T – H – TTrong đó : T=T+ATAT: gọi là giá trị thặng dư (ký hiệu m)Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị thặng dư. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (ktcc123)
Trường: Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
3.1. LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
3.1.1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
3.1.1.1. Công thức chung của tư bản
Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-H
Lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm đích giá trị sử dụng.
Công thức chung của tư bản: T – H – T Trong đó : T=T+AT
AT: gọi là giá trị thặng dư (ký hiệu m)
Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị thặng dư.
3.1.1.2. Hàng hóa sức lao động
Xét công thức chung của tư bản: T – H – T’ ta thấy:
-Nếu mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị thì không có giá trị tăng thêm,
-Nếu bán hàng hóa cao hơn giá trị thì người bán được lợi, nhưng người mua sẽ bị thiệt.
-Lưu thông không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội dù mua rẻ, bán đắt.
=>Như vậy, bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc
biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng, giá trị của nó không những được bảo
tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động.
3.1.1.3 Sự sản xuất giá trị thặng dư
1.Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
người bán sức lao động (người lao động làm thuê) tạo ra và thuộc về
nhà tư bản (người mua hàng hóa sức lao động)
2.Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị.
3.Ngày lao động chia thành hai phần: thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư:
+ Thời gian lao động tất yếu: là thời gian người làm thuê lao động để tạo 3 ra
giá trị mới bằng với giá trị sức lao động (ký hiệu là t)
+ Thời gian lao động thặng dư: là thời gian người lao động làm thuê lao động
để tạo ra giá trị thặng dư (ký hiệu là t’).
Vậy thời gian lao động = TGLĐTY +TGLĐTD (t+t’)
3.1.1.4 Tư bản bất biến, tư bản khả biến
-Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động
cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất
biến (ký hiệu là c)=>tư bản bất biến là điều kiện của quá trình sản xuất giá trị thặng dư
-Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng
thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất, gọi là tư bản khả biến, (ký hiệu là v)=>tư bản
khả biến là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư 3.1.1.5 Tiền công
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động. Đó là bộ
phận của giá trị mới do chính hao phí sức lao động của người
lao động làm thuê tạo ra, nhưng nó lại thường được hiểu là do
người mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê. * Tiền công
- Hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động
- Được biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động - Tiền công che dấu sự
phân chia ngày lao động thành: + Thời gian LĐ tất yếu và thời gian LĐ thặng dư
+ Lao động được trả công và không được trả công > Che dấu bản chất bóc lột của CNTB
Vậy tiền công không phải là giá trị của lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động
3.1.1.6 Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
* Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt
trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản
xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện những chức năng tương ứng (chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư, thực hiện giá trị thặng
dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
* Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá
trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản n= CH/ch
n: số vòng chu chuyển trong 1 năm
CH: thời gian 1 năm = 12 tháng
ch: thời gian chu chuyển của 1 vòng - Tư bản cố định (c)
Là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia vào toàn bộ quá trình sx nhưng giá trị của nó chuyển dần, từng phần
vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn (máy móc, nhà xưởng, thiết bị...)
Quá trình sử dụng tư bản cố định có hai loại hao mòn
+Hao mòn hữu hình:Hao mòn về GTSD do tác động của tự nhiên, cơ học, hoá học sinh ra
+Hao mòn vô hình:Hao mòn về giá trị do tác động của tiến bộ kỹ thuật - Tư bản lưu động
Là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thức sức lao động,
nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển 1 lần, toàn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sx (nguyên nhiên vật liệu,
nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động...)
3.1.2. Bản chất của giá trị thặng dư
- Là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị
- Tỷ suất GTTD: là tỷ lệ phần trăm giữa GTTD và tư bản khả biến (v)
> Tỷ suất GTTD (m’) nói lên trình độ bóc lột của nhà TB đối với CN làm thuê,
nhưng chưa rõ quy mô bóc lột
- Khối lượng GTTD (M): là lượng GTTD bằng tiền mà nhà tư bản thu được
CNTB càng phát triển thì khối lượng GTTD càng tăng, vì trình độ bóc lột SLĐ càng tăng
3.1.3. Các phương pháp sx giá trị thặng dư trong nền KT thị trường TBCN
- Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối
Là GTTD thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động
tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yêu không thay đổi
- Phương pháp sản xuất GTTD tương đối
Là GTTD thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi thậm chí rút ngắn
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải làm giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và
dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao
động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra
tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó. - GTTD siêu ngạch
Là phần GTTD thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá
biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó
+ Giá trị xã hội: 100 đ/sp
+ Giá trị cá biệt do tăng năng suất cao nhất: 60 đ/sp + Giá trị thặng dư siêu ngạch: 40 đ/sp
Xét trên phạm vi từng doanh nghiệp, GTTD siêu ngạch mang tính tạm thời
nhưng xét trên quy mô xã hội GTTD siêu ngạch mang tính phổ biến.