Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ mới | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ mới | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
14 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ mới | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ mới | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40551442
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại
giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và
liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ
mới.
HỌ VÀ TÊN : NGÔ THU HUYỀN
MÃ SINH VIÊN: 11218966
LỚP (LLDL1102)
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THẮM
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
lOMoARcPSD| 40551442
Mục lục
I. Lời mở đầu................................................................................................................... 1
II. Giá trị đời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với s trường tồn
của triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến” .......................................................................... 1
1. Giá trị thi đi của hiệp định Pari trong công tác ngoại giao .............................. 1
2. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” ........................................................................ 3
3. Bài học ngoại giao từ hiệp định Pari ..................................................................... 4
III. Liên hệ với bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời kỳ mới .................. 5
1. Hình tượng “cây tre Việt Nam” .............................................................................. 5
2. Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” ................................................................. 6
3. Vận dụng bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời đại ngày nay ......... 9
IV. Danh mục tham khảo ................................................................................................. 12
lOMoARcPSD| 40551442
1
I. Lời mở đầu
Lịch sử dân tộc Việt Nam lịch sử của một dân tộc anh hùng, bền bỉ và
kiên cường chinh phục thiên nhiên, chiến thắng mọi ktxâm lược để tồn tại
phát triển. Nơi lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước nơi các thế
hệ người dân nối tiếp nhau thường xuyên phải cầm vũ khí chống trả các thế lực
xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã biết đến vai
trò quan trọng của ngoại giao như một công cụ đấu tranh hòa bình với các
quốc gia khác nhằm đạt mục đích “quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”.
thể nói, lịch sử ngoại giao của Việt Nam một kho tàng về kinh nghiệm xử
thế vô cùng quý báu, ông cha ta mưu trí, “biết mình”, “biết người” đến cao độ,
biết dồn đối phương đến chỗ phải chấp nhận các điều kiện của mình trong
mọi thời kỳ đã luôn luôn bám sát mục tiêu chủ yếu là: Độc lập dân tộc, chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và hạnh phúc, ấm no của nhân dân.
Trên chặng đường đầy chông gai ấy, hiệp định Pari vẫn mang giá trị thời
đại sâu sắc trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “dĩ bất biến
ứng vạn biến”. Tiếp thu vận dụng sáng tạo đường lối ngoại giao từ lịch sử
hào hùng của dân tộc, bản sắc “cây tre Việt Nam” để lại nhiều dấu ấn, thành
tựu nhất định. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc, nhận thức được vị thế của quốc gia
trên trường quốc tế đcó cái nhìn khách quan về hiện thực, nhận thức được vai
trò của một người công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hsinh viên ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
II. Giá trị đời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự
trường tồn của triết lý “dĩ bt biến ứng vạn biến”
1. Giá trị thời đại của hiệp định Pari trong công tác ngoại giao
Hiệp định Paris về Việt Nam hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Hiệp định Paris là
lOMoARcPSD| 40551442
2
thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị
ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống
Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng
Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng
thời đại Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của Hiệp định Paris cho thấy rõ nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhìn người dụng người rất đúng. Bác đã chọn 2 nhân vật: Đồng chí Xuân
Thủy, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người uyển chuyển, vững vàng
nhưng rất sách lược, làm trưởng đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác
chọn thêm một nhân vật chủ chốt nữa của Đoàn đàm phán là đồng chí Lê Đức
Thọ. Lê Đức Thọ trực tiếp đàm phán với Mỹ, ở ông toát lên một con người trí
tuệ, con người biết "lúc nào cứng, lúc nào mềm". Do vậy Kissinger thán phục
Đức Thọ. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger từng chia sẻ trong hồi
ký rằng: "Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện bên bàn đàm phán
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình Việt Nam không
phải là ông Lê Đức Thọ".
Bác Hồ chọn một người rất mềm dẻo, sách lược, uyển chuyển và thu hút
sự quan tâm của dư luận, đặc biệt, Bác đã vận dụng sáng tạo sách lược "tuy hai
một, tuy một hai", phối hợp chặt chẽ giữa hai miền Bắc - Nam trong
quá trình đàm phán hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thống nhất
đất nước. Sau khi ký tắt Hiệp định Paris, Kissinger - Cố vấn đặc biệt của Tổng
thống M gấp hết giấy tờ và hỏi ông Lê Đức Thọ - Cố vấn Đặc biệt, Lãnh đạo
đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Tôi xin hỏi ông một câu, ông trả lời cho tôi
có hay không quân đội miền Bắc còn ở miền Nam Việt Nam. Ông Lê Đức Thọ
nhắc lại: Đất nước Việt Nam một, dân tộc Việt Nam một nên đâu trên
lãnh thổ chúng tôi có quân xâm lược thì người Việt Nam có quyền đến đấy để
bảo vệ Tổ quốc của mình.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh là người ở trong nước chuẩn
bị nội dung cho các cuộc đàm phán ở Paris. Bác Hồ phân công rấtràng, một
lOMoARcPSD| 40551442
3
người đấu tranh trên bàn đàm phán, một người nhà soạn thảo sách lược,
chiến lược.
Một nữ tướng trên bàn đàm phán đồng chí Nguyễn Thị Bình, một trí
thức lớn lên từ phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam. Bác đã chọn người
phụ nữ được đào tạo chính quy, có tri thức, nói tiếng Pháp rất giỏi. Khi họp báo
nói trực tiếp bằng tiếng Pháp nên rất thu hút báo giới, được nhiều bạn
quốc tế quý mến.
Những dấu ấn từ những nhà ngoại giao, nhà chính trị tài ba đã thành công
kết bản hiệp định Pari lịch sử. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Dy Niên, thắng lợi của Hiệp định Paris cho chúng ta bài học kinh
nghiệm: Chúng ta phải kiên định, kiên tchúng ta chính nghĩa, nếu không
có chính nghĩa thì sự kiên tấy là sự ngoan cố. Khi có chính nghĩa chúng ta đề
ra đường lối đấu tranh, đàm phán; kiên trì với mục tiêu đó mới đi đến thắng lợi.
2. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là cụm từ có nguồn gốc tiếng Hán, là một vế
của một câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai của nó là: “Dĩ chúng tâm, vi kỷ tâm”
(tức là lấy tình cảm, ý chí của quần chúng làm tình cảm, ý chí của mình). Chủ
tịch Hồ Chí Minh sử dụng vế đối này để nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước
khi lên đường sang Pháp, ý tại ngôn ngoại, phù hợp khi nói với một nhà Hán
học như cụ Huỳnh Thúc Kháng; câu nói cũng như một kíp được truyền lại
để xử lý tình huống thay đổi liên tục ở thời điểm lúc bấy giờ.
Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không
thay đổi) ứng pvới cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến
nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến; tuyệt đối không thể đem cái
bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như
sự nghiệp cách mạng luôn thay đổi, phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng
lĩnh vực cụ thể cũng phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi. Nhưng dù có mềm
dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên
lOMoARcPSD| 40551442
4
mục đích cui cùng (cái bất biến), bởi nếu không sẽ dễ bị lạc vào cái mê cung,
rừng rậm của vạn biến, cái vụn vặt mà không biết đường ra.
Cái “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây được cho là có ba điều
là: độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong đó, đặt lên cao nhất độc lập, bởi lẽ nếu
không độc lập, tức bvong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh lệ lầm
than thì làm tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Cái “vạn biến”
trong tưởng Hồ Chí Minh: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thông qua
những hoạt động thực tiễn của Người, cái vạn biến thể được hiểu là những
tình huống cách mạng đã, đang và sắp xảy ra hàng ngày hàng giờ mà chúng ta
phải đối phó, phải xử lý để đạt được mục tiêu cách mạng đặt ra.
3. Bài học ngoại giao từ hiệp định Pari
Chiến trường thắng lợi: thắng lợi trên mặt trận chiến trường tạo điều kiện
quyết định cho hiệp định Pari được ký kết.
Xây dựng được con người đối ngoại vững vàng, kiên quyết, trí tuệ: Trong
thời chiến, quân đội đi tiên phong, nhưng trong thời bình, ngoại giao phải đi
tiên phong. Phải xây dựng chiến lược ngoại giao với tầm nhìn xa. Phải đội
ngũ cán bộ ngoại giao đủ mạnh, có bộ máy đối ngoại chuyên nghiệp phối hợp
với các lĩnh vực khác để đưa đất nước phát triển phồn vinh, vị thế Việt Nam
ngày càng được nâng cao.
Bài học về đoàn kết quốc tế: Thời kỳ đó, phong trào ủng hộ Việt Nam
châu Âu rất mạnh mẽ. vậy Đảng ta đã đúc kết, chúng ta có thắng được chính
nhờ sức mạnh của dân tộc sức mạnh của thời đại. Nếu không sức mạnh
ủng hộ Việt Nam Tây Âu, Mỹ, Bắc Mỹ tNixon còn ngoan cố. Chính những
điều này tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam, thúc đẩy phía Mỹ đi đến thỏa thuận
đàm phán Hiệp định Paris với chúng ta. Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng
không được chính người dân Mỹ ủng hộ, đồng tình. Sau này, khi hòa bình lập
lại phong trào đó biến thành sự ủng hộ Việt Nam phục hồi kinh tế, phục hồi
lOMoARcPSD| 40551442
5
chiến tranh. Như vậy, bài học đoàn kết rất lớn, thời đại nào chúng ta cũng
phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ ca quốc tế.
Kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt khôn khéo trong sách ợc:
Nguyên tắc là độc lập, tự chủ, là lợi ích quốc gia - dân tộc. Sách lược là những
biện pháp khéo léo, linh hoạt nhằm giữ vững nguyên tắc đó.
III. Liên hệ với bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời k
mới
1. Hình tượng “cây tre Việt Nam”
Từ bao đời nay, cây tre luôn gắn với cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang
trong mình cốt cách riêng của nền văn hóa, con người Việt Nam: kiên cường
mềm dẻo, bản lĩnh linh hoạt, dung dị sáng tạo... Hình tượng, cốt
cách ấy của cây tre rất gần gũi với nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh. Đó là nền ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội
nhập quốc tế, kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, thủy chung, chính
nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, hoa sen cây tre hai hình tượng
đặc trưng. Nếu như hoa sen sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc,
thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người
Việt Nam.
Hình tượng Thánh Gióng cùng cây tre hóa thân thành một trong “Tứ bất
tử”
sống mãi trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Những bụi tre
Thánh Gióng nhổ trên đường đã trở thành vũ khí đánh giặc. Giữa lúc vận nước
nguy nan, tre là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần quật
cường đồng sức, đồng lòng cứu nước.
Thấm đượm bản sắc và văn hóa Việt Nam, hình tượng cây tre và ngoại
giao Việt Nam rất gần gũi nhau. Ngoại giao là sự giao thoa ca chính trị - an
ninh, kinh tế - xã hội và văn hóa, là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, lịch
sử và tương lai, đấtớc với thế giới. Ngoại giao lấy cái gốc là văn hóa dân
lOMoARcPSD| 40551442
6
tộc và mang trong mình nội hàm văn hóa dân tộc. Cội nguồn sâu xa của bản
sắc ngoại giao Việt Nam xuất phát từ những triết lý và truyền thống ngoại
giao của cha ông ta. Đó là tinh thần độc lập, tự cường, hòa mục bên trong,
hòa hiếu bên ngoài. Đó là kiên quyết, kiên trì, biết thắng từng bước để đạt
thắng lợi cuối cùng. Đó là nghệ thuật dùng ngòi bút thay giáp binh, lấy lẽ
phải, chính nghĩa để thuyết phục lòng người. Nền tảng cốt lõi của bản sắc
ngoại giao Việt Nam hiện đại là tư tưởng, phương pháp, phong cách, nghệ
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh với những bài hc “dĩ bất biến ứng vạn biến”,
“ngũ tri”, biết nhu, biết cương, giúp bạn là tự giúp mình, vì hòa bình, hợp tác
và sự tiến bộ ca nhân loại. Đồng thời không ngừng kế thừa và phát triển,
sàng lọc qua thực tiễn và chắt lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa
nhân loại.
2. Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Thế giới như một guồng máy đồ sộ vận hành theo những quy luật chung
nhất người ta gọi xu thế mỗi một nước đều hoặc cùng vận hành theo
xu thế chung hoặc bị loại trừ. Mỗi dân tộc nếu nắm bắt được xu thế phát triển
chung của thế giới chọn cho mình một vị trí thích hợp nhất trong guồng máy
chung của thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại t
sức mạnh tổng hợp sẽ được tăng lên gấp bội. Và vì thế bản sắc ngoại giao “cây
tre Việt Nam” lại càng trở nên quan trọng, bản sắc ngoại giao khéo léo này từng
bước đưa Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế:
Tre Việt Nam cứng cỏi linh hoạt. Vững chắc linh hoạt, cương
nhu hai mặt có mối quan hệ biện chứng. Nếu chỉ uyển chuyển không
vững được ở gốc, thì khi gió bão sẽ bị lay đổ, bật gốc. Còn nếu chỉ chắc ở gốc
rễ mà không biết linh hoạt lựa thế, thì thân sẽ gãy, cành sẽ lìa. Tre mọc thẳng,
nhưng dáng mềm, gió táp tứ phía mà không đổ gãy. Tre cũng giống như người
quân tử không hạ mình, biết nhún nhường; người quân tchính trực,
cũng dung hòa đại cục.
lOMoARcPSD| 40551442
7
Ngày nay, trước một thế giới cạnh tranh chiến lược gay gắt của các nước
lớn, Việt Nam luôn kiên định nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường,
chính nghĩa. Chính điều này khiến Việt Nam luôn được các nước nể trọng
đánh giá cao.
Tre Việt Nam do đó thể hiện đặc điểm đáng quý của truyền thống ngoại
giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh thủy chung, chính nghĩa, “kiên trì về
nguyên tắc, linh hoạt về sách lược”. Vì cội gốc và mục đích vững chắc đó nên
ngoại giao Việt Nam luôn vững vàng, thích ứng trước những khắc nghiệt
chuyển biến của thời cuộc.
Tre Việt Nam phát triển tốt cả những nơi đất cằn, không kén chọn.
đất nước phồn thịnh hay gặp khó khăn, dù môi trường thế giới bên ngoài thuận
lợi hay trắc trở, ngoại giao luôn chắt lọc hội, nhận diện kiến tạo hội,
là nghệ thuật, là dấn thân vượt khó khăn. Khi ở vào hoàn cảnh khó khăn, ngoại
giao cũng như đất nước luôn coi nghịch cảnh nơi thử thách bản lĩnh t
tuệ, bước đà tạo thế lập thời, từ đó quật khởi vươn lên. Còn khi đất trời
thuận lợi, tre biết vươn ra vừa đủ, rồi thu mình khiêm nhường thành khóm,
thành cụm, cố kết với nhau để mạnh mẽ hơn.
Với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống vẻ vang, sứ mệnh của ngoại
giao Việt Nam luôn “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, đi tiên phong góp phần
củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển
đất nước, giúp đất nước vượt qua những rủi ro, thách thức, đặt đất nước vào vị
trí thuận lợi nhất trong dòng chảy của thời đại.
Tre phục vụ đất nước, phục vụ người dân. Cả đời tre cống hiến cho cuộc
sống của người dân Việt Nam: thức ăn, nguyên liệu tạo nên công cụ lao
động, để làm nhà, làm rào chắn, làm khí… Ngoại giao cũng như vậy, phục
vụ đất nước từ những điều nhỏ bé đến mục tiêu lớn lao, trong mọi tình huống,
hoàn cảnh. Cũng như tre dựa vào thổ nhưỡng, ngoại giao dựa vào thế lực
của đất nước, luôn góp phần bảo vlàm gia tăng vị thế uy tín của đất
nước. Tre bắc cầu nối bờ bến thì ngoại giao cũng bắc nhịp cầu hòa bình và hữu
lOMoARcPSD| 40551442
8
nghị, hợp tác phát triển, hiểu biết giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc
quốc gia, giữa đất nước và thế giới.
Trong thời chiến, ngoại giao kết hợp cùng quân sự kiến tạo nền hòa bình
cho dân tộc. Trong thời bình, ngoại giao phục vụ phát triển đất nước, góp phần
mở rộng các mối quan hệ giao lưu, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của
nhân loại. Thời điểm đất nước bị bao vây, cô lập, ngoại giao bảo vệ sự nghiệp
chính nghĩa của dân tộc, đấu tranh đàm phán, tạo đột phá, mở đường đđất
nước tham gia hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đất nước chịu tác động nặng
nề của đại dịch COVID-19, ngoại giao Việt Nam là “mũi chủ công” trong mặt
trận ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, cùng các lực lượng khác đóng góp vào
sự bình an của người dân và ổn định của đất nước.
Tre tiên phong giữ đất, giữ làng, góp phần giữ gìn cuộc sống yên bình và
no ấm. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thành lũy kiên cố tự nhiên
ngoài cùng bao bọc cộng đồng cư dân. Cũng như tre, ngoại giao có sứ mệnh
lực lượng tiên phong trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ
Tổ quốc “từ sớm, txa”, đóng vai trò quan trọng cùng các lực lượng khác trong
bảo vchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngoại giao kiến tạo và gìn
giữ những điều kiện thuận lợi nhất để phc vụ phát triển đất nước, nâng cao vị
thế đất nước. Trong mọi hoàn cảnh, ngoại giao phát huy tinh thần tiên phong,
“đi trước, về sau”, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”.
Tre Việt Nam không đứng một mình, sống quần thể, thành khóm, thành
bụi, nhờ đó mà vững vàng và làm nên thành lũy. Đối ngoạihội nhập quốc tế
sự nghiệp của cả đất nước dân tộc. Trong đó, ngoại giao không làm một
mình, mà luôn đồng lòng sát cánh cùng các lực lượng khác, từ đó phát huy vai
trò chủ chốt trong tổng thể chung của mặt trận đối ngoại.
Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao toàn
diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nnước và đối ngoại
nhân dân. Trong đó, dưới slãnh đạo của Đảng, ngoại giao nhà nước lực
lượng chủ công, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các binh chủng làm đối ngoại
lOMoARcPSD| 40551442
9
ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại các lĩnh vực khác.
Chính sự kết hợp chặt chnhững trụ cột và binh chủng này đã, đang s“nên
lũy, nên thành”, tạo nên sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại để bảo vệ,
xây dựng và phát triển đất nước.
Tre già, măng mọc - đó là lẽ tự nhiên, là bản chất, quy luật truyền thống.
Tre Việt Nam là sự kế thừa, tiếp nối từ đời này sang đời khác, dù phải trải qua
giông bão hay khi phải hy sinh thân mình. Ngoại giao luôn cầu thị, tự hoàn
thiện mình, cũng là tự tu thân, để phấn đấu và phấn đấu hơn nữa trở thành đội
ngũ “vừa hồng, vừa chuyên”, hết lòng, hết sức Đảng, đất nước, nhân
dân; “biết gắn bó và san sẻ”, “phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở; làm nên
đất nước muôn đời”.
3. Vận dụng bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời
đạingày nay
Phát biểu tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng, ngày 14/12/2021, Tổng thư Nguyễn Phú Trọng đã
chỉ ra rằng, cây tre Việt Nam, cũng như ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp hài
hòa giữa gốc vững, thân chc, cành uyển chuyển.
Về bản sắc ngoại giao: Vững gốc truyền thống tự lực, tự cường,
lợi ích quốc gia - dân tộc, là tinh thần đoàn kết, nhân ái, thủy chung. Chắc
thân là bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách và khó khăn, trước
vất vả và gian lao. Uyển chuyển ở cành là sự mềm mại, khôn khéo, sáng tạo.
Về đường lối, chiến lược và chính sách ngoại giao: Vững ở gốc là đường
lối đối ngoại độc lập - tchủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới. Đường lối đó đã mở ra cho đất nước
vận hội phát triển mới, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Đường lối đó tiếp tục nền tảng vững chắc để Việt Nam hiện thực hóa khát
vọng phát triển với các mục tiêu trong những thập niên sắp tới: Đến năm 2025:
lOMoARcPSD| 40551442
10
nước đang phát triển, công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: nước đang phát triển, công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát
triển, thu nhập cao. Chắc ở thân là những phương châm, quan điểm chỉ đạo
bài học kinh nghiệm, như bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản tập trung của Nnước đối với các hoạt động
đối ngoại và hội nhập quốc tế. Uyển chuyển ở cành là cách ứng xử linh hoạt về
sách lược, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt, sự giao thoa
của những nền văn hóa, thu thế mới, đòi hỏi phải hài hòa cái chung cái riêng,
nhằm giữ vững bản sắc, giá trị đất nước và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc Việt Nam phù hợp với những giá trị chung của nhân loại.
Về phong cách ngoại giao: Vững ở gốc là bản lĩnh can trường, lập trường
chính trị văn hóa, cốt cách dân tộc thấm đượm trong mỗi người làm đối
ngoại. Chắc ở thân là kiến thức sâu rộng, tư duy nhạy bén, phương pháp ngoại
giao khoa học. Uyển chuyển cành kỹ năng đối ngoại đa văn hóa, nghệ thuật
“kiến tạo tương đồng hóa giải tương khắc”, để từ đó hài hòa được lợi ích
riêng của Việt Nam với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình
phát triển của nhân loại.
Những tư tưởng, phương châm và phong cách ngoại giao đó góp phần tạo
nên trường phái ngoại giao Việt Nam, trong một thế giới biến động, đa dạng
phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay. Đó là nét độc đáo dựa trên nền tảng tư tưởng,
phương pháp, phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đậm
truyền thống, bản sắc ngoại giao và khí phách, cốt cách của dân tộc Việt Nam.
Cây tre nhiều nơi trên thế giới. Hình tượng cây tre cũng xuất hiện
trong văn hóa của nhiều quốc gia khác. Những cây tre được trồng trên đất nước
Việt Nam, ăn nắng, uống sương của bầu trời Việt Nam mang trong mình cốt
cách riêng của người Việt Nam. Hình tượng ấy, cốt cách ấy rất gần gũi với bản
sắc ngoại giao Việt Nam - nền ngoại giao kết tinh vẻ đẹp ca ý chí kiên cường,
lOMoARcPSD| 40551442
11
bản lĩnh vượt qua khó khăn, mà mềm dẻo, hòa hiếu, rộng mở, bao dung, tất cả
sự độc lập, tdo, phát triển của đất nước, cuộc sống bình an, ấm no, hạnh
phúc của nhân dân.
lOMoARcPSD| 40551442
12
IV. Danh mục tham khảo
1. Báo Điện tử Chính phủ - Hiệp định Paris 1973 - Bản lĩnh ngoại giao
thời đại H Chí Minh https://baochinhphu.vn/hiep-dinh-paris-1973-ban-linh-
ngoai-giao-thoi-daiho-chi-minh-102230109005227378.htm
2. Tạp chí Tuyên giáo - Nét đặc sắc của “Ngoại giao cây tre” Việt Nam
https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/net-dac-saccua-
ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-137961
3. Thời báo tài chính Việt Nam - Xây dựng trường phái ngoại giao mang
đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xay-dung-
truong-phai-ngoai-giao-mangdam-ban-sac-cay-tre-viet-nam-97208-
97208.html
4. Báo Công an nhân dân điện tử - Giá trị thời đại của Hiệp định Paris
trong công tác ngoại giao (kỳ cuối) https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-
thoi-su/gia-tri-thoi-dai-cua-hiep-dinhparis-trong-cong-tac-ngoai-giao-ky-
cuoi--i681958/
5. Báo lao động - Ngoi giao năm 2022: Phát huy mnh mẽ bản sắc "cây
tre Việt Nam" https://amp.laodong.vn/the-gioi/ngoai-giao-nam-2022-phat-
huy-manh-meban-sac-cay-tre-viet-nam-1133604.ldo
| 1/14

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40551442
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Giá trị thời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại
giao với sự trường tồn của triết lý "dĩ bất biến ứng vạn biến" và
liên hệ với bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong thời kỳ mới.
HỌ VÀ TÊN : NGÔ THU HUYỀN
MÃ SINH VIÊN: 11218966 LỚP (LLDL1102)
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THẮM
Hà Nội, tháng 6 năm 2023 lOMoAR cPSD| 40551442 Mục lục
I. Lời mở đầu................................................................................................................... 1
II. Giá trị đời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn
của triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến” .......................................................................... 1
1. Giá trị thời đại của hiệp định Pari trong công tác ngoại giao .............................. 1
2. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” ........................................................................ 3
3. Bài học ngoại giao từ hiệp định Pari ..................................................................... 4
III. Liên hệ với bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời kỳ mới .................. 5
1. Hình tượng “cây tre Việt Nam” .............................................................................. 5
2. Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” ................................................................. 6
3. Vận dụng bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời đại ngày nay ......... 9
IV. Danh mục tham khảo ................................................................................................. 12 lOMoAR cPSD| 40551442 I. Lời mở đầu
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một dân tộc anh hùng, bền bỉ và
kiên cường chinh phục thiên nhiên, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để tồn tại
và phát triển. Nơi mà lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước nơi mà các thế
hệ người dân nối tiếp nhau thường xuyên phải cầm vũ khí chống trả các thế lực
xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã biết đến vai
trò quan trọng của ngoại giao như là một công cụ đấu tranh hòa bình với các
quốc gia khác nhằm đạt mục đích “quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”.
Có thể nói, lịch sử ngoại giao của Việt Nam là một kho tàng về kinh nghiệm xử
thế vô cùng quý báu, ông cha ta mưu trí, “biết mình”, “biết người” đến cao độ,
biết dồn đối phương đến chỗ phải chấp nhận các điều kiện của mình và trong
mọi thời kỳ đã luôn luôn bám sát mục tiêu chủ yếu là: Độc lập dân tộc, chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và hạnh phúc, ấm no của nhân dân.
Trên chặng đường đầy chông gai ấy, hiệp định Pari vẫn mang giá trị thời
đại sâu sắc trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “dĩ bất biến
ứng vạn biến”. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo đường lối ngoại giao từ lịch sử
hào hùng của dân tộc, bản sắc “cây tre Việt Nam” để lại nhiều dấu ấn, thành
tựu nhất định. Tìm hiểu về lịch sử dân tộc, nhận thức được vị thế của quốc gia
trên trường quốc tế để có cái nhìn khách quan về hiện thực, nhận thức được vai
trò của một người công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
II. Giá trị đời đại của hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự
trường tồn của triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến”
1. Giá trị thời đại của hiệp định Pari trong công tác ngoại giao
Hiệp định Paris về Việt Nam là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Hiệp định Paris là 1 lOMoAR cPSD| 40551442
thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và
ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống
Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng
Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của Hiệp định Paris cho thấy rõ nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhìn người và dụng người rất đúng. Bác đã chọn 2 nhân vật: Đồng chí Xuân
Thủy, nguyên là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, là người uyển chuyển, vững vàng
nhưng rất sách lược, làm trưởng đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác
chọn thêm một nhân vật chủ chốt nữa của Đoàn đàm phán là đồng chí Lê Đức
Thọ. Lê Đức Thọ trực tiếp đàm phán với Mỹ, ở ông toát lên một con người trí
tuệ, con người biết "lúc nào cứng, lúc nào mềm". Do vậy Kissinger thán phục
Lê Đức Thọ. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger từng chia sẻ trong hồi
ký rằng: "Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện bên bàn đàm phán
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam không
phải là ông Lê Đức Thọ".
Bác Hồ chọn một người rất mềm dẻo, sách lược, uyển chuyển và thu hút
sự quan tâm của dư luận, đặc biệt, Bác đã vận dụng sáng tạo sách lược "tuy hai
mà một, tuy một mà hai", phối hợp chặt chẽ giữa hai miền Bắc - Nam trong
quá trình đàm phán hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và thống nhất
đất nước. Sau khi ký tắt Hiệp định Paris, Kissinger - Cố vấn đặc biệt của Tổng
thống Mỹ gấp hết giấy tờ và hỏi ông Lê Đức Thọ - Cố vấn Đặc biệt, Lãnh đạo
đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Tôi xin hỏi ông một câu, ông trả lời cho tôi
có hay không quân đội miền Bắc còn ở miền Nam Việt Nam. Ông Lê Đức Thọ
nhắc lại: Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một nên ở đâu trên
lãnh thổ chúng tôi có quân xâm lược thì người Việt Nam có quyền đến đấy để
bảo vệ Tổ quốc của mình.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh là người ở trong nước chuẩn
bị nội dung cho các cuộc đàm phán ở Paris. Bác Hồ phân công rất rõ ràng, một 2 lOMoAR cPSD| 40551442
người đấu tranh ở trên bàn đàm phán, một người ở nhà soạn thảo sách lược, chiến lược.
Một nữ tướng trên bàn đàm phán là đồng chí Nguyễn Thị Bình, một trí
thức lớn lên từ phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam. Bác đã chọn người
phụ nữ được đào tạo chính quy, có tri thức, nói tiếng Pháp rất giỏi. Khi họp báo
bà nói trực tiếp bằng tiếng Pháp nên rất thu hút báo giới, được nhiều bạn bè quốc tế quý mến.
Những dấu ấn từ những nhà ngoại giao, nhà chính trị tài ba đã thành công
ký kết bản hiệp định Pari lịch sử. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Dy Niên, thắng lợi của Hiệp định Paris cho chúng ta bài học kinh
nghiệm: Chúng ta phải kiên định, kiên trì vì chúng ta có chính nghĩa, nếu không
có chính nghĩa thì sự kiên trì ấy là sự ngoan cố. Khi có chính nghĩa chúng ta đề
ra đường lối đấu tranh, đàm phán; kiên trì với mục tiêu đó mới đi đến thắng lợi.
2. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là cụm từ có nguồn gốc tiếng Hán, là một vế
của một câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai của nó là: “Dĩ chúng tâm, vi kỷ tâm”
(tức là lấy tình cảm, ý chí của quần chúng làm tình cảm, ý chí của mình). Chủ
tịch Hồ Chí Minh sử dụng vế đối này để nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước
khi lên đường sang Pháp, ý tại ngôn ngoại, phù hợp khi nói với một nhà Hán
học như cụ Huỳnh Thúc Kháng; câu nói cũng như một bí kíp được truyền lại
để xử lý tình huống thay đổi liên tục ở thời điểm lúc bấy giờ.
Triết lý "Dĩ bất biến ứng vạn biến" có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không
thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến
nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến; tuyệt đối không thể đem cái
bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống cũng như
sự nghiệp cách mạng luôn thay đổi, phát triển, bởi vậy, sách lược trong từng
lĩnh vực cụ thể cũng phải mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi. Nhưng dù có mềm
dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên 3 lOMoAR cPSD| 40551442
mục đích cuối cùng (cái bất biến), bởi nếu không sẽ dễ bị lạc vào cái mê cung,
rừng rậm của vạn biến, cái vụn vặt mà không biết đường ra.
Cái “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây được cho là có ba điều
là: độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong đó, đặt lên cao nhất là độc lập, bởi lẽ nếu
không có độc lập, tức bị vong quốc, mất nước, đất nước trong cảnh nô lệ lầm
than thì làm gì có tự do, lấy đâu ra tự do, hạnh phúc, dân chủ. Cái “vạn biến”
trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thông qua
những hoạt động thực tiễn của Người, cái vạn biến có thể được hiểu là những
tình huống cách mạng đã, đang và sắp xảy ra hàng ngày hàng giờ mà chúng ta
phải đối phó, phải xử lý để đạt được mục tiêu cách mạng đặt ra.
3. Bài học ngoại giao từ hiệp định Pari
Chiến trường thắng lợi: thắng lợi trên mặt trận chiến trường tạo điều kiện
quyết định cho hiệp định Pari được ký kết.
Xây dựng được con người đối ngoại vững vàng, kiên quyết, trí tuệ: Trong
thời chiến, quân đội đi tiên phong, nhưng trong thời bình, ngoại giao phải đi
tiên phong. Phải xây dựng chiến lược ngoại giao với tầm nhìn xa. Phải có đội
ngũ cán bộ ngoại giao đủ mạnh, có bộ máy đối ngoại chuyên nghiệp phối hợp
với các lĩnh vực khác để đưa đất nước phát triển phồn vinh, vị thế Việt Nam
ngày càng được nâng cao.
Bài học về đoàn kết quốc tế: Thời kỳ đó, phong trào ủng hộ Việt Nam ở
châu Âu rất mạnh mẽ. Vì vậy Đảng ta đã đúc kết, chúng ta có thắng được chính
là nhờ sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại. Nếu không có sức mạnh
ủng hộ Việt Nam ở Tây Âu, Mỹ, Bắc Mỹ thì Nixon còn ngoan cố. Chính những
điều này tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam, thúc đẩy phía Mỹ đi đến thỏa thuận
và đàm phán Hiệp định Paris với chúng ta. Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng
không được chính người dân Mỹ ủng hộ, đồng tình. Sau này, khi hòa bình lập
lại phong trào đó biến thành sự ủng hộ Việt Nam phục hồi kinh tế, phục hồi 4 lOMoAR cPSD| 40551442
chiến tranh. Như vậy, bài học đoàn kết là rất lớn, thời đại nào chúng ta cũng
phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.
Kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt khôn khéo trong sách lược:
Nguyên tắc là độc lập, tự chủ, là lợi ích quốc gia - dân tộc. Sách lược là những
biện pháp khéo léo, linh hoạt nhằm giữ vững nguyên tắc đó.
III. Liên hệ với bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời kỳ mới
1. Hình tượng “cây tre Việt Nam”
Từ bao đời nay, cây tre luôn gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang
trong mình cốt cách riêng của nền văn hóa, con người Việt Nam: kiên cường
mà mềm dẻo, bản lĩnh mà linh hoạt, dung dị mà sáng tạo... Hình tượng, cốt
cách ấy của cây tre rất gần gũi với nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh. Đó là nền ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội
nhập quốc tế, kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, thủy chung, chính
nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng
đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc,
thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam.
Hình tượng Thánh Gióng cùng cây tre hóa thân thành một trong “Tứ bất
tử” sống mãi trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Những bụi tre mà
Thánh Gióng nhổ trên đường đã trở thành vũ khí đánh giặc. Giữa lúc vận nước
nguy nan, tre là biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần quật
cường đồng sức, đồng lòng cứu nước.
Thấm đượm bản sắc và văn hóa Việt Nam, hình tượng cây tre và ngoại
giao Việt Nam rất gần gũi nhau. Ngoại giao là sự giao thoa của chính trị - an
ninh, kinh tế - xã hội và văn hóa, là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, lịch
sử và tương lai, đất nước với thế giới. Ngoại giao lấy cái gốc là văn hóa dân 5 lOMoAR cPSD| 40551442
tộc và mang trong mình nội hàm văn hóa dân tộc. Cội nguồn sâu xa của bản
sắc ngoại giao Việt Nam xuất phát từ những triết lý và truyền thống ngoại
giao của cha ông ta. Đó là tinh thần độc lập, tự cường, hòa mục bên trong,
hòa hiếu bên ngoài. Đó là kiên quyết, kiên trì, biết thắng từng bước để đạt
thắng lợi cuối cùng. Đó là nghệ thuật dùng ngòi bút thay giáp binh, lấy lẽ
phải, chính nghĩa để thuyết phục lòng người. Nền tảng cốt lõi của bản sắc
ngoại giao Việt Nam hiện đại là tư tưởng, phương pháp, phong cách, nghệ
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh với những bài học “dĩ bất biến ứng vạn biến”,
“ngũ tri”, biết nhu, biết cương, giúp bạn là tự giúp mình, vì hòa bình, hợp tác
và sự tiến bộ của nhân loại. Đồng thời không ngừng kế thừa và phát triển,
sàng lọc qua thực tiễn và chắt lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Thế giới như một guồng máy đồ sộ vận hành theo những quy luật chung
nhất mà người ta gọi là xu thế và mỗi một nước đều hoặc cùng vận hành theo
xu thế chung hoặc bị loại trừ. Mỗi dân tộc nếu nắm bắt được xu thế phát triển
chung của thế giới và chọn cho mình một vị trí thích hợp nhất trong guồng máy
chung của thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại thì
sức mạnh tổng hợp sẽ được tăng lên gấp bội. Và vì thế bản sắc ngoại giao “cây
tre Việt Nam” lại càng trở nên quan trọng, bản sắc ngoại giao khéo léo này từng
bước đưa Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế:
Tre Việt Nam cứng cỏi mà linh hoạt. Vững chắc và linh hoạt, cương và
nhu là hai mặt có mối quan hệ biện chứng. Nếu chỉ uyển chuyển mà không
vững được ở gốc, thì khi gió bão sẽ bị lay đổ, bật gốc. Còn nếu chỉ chắc ở gốc
rễ mà không biết linh hoạt lựa thế, thì thân sẽ gãy, cành sẽ lìa. Tre mọc thẳng,
nhưng dáng mềm, gió táp tứ phía mà không đổ gãy. Tre cũng giống như người
quân tử không hạ mình, mà biết nhún nhường; người quân tử chính trực, mà
cũng dung hòa vì đại cục. 6 lOMoAR cPSD| 40551442
Ngày nay, trước một thế giới cạnh tranh chiến lược gay gắt của các nước
lớn, Việt Nam luôn kiên định nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, vì
chính nghĩa. Chính điều này khiến Việt Nam luôn được các nước nể trọng và đánh giá cao.
Tre Việt Nam do đó thể hiện đặc điểm đáng quý của truyền thống ngoại
giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là thủy chung, chính nghĩa, “kiên trì về
nguyên tắc, linh hoạt về sách lược”. Vì cội gốc và mục đích vững chắc đó nên
ngoại giao Việt Nam luôn vững vàng, thích ứng trước những khắc nghiệt và
chuyển biến của thời cuộc.
Tre Việt Nam phát triển tốt ở cả những nơi đất cằn, không kén chọn.
đất nước phồn thịnh hay gặp khó khăn, dù môi trường thế giới bên ngoài thuận
lợi hay trắc trở, ngoại giao luôn chắt lọc cơ hội, nhận diện và kiến tạo cơ hội,
là nghệ thuật, là dấn thân vượt khó khăn. Khi ở vào hoàn cảnh khó khăn, ngoại
giao cũng như đất nước luôn coi nghịch cảnh là nơi thử thách bản lĩnh và trí
tuệ, là bước đà tạo thế lập thời, từ đó mà quật khởi vươn lên. Còn khi đất trời
thuận lợi, tre biết vươn ra vừa đủ, rồi thu mình khiêm nhường thành khóm,
thành cụm, cố kết với nhau để mạnh mẽ hơn.
Với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống vẻ vang, sứ mệnh của ngoại
giao Việt Nam là luôn “phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ”, đi tiên phong góp phần
củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển
đất nước, giúp đất nước vượt qua những rủi ro, thách thức, đặt đất nước vào vị
trí thuận lợi nhất trong dòng chảy của thời đại.
Tre phục vụ đất nước, phục vụ người dân. Cả đời tre cống hiến cho cuộc
sống của người dân Việt Nam: là thức ăn, là nguyên liệu tạo nên công cụ lao
động, để làm nhà, làm rào chắn, làm vũ khí… Ngoại giao cũng như vậy, phục
vụ đất nước từ những điều nhỏ bé đến mục tiêu lớn lao, trong mọi tình huống,
hoàn cảnh. Cũng như tre dựa vào thổ nhưỡng, ngoại giao dựa vào thế và lực
của đất nước, luôn góp phần bảo vệ và làm gia tăng vị thế và uy tín của đất
nước. Tre bắc cầu nối bờ bến thì ngoại giao cũng bắc nhịp cầu hòa bình và hữu 7 lOMoAR cPSD| 40551442
nghị, hợp tác và phát triển, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc và
quốc gia, giữa đất nước và thế giới.
Trong thời chiến, ngoại giao kết hợp cùng quân sự kiến tạo nền hòa bình
cho dân tộc. Trong thời bình, ngoại giao phục vụ phát triển đất nước, góp phần
mở rộng các mối quan hệ giao lưu, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của
nhân loại. Thời điểm đất nước bị bao vây, cô lập, ngoại giao bảo vệ sự nghiệp
chính nghĩa của dân tộc, đấu tranh đàm phán, tạo đột phá, mở đường để đất
nước tham gia hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đất nước chịu tác động nặng
nề của đại dịch COVID-19, ngoại giao Việt Nam là “mũi chủ công” trong mặt
trận ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, cùng các lực lượng khác đóng góp vào
sự bình an của người dân và ổn định của đất nước.
Tre tiên phong giữ đất, giữ làng, góp phần giữ gìn cuộc sống yên bình và
no ấm. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thành lũy kiên cố tự nhiên
ngoài cùng bao bọc cộng đồng cư dân. Cũng như tre, ngoại giao có sứ mệnh là
lực lượng tiên phong trong việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ
Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, đóng vai trò quan trọng cùng các lực lượng khác trong
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngoại giao kiến tạo và gìn
giữ những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ phát triển đất nước, nâng cao vị
thế đất nước. Trong mọi hoàn cảnh, ngoại giao phát huy tinh thần tiên phong,
“đi trước, về sau”, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”.
Tre Việt Nam không đứng một mình, mà sống quần thể, thành khóm, thành
bụi, nhờ đó mà vững vàng và làm nên thành lũy. Đối ngoại và hội nhập quốc tế
là sự nghiệp của cả đất nước và dân tộc. Trong đó, ngoại giao không làm một
mình, mà luôn đồng lòng sát cánh cùng các lực lượng khác, từ đó phát huy vai
trò chủ chốt trong tổng thể chung của mặt trận đối ngoại.
Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao toàn
diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại
nhân dân. Trong đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngoại giao nhà nước là lực
lượng chủ công, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các binh chủng làm đối ngoại 8 lOMoAR cPSD| 40551442
là ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế đối ngoại và các lĩnh vực khác.
Chính sự kết hợp chặt chẽ những trụ cột và binh chủng này đã, đang và sẽ “nên
lũy, nên thành”, tạo nên sức mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại để bảo vệ,
xây dựng và phát triển đất nước.
Tre già, măng mọc - đó là lẽ tự nhiên, là bản chất, quy luật truyền thống.
Tre Việt Nam là sự kế thừa, tiếp nối từ đời này sang đời khác, dù phải trải qua
giông bão hay khi phải hy sinh thân mình. Ngoại giao luôn cầu thị, tự hoàn
thiện mình, cũng là tự tu thân, để phấn đấu và phấn đấu hơn nữa trở thành đội
ngũ “vừa hồng, vừa chuyên”, hết lòng, hết sức vì Đảng, vì đất nước, vì nhân
dân; “biết gắn bó và san sẻ”, “phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở; làm nên
đất nước muôn đời”.
3. Vận dụng bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong thời đạingày nay
Phát biểu tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng, ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
chỉ ra rằng, cây tre Việt Nam, cũng như ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp hài
hòa giữa gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển.
Về bản sắc ngoại giao: Vững ở gốc là truyền thống tự lực, tự cường, vì
lợi ích quốc gia - dân tộc, là tinh thần đoàn kết, nhân ái, thủy chung. Chắc ở
thân là bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách và khó khăn, trước
vất vả và gian lao. Uyển chuyển ở cành là sự mềm mại, khôn khéo, sáng tạo.
Về đường lối, chiến lược và chính sách ngoại giao: Vững ở gốc là đường
lối đối ngoại độc lập - tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới. Đường lối đó đã mở ra cho đất nước
vận hội phát triển mới, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Đường lối đó tiếp tục là nền tảng vững chắc để Việt Nam hiện thực hóa khát
vọng phát triển với các mục tiêu trong những thập niên sắp tới: Đến năm 2025: 9 lOMoAR cPSD| 40551442
Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức
thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát
triển, thu nhập cao. Chắc ở thân là những phương châm, quan điểm chỉ đạo và
bài học kinh nghiệm, như bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động
đối ngoại và hội nhập quốc tế. Uyển chuyển ở cành là cách ứng xử linh hoạt về
sách lược, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt, sự giao thoa
của những nền văn hóa, thu thế mới, đòi hỏi phải hài hòa cái chung và cái riêng,
nhằm giữ vững bản sắc, giá trị đất nước và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc Việt Nam phù hợp với những giá trị chung của nhân loại.
Về phong cách ngoại giao: Vững ở gốc là bản lĩnh can trường, lập trường
chính trị và văn hóa, cốt cách dân tộc thấm đượm trong mỗi người làm đối
ngoại. Chắc ở thân là kiến thức sâu rộng, tư duy nhạy bén, phương pháp ngoại
giao khoa học. Uyển chuyển ở cành là kỹ năng đối ngoại đa văn hóa, nghệ thuật
“kiến tạo tương đồng và hóa giải tương khắc”, để từ đó hài hòa được lợi ích
riêng của Việt Nam với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, vì hòa bình và
phát triển của nhân loại.
Những tư tưởng, phương châm và phong cách ngoại giao đó góp phần tạo
nên trường phái ngoại giao Việt Nam, trong một thế giới biến động, đa dạng và
phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay. Đó là nét độc đáo dựa trên nền tảng tư tưởng,
phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đậm
truyền thống, bản sắc ngoại giao và khí phách, cốt cách của dân tộc Việt Nam.
Cây tre có ở nhiều nơi trên thế giới. Hình tượng cây tre cũng xuất hiện
trong văn hóa của nhiều quốc gia khác. Những cây tre được trồng trên đất nước
Việt Nam, ăn nắng, uống sương của bầu trời Việt Nam mang trong mình cốt
cách riêng của người Việt Nam. Hình tượng ấy, cốt cách ấy rất gần gũi với bản
sắc ngoại giao Việt Nam - nền ngoại giao kết tinh vẻ đẹp của ý chí kiên cường, 10 lOMoAR cPSD| 40551442
bản lĩnh vượt qua khó khăn, mà mềm dẻo, hòa hiếu, rộng mở, bao dung, tất cả
vì sự độc lập, tự do, phát triển của đất nước, cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. 11 lOMoAR cPSD| 40551442
IV. Danh mục tham khảo 1.
Báo Điện tử Chính phủ - Hiệp định Paris 1973 - Bản lĩnh ngoại giao
thời đại Hồ Chí Minh https://baochinhphu.vn/hiep-dinh-paris-1973-ban-linh-
ngoai-giao-thoi-daiho-chi-minh-102230109005227378.htm 2.
Tạp chí Tuyên giáo - Nét đặc sắc của “Ngoại giao cây tre” Việt Nam
https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/net-dac-saccua-
ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-137961 3.
Thời báo tài chính Việt Nam - Xây dựng trường phái ngoại giao mang
đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xay-dung-
truong-phai-ngoai-giao-mangdam-ban-sac-cay-tre-viet-nam-97208- 97208.html 4.
Báo Công an nhân dân điện tử - Giá trị thời đại của Hiệp định Paris
trong công tác ngoại giao (kỳ cuối) https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-
thoi-su/gia-tri-thoi-dai-cua-hiep-dinhparis-trong-cong-tac-ngoai-giao-ky- cuoi--i681958/ 5.
Báo lao động - Ngoại giao năm 2022: Phát huy mạnh mẽ bản sắc "cây
tre Việt Nam" https://amp.laodong.vn/the-gioi/ngoai-giao-nam-2022-phat-
huy-manh-meban-sac-cay-tre-viet-nam-1133604.ldo 12