Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
11 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề tài
Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự
trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản
sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới.
Hà Nội – 5/2023
Mục Lục
Mở đầu
Nội dung
1. Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường
tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
lOMoARcPSD| 45474828
1.1 Khát quát về triết lí “ Dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.2 Sự trường tồn của triết lý “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong bối cảnh,
diễn biến của Hiệp định Paris
1.3 Ý nghĩa, giá trị thời đại của Hiệp định Paris
2. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐU
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn cán bộ ta: “Trong ngoại giao cũng
như trong xử lý các tình huống phức tạp, “chính sách phải có cương, có nhu.
lOMoARcPSD| 45474828
Cương quá thì dễ gãy. Nhu quá thì hèn. Nói nên nhu. Làm nên cương”. Trong suốt
những cuộc kháng chiến đầy cam go thử thách, lời căn dặn cùng phương châm “Dĩ
bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chính Người và Đảng
Cộng sản Việt Nam áp dụng một cách nhuần nhuyễn, lãnh đạo nhân dân ta đi đến
thắng lợi cuối cùng, giành được nền độc lập tự do. Xuyên suốt sợi chỉ đỏ của cách
mạng dân tộc không thể không kể đến Hiệp định Paris năm 1973 đã đánh dấu một
mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một thắng lợi của ngoại giao cách
mạng Hồ Chí Minh, thắng lợi của chính nghĩa và của những người yêu chuộng hòa
bình. Có thể nói hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30
năm chiến tranh giải phóng, là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa
giá trị của hiệp định Paris 1973 đối với tiến trình lịch sử dân tộc và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta em xin phép được nghiên cứu đề tài “
Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của
triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt
Nam trong thời kỳ mới.”.
NỘI DUNG
1. Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường
tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.1 Khát quát về triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
lOMoARcPSD| 45474828
Ngày 31/5/1946, trước khi sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Tôi nhiệm vụ quốc dân giao phó phải
đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho.
Mong cụ bất biến ứng vạn biến”. Câu nói tưởng chừng đơn giản ấy của Người
trên thực tế lại là kết tinh từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha
ông giờ đây, một lần nữa trở thành “nguyên tắc vàng”, kim chỉ nam cho nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại. Vậy “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là gì? bất biến, ứng vạn
biến” là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn
biến)..Theo đó, cái “bất biến” lợi ích của quốc gia, dân tộc, độc lập dân tộc,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cốt lõi. Cái “vạn biến”
cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt; kết hợp hài hòa với mềm dẻo kiên
quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo
trong tình huống cụ thể, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu
cũng phải giữ vững nguyên tắc để đạt được cái bất biến.
Vận dụng tưởng đó, tại Hội nghị Paris, phái đoàn đàm phán của ta đã vận dụng
một cách sáng tạo tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, “dĩ bất biến” luôn kiên quyết
không khoan nhượng các vấn đề có tính nguyên tắc bất chấp những sức ép, cả sức ép
đến từ kthù hay bạn quốc tế của cách mạng Việt Nam : giữ vững độc lập tự chủ;
tôn trọng những quyền dân tộc bản của nhân dân Việt Nam, quyền tquyết của
nhân dân miền Nam, Mỹ cùng quân đội nước ngoài phải rút khỏi miền Nam Việt
Nam…, “ứng vạn biến” tích cực, linh hoạt, chủ động, khôn khéo trong lựa chọn
hình thức, phương pháp đấu tranh ngoại giao, trong nhân nhượng về những vấn đề
thứ yếu, biết giành thắng lợi từng bước trong đàm phán tiến đến giành thắng lợi hoàn
toàn. Điều đó làm nên đặc trưng của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và
mang đậm bản sắc dân tộc trường phái ngoại giao Cây tre Việt Nam. Hiệp định
Paris khẳng định sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, sự chính
nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Có thể nói, Hiệp định
Paris là một minh chứng đầy thuyết phục về bản lĩnh và phong cách của ngoại giao
Việt Nam, non trẻ nhưng đầy bản lĩnh. Tại bàn đàm phán, đoàn đàm phán Việt
Nam đã tính toán kỹ lưỡng từng đường đi nước bước một cách chắc chắn, thận trọng
để không để rơi vào thế bị động, đồng thời luôn kiên trì các vấn đnguyên tắc, chiến
lược nhưng linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, áp dụng nhuần nhuyễn sáng tạo triết
lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
lOMoARcPSD| 45474828
1.2 Sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong diễn bối
cảnh, diễnbiến của Hiệp định Paris.
Khi cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 để lại cho kẻ địch những
thất bại thảm hại, nặng nề, đế quốc Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán. Kể từ
tháng 5/1968, cuộc đấu tranh của Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận:
quân sự và ngoại giao. Triển khai chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp với
Bộ Chính trị, cho tưởng chỉ đạo: thể tiếp xúc, nhưng trước hết cần ép Mỹ chấm
dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới bàn các vấn đề khác – đó chính “dĩ
bất biến”. Ngày 13/5/1968, Hội nghị hai bên giữa Việt Nam n chủ Cộng hòa
Mỹ họp phiên đầu tiên tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên đại lKlébe, Paris, chính
thức mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” của chúng ta. Nhiệm vụ của đối ngoại giai
đoạn này dùng đàm phán để tiến công cô lập địch; vạch trần âm mưu của địch kéo
dài chiến tranh tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mỹ phát động; tranh
thủ dư luận phục vụ cho cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trên chiến trường; yêu cầu
Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc Việt Nam.
Các cuộc đàm phán trong những năm 1969-1971 luôn có sự kết hợp giữa công khai
họp bốn bên với gặp riêng cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ. Việt Nam chủ trương phối
hợp đấu tranh ngoại giao với hoạt động quân sự, chính trị, làm phá sản chiến lược
"Việt Nam hóa chiến tranh", kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, đồng thời, đảm bảo
cho quân dân miền Nam tiếp tục đánh, tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của
dư luận quốc tế…
Từ năm 1971, Bộ Chính trị Đảng ta chủ trương tiến hành những chiến dịch lớn, giành
thắng lợi có ý nghĩa vào đầu năm 1972, buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh… Quán
triệt tinh thần phát huy thắng lợi trên chiến trường, khai thác khó khăn trong nội bộ
Mỹ, buộc chính quyền Mỹ chấp nhận một giải pháp kết thúc chiến tranh, ngày
8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đã đưa cho Mỹ bản dự thảo Hiệp định với những
điều khoản cụ thể, trong đó, yêu cầu Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam…
nhưng sau đó Mỹ lật lọng, viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản
dự thảo... vì vậy, ngày 12/12/1972 cuộc đàm phán Paris đã tạm dừng.
Tráo trở và lật lọng với hy vọng "ép" ta, đêm 18/12/1972, Tổng thống Nixon ra lệnh
ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng các địa phương lân cận bằng máy bay F-
111 và "pháo đài bay" B-52, với mục đích buộc Việt Nam phải chấp nhận điều kiện
của Mỹ tại đàm phán Paris. Tuy nhiên, "biết mở đầu đúng" - phát động chiến tranh
lOMoARcPSD| 45474828
cứu nước, thì quân dân ta cũng biết "chấm dứt chiến tranh một cách lợi nhất".
Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không" đã kết thúc bằng việc 34 "pháo đài bay B52" nhiều máy bay chiến đấu
khác của Mỹ nổ tung trên bầu trời Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Chiến thắng có tính
quyết định nhất của quân dân Thủ đô đã buộc Tổng thống Nixon phải tuyên bố ngừng
ném bom tbắc tuyến 20 trở ra và đề nghị cho phía Mỹ gặp đoàn đại biểu Việt
Nam tại Paris để ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
1.3 Ý nghĩa, giá trị thời đại của Hiệp định Paris
Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn hội nghị Paris đã kéo dài 4 năm 8 tháng 14 ngày,
với 200 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao giữa cvấn Đức Thọ với
cố vấn H. Kissingers, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn , đàm phán kết
thúc vào ngày 27/1/1973 với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam”. Với tất thảy thực tiễn diễn ra, Hiệp định Paris đã đạt tới đỉnh
cao triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” khi Mỹ buộc phải cam kết tôn trọng độc lập,
chủ quyền, thống nhất của dân tộc, buộc phải cam kết rút quân không can thiệp
trở lại, còn chúng ta vẫn giữ nguyên lực lượng chính trị, trang của ta miền Nam,
tạo cục diện chính trị và chiến trường thuận lợi để đi tới thắng lợi triệt để, thực sự.
Nắm vững quy luật cách mạng, nắm vững biết cách tạo thời, tạo thế; thắng lợi
của Hiệp định Paris thắng lợi của nền ngoại giao nhân văn Việt Nam trước nền
ngoại giao trên thế mạnh của đế quốc Mỹ, cũng có nghĩa là chúng ta đã “Dĩ bất biến
ứng vạn biến”, biến nghịch thành thuận, biến những khả năng mỏng manh thành hiện
thực có lợi cho cách mạng.
Hiệp định Paris đã tạo ra điều kiện môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh
vì hòa bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đây là nền
tảng quan trọng để trong thời kđổi mới, chúng ta khai thông, nối lại bình thường
hóa các mối quan hệ đối ngoại, phá bỏ sự bao vây, cô lập, cấm vận, mở ra một thời
kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của
nước ta trên trường quốc tế. Nửa thế kỷ đã trôi qua, Hiệp định Paris về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học
kinh nghiệm sâu sắc, quý giá. Đó bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp chính
trị-kinh tế, quốc phòng-an ninh và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối
hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, lấy thắng lợi
lOMoARcPSD| 45474828
quân sự và chính trcơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, lập kẻ thù.
Đó bài học về quán triệt sâu sắc tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, bài học sâu sắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước
không liên kết, nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ. Đó còn là bài học về giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận
ngoại giao. Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, chúng ta
càng cần tăng cường giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại
và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tchủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại… Việt Nam bạn, đối tin cậy thành viên tích cực,
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
2. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới.
Mặc dù 50 năm đã trôi qua, các bài học của hội nghị Paris là hành trang quý giá để
chúng ta vững bước tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế, đưa quan hệ hữu nghị
hợp tác với tất cả các đối tác đi vào chiều sâu; ổn định bền vững, củng cố nâng cao
thế lực của đất nước. Với vị thế tiềm lực mới Việt Nam luôn sẵn sàng một
đối tác bắt những nhịp cầu đối thoại hòa giải kiến tạo hòa bình khu vực trên thế
giới. Kế thừa và phát huy những triết lý truyền thống đối ngoại của ông cha ta dưới
ánh sáng soi rọi của tưởng Hồ Chí Minh, cùng với svận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, Ðảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện xây dựng
một trường phái đối ngoại ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí
Minh”, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam : Gốc vững, thân chắc, cành uyển
chuyển
thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam
” trong
thời kỳ hội nhập quốc tế. Gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là li ích
quốc gia dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính
bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, những cốt lõi đường li đi
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng bạn, đối tác tin
cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ Đổi mới đã được thc tin
kiểm chứng và vun đắp hơn 36 năm qua. Cành uyển chuyển là ứng xử “dĩ
bất biến, ứng vạn biến”.
Với tinh thn yêu nước nồng nàn, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn a bình,
mong mun đt nước nh vai với các cường quốc năm châu. Lợi ích quốc gia, dân
lOMoARcPSD| 45474828
tộc là điều mọi người dân đều mong muốn vun đắp và giữ gìn. Dù vạn biến thế nào
cho thành công nhưng không ai thể quên lợi ích quốc gia, dân tộc. Đây là điều bất
biến trong lòng dân bất biến. Để đất nước giàu mạnh, phải đẩy mạnh mở cửa, hội
nhập, hợp tác nhưng không để lợi ích quốc gia, dân tộc bị xâm hại. Chúng ta là bạn
với tất cả, không chọn nhóm, chọn phe mà chỉ chọn chính nghĩa, chọn lphải
đường lối đối ngoại sáng suốt của Đảng ta. Ngoại giao cây tre một sự lựa chọn
đúng đắn, sáng suốt giúp Việt Nam có thể đi xa, rộng mở trong quan hệ hợp tác với
các nước trên toàn thế giới.
Vận dụng triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” hôm nay chính là giữ sự bất biến “dân
gốc” và “lòng dân” căn cốt, đtừ đó người lãnh đạo thể áp dụng vạn biến
trong chính sách, biện pháp, phương thức, hình thức và phương tiện để đi đến thành
công. Cũng cần khẳng định, để đi đến thành công, mọi cán bộ, đảng viên phải luôn
luôn khắc ghi “cần sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự quản hiệu quả của Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam”
phải phát huy tối đa yếu tố Nhân dân làm chủ. Đây là Nhà nước của dân, do dân và
dân; mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Chỉ như vậy khát vọng phát
triển đất nước trong điều kiện hiện nay mới có thể thành hiện thực.
Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đặt ra vô vàn thách thức
với đất nước ta. Đặc biệt, môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ chuyển
biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về an ninh, chính trị, kinh tế. Hiểu rõ được điều
này, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ đối ngoại”. Đây là nguyên tắc bất biến, là đường lối đối ngoại nhất
quán.
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, “mục tiêu tối thượng” về công tác đối
ngoại là “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng
có lợi”.
Thấm nhuần tư tưởng ấy, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh, bản sắc văn hóa và ngoại giao của dân tộc cùng với những bài học lịch sử
của Hội nghị Paris, Việt Nam đang từng bước xây dựng nền ngoại giao toàn diện,
hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân
lOMoARcPSD| 45474828
dân. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 190 trong 193 quốc gia thành
viên LHQ, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và quan hệ đối tác
toàn diện với 13 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã
ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc, toàn bộ G7, 13/20 nước G20, 8/9 nước trong ASEAN. Bên cạnh
việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế,
thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu
hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Những kết quả và thành tích
trong công tác ngoại giao đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn,
có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của
Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đặt trong dòng chảy lịch sử vẻ vang và tự hào của dân tộc, Hiệp định Paris về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sẽ mãi là mốc son chói lọi trong
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta. Và sẽ luôn được phát huy, góp phần
vào những thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên chúng ta có cái nhìn sâu rộng hơn về giá trị thời đại của
Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ
bất biến ứng vạn biến” cũng như bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong
thời kỳ mới. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chỉ là nguyên tắc, phương pháp
có giá trị lịch sử, ý nghĩa đối với Việt Nam trong đấu tranh cách mạng, mà còn là
lOMoARcPSD| 45474828
nguyên tắc để giải quyết hiệu quả những vấn đề mới với công tác đối ngoại của
Việt Nam ở quá trình hội nhập hiện nay. Bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen,
đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quyết tâm ở mức cao nhất, cùng sự nỗ lực của toàn
dân để vượt qua thách thức, biến khó khăn thành cơ hội để phát triển. 76 năm đã
trôi qua, song lời dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
còn nguyên giá trị và đã, đang được Đảng, Nhà nước và công tác đối ngoại vận
dụng sáng tạo trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Báo An ninh : Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại
giao (kỳ cuối)
lOMoARcPSD| 45474828
3. Báo Thế giới và Việt Nam : “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao
Việt Nam từ tư tưởng đến hành động.
4. Báo Công đoàn : Tỏa sáng bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam
5. Tạp chí Quốc phòng toàn dân : Mấy vấn đề về vận dụng phương pháp
ngoại giao “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” hiện nay.
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đề tài
Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự
trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản
sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới. Hà Nội – 5/2023 Mục Lục Mở đầu Nội dung
1. Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường
tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” lOMoAR cPSD| 45474828
1.1 Khát quát về triết lí “ Dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.2 Sự trường tồn của triết lý “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong bối cảnh,
diễn biến của Hiệp định Paris
1.3 Ý nghĩa, giá trị thời đại của Hiệp định Paris
2. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới. Kết luận
Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn cán bộ ta: “Trong ngoại giao cũng
như trong xử lý các tình huống phức tạp, “chính sách phải có cương, có nhu. lOMoAR cPSD| 45474828
Cương quá thì dễ gãy. Nhu quá thì hèn. Nói nên nhu. Làm nên cương”. Trong suốt
những cuộc kháng chiến đầy cam go thử thách, lời căn dặn cùng phương châm “Dĩ
bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chính Người và Đảng
Cộng sản Việt Nam áp dụng một cách nhuần nhuyễn, lãnh đạo nhân dân ta đi đến
thắng lợi cuối cùng, giành được nền độc lập tự do. Xuyên suốt sợi chỉ đỏ của cách
mạng dân tộc không thể không kể đến Hiệp định Paris năm 1973 đã đánh dấu một
mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một thắng lợi của ngoại giao cách
mạng Hồ Chí Minh, thắng lợi của chính nghĩa và của những người yêu chuộng hòa
bình. Có thể nói hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30
năm chiến tranh giải phóng, là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về ý nghĩa
giá trị của hiệp định Paris 1973 đối với tiến trình lịch sử dân tộc và cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta em xin phép được nghiên cứu đề tài “
Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của
triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt
Nam trong thời kỳ mới.”. NỘI DUNG
1. Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường
tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
1.1 Khát quát về triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” lOMoAR cPSD| 45474828
Ngày 31/5/1946, trước khi sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải
đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho.
Mong cụ dĩ bất biến ứng vạn biến”. Câu nói tưởng chừng đơn giản ấy của Người
trên thực tế lại là kết tinh từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha
ông và giờ đây, một lần nữa trở thành “nguyên tắc vàng”, kim chỉ nam cho nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại. Vậy “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là gì? Dĩ bất biến, ứng vạn
biến” là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn
biến)..Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của quốc gia, dân tộc, mà độc lập dân tộc,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là cốt lõi. Cái “vạn biến” là
cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt; kết hợp hài hòa với mềm dẻo và kiên
quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo
trong tình huống cụ thể, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu
cũng phải giữ vững nguyên tắc để đạt được cái bất biến.
Vận dụng tư tưởng đó, tại Hội nghị Paris, phái đoàn đàm phán của ta đã vận dụng
một cách sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, “dĩ bất biến” luôn kiên quyết
không khoan nhượng các vấn đề có tính nguyên tắc bất chấp những sức ép, cả sức ép
đến từ kẻ thù hay bạn bè quốc tế của cách mạng Việt Nam : giữ vững độc lập tự chủ;
tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, quyền tự quyết của
nhân dân miền Nam, Mỹ cùng quân đội nước ngoài phải rút khỏi miền Nam Việt
Nam…, “ứng vạn biến” tích cực, linh hoạt, chủ động, khôn khéo trong lựa chọn
hình thức, phương pháp đấu tranh ngoại giao, trong nhân nhượng về những vấn đề
thứ yếu, biết giành thắng lợi từng bước trong đàm phán tiến đến giành thắng lợi hoàn
toàn. Điều đó làm nên đặc trưng của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và
mang đậm bản sắc dân tộc – trường phái ngoại giao Cây tre Việt Nam. Hiệp định
Paris khẳng định sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, sự chính
nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Có thể nói, Hiệp định
Paris là một minh chứng đầy thuyết phục về bản lĩnh và phong cách của ngoại giao
Việt Nam, dù non trẻ nhưng đầy bản lĩnh. Tại bàn đàm phán, đoàn đàm phán Việt
Nam đã tính toán kỹ lưỡng từng đường đi nước bước một cách chắc chắn, thận trọng
để không để rơi vào thế bị động, đồng thời luôn kiên trì các vấn đề nguyên tắc, chiến
lược nhưng linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, áp dụng nhuần nhuyễn sáng tạo triết
lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” lOMoAR cPSD| 45474828
1.2 Sự trường tồn của triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong diễn bối
cảnh, diễnbiến của Hiệp định Paris.

Khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 để lại cho kẻ địch những
thất bại thảm hại, nặng nề, đế quốc Mỹ đã buộc phải ngồi vào bàn đàm phán. Kể từ
tháng 5/1968, cuộc đấu tranh của Việt Nam bắt đầu tiến hành song song hai mặt trận:
quân sự và ngoại giao. Triển khai chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp với
Bộ Chính trị, cho tư tưởng chỉ đạo: Có thể tiếp xúc, nhưng trước hết cần ép Mỹ chấm
dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới bàn các vấn đề khác – đó chính là “dĩ
bất biến”. Ngày 13/5/1968, Hội nghị hai bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Mỹ họp phiên đầu tiên tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên đại lộ Klébe, Paris, chính
thức mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” của chúng ta. Nhiệm vụ của đối ngoại giai
đoạn này là dùng đàm phán để tiến công cô lập địch; vạch trần âm mưu của địch kéo
dài chiến tranh và tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Mỹ phát động; tranh
thủ dư luận phục vụ cho cuộc đấu tranh quân sự, chính trị trên chiến trường; yêu cầu
Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc Việt Nam.
Các cuộc đàm phán trong những năm 1969-1971 luôn có sự kết hợp giữa công khai
họp bốn bên với gặp riêng cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ. Việt Nam chủ trương phối
hợp đấu tranh ngoại giao với hoạt động quân sự, chính trị, làm phá sản chiến lược
"Việt Nam hóa chiến tranh", kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, đồng thời, đảm bảo
cho quân dân miền Nam tiếp tục đánh, tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế…
Từ năm 1971, Bộ Chính trị Đảng ta chủ trương tiến hành những chiến dịch lớn, giành
thắng lợi có ý nghĩa vào đầu năm 1972, buộc Mỹ phải kết thúc chiến tranh… Quán
triệt tinh thần phát huy thắng lợi trên chiến trường, khai thác khó khăn trong nội bộ
Mỹ, buộc chính quyền Mỹ chấp nhận một giải pháp kết thúc chiến tranh, ngày
8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đã đưa cho Mỹ bản dự thảo Hiệp định với những
điều khoản cụ thể, trong đó, yêu cầu Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam…
nhưng sau đó Mỹ lật lọng, viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản
dự thảo... vì vậy, ngày 12/12/1972 cuộc đàm phán Paris đã tạm dừng.
Tráo trở và lật lọng với hy vọng "ép" ta, đêm 18/12/1972, Tổng thống Nixon ra lệnh
ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng và các địa phương lân cận bằng máy bay F-
111 và "pháo đài bay" B-52, với mục đích buộc Việt Nam phải chấp nhận điều kiện
của Mỹ tại đàm phán Paris. Tuy nhiên, "biết mở đầu đúng" - phát động chiến tranh lOMoAR cPSD| 45474828
cứu nước, thì quân dân ta cũng biết "chấm dứt chiến tranh một cách có lợi nhất".
Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không" đã kết thúc bằng việc 34 "pháo đài bay B52" và nhiều máy bay chiến đấu
khác của Mỹ nổ tung trên bầu trời Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Chiến thắng có tính
quyết định nhất của quân dân Thủ đô đã buộc Tổng thống Nixon phải tuyên bố ngừng
ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị cho phía Mỹ gặp đoàn đại biểu Việt
Nam tại Paris để ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
1.3 Ý nghĩa, giá trị thời đại của Hiệp định Paris
Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn hội nghị Paris đã kéo dài 4 năm 8 tháng 14 ngày,
với 200 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao giữa cố vấn Lê Đức Thọ với
cố vấn H. Kissingers, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn , đàm phán và kết
thúc vào ngày 27/1/1973 với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam”. Với tất thảy thực tiễn diễn ra, Hiệp định Paris đã đạt tới đỉnh
cao triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” khi Mỹ buộc phải cam kết tôn trọng độc lập,
chủ quyền, thống nhất của dân tộc, buộc phải cam kết rút quân và không can thiệp
trở lại, còn chúng ta vẫn giữ nguyên lực lượng chính trị, vũ trang của ta ở miền Nam,
tạo cục diện chính trị và chiến trường thuận lợi để đi tới thắng lợi triệt để, thực sự.
Nắm vững quy luật cách mạng, nắm vững và biết cách tạo thời, tạo thế; thắng lợi
của Hiệp định Paris là thắng lợi của nền ngoại giao nhân văn Việt Nam trước nền
ngoại giao trên thế mạnh của đế quốc Mỹ, cũng có nghĩa là chúng ta đã “Dĩ bất biến
ứng vạn biến”, biến nghịch thành thuận, biến những khả năng mỏng manh thành hiện
thực có lợi cho cách mạng.
Hiệp định Paris đã tạo ra điều kiện và môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh
vì hòa bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đây là nền
tảng quan trọng để trong thời kỳ đổi mới, chúng ta khai thông, nối lại và bình thường
hóa các mối quan hệ đối ngoại, phá bỏ sự bao vây, cô lập, cấm vận, mở ra một thời
kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của
nước ta trên trường quốc tế. Nửa thế kỷ đã trôi qua, Hiệp định Paris về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học
kinh nghiệm sâu sắc, quý giá. Đó là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp chính
trị-kinh tế, quốc phòng-an ninh và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối
hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, lấy thắng lợi lOMoAR cPSD| 45474828
quân sự và chính trị là cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.
Đó là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, bài học sâu sắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước
không liên kết, nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ. Đó còn là bài học về giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận
ngoại giao. Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, chúng ta
càng cần tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại
và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại… Việt Nam là bạn, là đối tin cậy và là thành viên tích cực, có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
2. Liên hệ với bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong thời kỳ mới.
Mặc dù 50 năm đã trôi qua, các bài học của hội nghị Paris là hành trang quý giá để
chúng ta vững bước tiến vào giai đoạn hội nhập quốc tế, đưa quan hệ hữu nghị và
hợp tác với tất cả các đối tác đi vào chiều sâu; ổn định bền vững, củng cố nâng cao
thế và lực của đất nước. Với vị thế và tiềm lực mới Việt Nam luôn sẵn sàng là một
đối tác bắt những nhịp cầu đối thoại hòa giải kiến tạo hòa bình khu vực và trên thế
giới. Kế thừa và phát huy những triết lý truyền thống đối ngoại của ông cha ta dưới
ánh sáng soi rọi của tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin, Ðảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn thiện và xây dựng
một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí
Minh”, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam : Gốc vững, thân chắc, cành uyển
chuyển thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam ” trong
thời kỳ hội nhập quốc tế. Gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích
quốc gia – dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính
là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ Đổi mới đã được thực tiễn
kiểm chứng và vun đắp hơn 36 năm qua. Cành uyển chuyển là ứng xử “dĩ
bất biến, ứng vạn biến”.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, nhân dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình,
mong muốn đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Lợi ích quốc gia, dân lOMoAR cPSD| 45474828
tộc là điều mọi người dân đều mong muốn vun đắp và giữ gìn. Dù vạn biến thế nào
cho thành công nhưng không ai có thể quên lợi ích quốc gia, dân tộc. Đây là điều bất
biến trong lòng dân bất biến. Để đất nước giàu mạnh, phải đẩy mạnh mở cửa, hội
nhập, hợp tác nhưng không để lợi ích quốc gia, dân tộc bị xâm hại. Chúng ta là bạn
với tất cả, không chọn nhóm, chọn phe mà chỉ chọn chính nghĩa, chọn lẽ phải là
đường lối đối ngoại sáng suốt của Đảng ta. Ngoại giao cây tre là một sự lựa chọn
đúng đắn, sáng suốt giúp Việt Nam có thể đi xa, rộng mở trong quan hệ hợp tác với
các nước trên toàn thế giới.
Vận dụng triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” hôm nay chính là giữ sự bất biến “dân
là gốc” và “lòng dân” là căn cốt, để từ đó người lãnh đạo có thể áp dụng vạn biến
trong chính sách, biện pháp, phương thức, hình thức và phương tiện để đi đến thành
công. Cũng cần khẳng định, để đi đến thành công, mọi cán bộ, đảng viên phải luôn
luôn khắc ghi “cần có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
có sự quản lý hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và
phải phát huy tối đa yếu tố Nhân dân làm chủ. Đây là Nhà nước của dân, do dân và
vì dân; mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Chỉ có như vậy khát vọng phát
triển đất nước trong điều kiện hiện nay mới có thể thành hiện thực.
Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đặt ra vô vàn thách thức
với đất nước ta. Đặc biệt, môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ chuyển
biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về an ninh, chính trị, kinh tế. Hiểu rõ được điều
này, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương
hóa quan hệ đối ngoại”. Đây là nguyên tắc bất biến, là đường lối đối ngoại nhất quán.
Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, “mục tiêu tối thượng” về công tác đối
ngoại là “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”.
Thấm nhuần tư tưởng ấy, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh, bản sắc văn hóa và ngoại giao của dân tộc cùng với những bài học lịch sử
của Hội nghị Paris, Việt Nam đang từng bước xây dựng nền ngoại giao toàn diện,
hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân lOMoAR cPSD| 45474828
dân. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 190 trong 193 quốc gia thành
viên LHQ, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước và quan hệ đối tác
toàn diện với 13 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã
ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn
diện với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc, toàn bộ G7, 13/20 nước G20, 8/9 nước trong ASEAN. Bên cạnh
việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế,
thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, thu
hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Những kết quả và thành tích
trong công tác ngoại giao đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn,
có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của
Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đặt trong dòng chảy lịch sử vẻ vang và tự hào của dân tộc, Hiệp định Paris về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sẽ mãi là mốc son chói lọi trong
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta. Và sẽ luôn được phát huy, góp phần
vào những thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ngày nay. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên chúng ta có cái nhìn sâu rộng hơn về giá trị thời đại của
Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao với sự trường tồn của triết lý “Dĩ
bất biến ứng vạn biến” cũng như bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam trong
thời kỳ mới. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chỉ là nguyên tắc, phương pháp
có giá trị lịch sử, ý nghĩa đối với Việt Nam trong đấu tranh cách mạng, mà còn là lOMoAR cPSD| 45474828
nguyên tắc để giải quyết hiệu quả những vấn đề mới với công tác đối ngoại của
Việt Nam ở quá trình hội nhập hiện nay. Bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen,
đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quyết tâm ở mức cao nhất, cùng sự nỗ lực của toàn
dân để vượt qua thách thức, biến khó khăn thành cơ hội để phát triển. 76 năm đã
trôi qua, song lời dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
còn nguyên giá trị và đã, đang được Đảng, Nhà nước và công tác đối ngoại vận
dụng sáng tạo trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Báo An ninh : Giá trị thời đại của Hiệp định Paris trong công tác ngoại giao (kỳ cuối) lOMoAR cPSD| 45474828
3. Báo Thế giới và Việt Nam : “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong ngoại giao
Việt Nam từ tư tưởng đến hành động.
4. Báo Công đoàn : Tỏa sáng bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam
5. Tạp chí Quốc phòng toàn dân : Mấy vấn đề về vận dụng phương pháp
ngoại giao “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” hiện nay.