Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 25 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ai đem nắng mùa thu
Nhuộm vàng ươm quả thị
Trên cành, tay em đu
Dưới cành đây có chị
Thị chín gom chặt lồng
Em chuyền sang tay chị
Chị ơi có thích không?
Lát thôi là đầy bị
Bất chợt một quả rơi
Vì tay em chậm trễ
Chị nhìn em chị cười:
- Cô Tấm nào rơi thế?”
(Mùa thị vàng, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2. Quả thị có màu gì? A. Vàng ươm B. Xanh ngắt C. Đỏ rực D. Đen xì
Câu 3. Bài thơ là lời của ai, nói với ai? A. Em nói với chị B. Chị nói với em C. Con nói với mẹ D. Mẹ nói với con
Câu 4. Nhân vật trong bài thơ đang làm gì? A. Trồng cây thị B. Học bài C. Hái quả thị D. Quét nhà
Câu 5. Bài thơ gợi liên tưởng đến truyện cổ tích nào? A. Thạch Sanh B. Tấm Cám C. Em bé thông minh D. Cây tre trăm đốt
Câu 6. Chủ ngữ trong câu thơ: “Em chuyền sang tay chị” là gì? A. Em B. chuyền sang C. tay chị D. chuyền sang tay chị
Câu 7. Câu “Cô Tấm nào rơi thế?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến
Câu 8. Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Câu chủ đề là gì? Nêu tác dụng của câu chủ đề?
Bài 2. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây:
Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Chúng không hề xa lạ mà vô cùng
gắn bó với cuộc sống của con người. Câu chuyện về chú chó trung thành cứu chủ
thoát chết. Hay hình ảnh con trâu cùng người nông dân lao động vất vả. Cả chú dế
mèn được các cậu học trò nâng niu như báu vật. Những loài động vật nhỏ bé đã
nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của mỗi người. Chúng tạo nên kí ức đẹp đẽ về bức
tranh cuộc sống đầy màu sắc.
Bài 3. Đặt câu có sử dụng chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: a. Ai? b. Con gì? III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Hoa cúc áo (Trích)
Xóm Bờ Giậu quanh năm vắng vẻ bỗng có thêm người tới định cư: cô hoa cúc áo.
Cô cúc áo từ đâu chuyển đến không ai biết. Một sớm mai thức dậy, cụ giáo cóc
thấy cô đứng khép nép bên con đường mòn. Thân hình cô mảnh mai với những
chiếc lá xanh non bé xíu. Cô như lẫn vào đám cỏ dại, phải là người tinh tường như cụ giáo mới nhận ra.
Ngày tháng qua mau. Mùa xuân ấm áp đang về. Và buổi sáng Chủ nhật tuyệt vời ấy đã tới…
Cụ giáo có thức dậy, trong mùi hương nồng nàn. Nghe tiếng lao xao, cụ chống gậy,
thận trọng dò từng bước ra cửa. Chao, cô cúc áo như đã hóa thân thành người khác,
phô bày tất cả vẻ lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết 2 - 3 bước làm một sản phẩm đơn giản. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ba tôi trồng một cây xoài. Giống
xoài quả to, ngọt và thơm lừng.
Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều
đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy
chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng
hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.
Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có
móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái
xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi
lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi
nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ
thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền
phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng
từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng
còn ra tranh hái với tôi nữa.” (Cây xoài, Mai Duy Quý)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Giống xoài mà nhân vật ba trồng có đặc điểm gì? A. Quả to, ngọt B. Quả nhỏ, chua
C. Quả to, ngọt và thơm lừng D. Quả to, chua
Câu 2. Vì sao cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư?
A. Vì tán cây xoài phát triển
B. Vì gió bão làm bật mấy chiếc rễ
C. Vì cây mọc ở khoảng đất chung của hai nhà
D. Vì cây xoài quá cao lớn
Câu 3. Vì sao chú Tư không nhận xoài biếu như mọi năm?
A. Vì nhà chú Tư cũng có cây xoài B. Vì xoài không ngon
C. Vì chú thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái
D. Vì chú Tư không thích ăn xoài
Câu 4. Thái độ của nhân vật “ba tôi” khi thấy chú Tư đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú?
A. Chỉ thở dài mà không nói gì B. Trách mắng chú Tư C. Vui vẻ, kệ chú Tư D. Không có thái độ gì
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư
nhà bên vài ba chục quả.” là gì?
A. Mùa xoài nào cũng vậy B. Ba
C. Đều đem biếu chú Tư
D. đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời.” là gì? A. Tôi B. tức lắm C. nhưng đành vâng lời
D. tức lắm nhưng đành vâng lời
Câu 7. Ở cuối truyện, điều gì đã xảy ra?
A. cây xoài cành lá lại xum xuê.
B. Đến mùa, cây lại trĩu quả
C. Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Em rút ra bài học gì qua câu chuyện?
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1. Những cuốn sách
a. Là đồ uống yêu thích của em. 2. Trà sữa b. Nằm trên giá sách. 3. Phở
c. Là đặc sản của Hà Nội. 4. Xe buýt
d. Đã về bến từ mười phút trước. Đáp án:
Bài 2. Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Vì nguồn nước đang bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân đến từ việc sử dụng một cách thiếu ý thức của
con người. Chất thải từ các nhà máy không qua xử lí đã chảy thẳng xuống sông, hồ.
Con người sử dụng nước một cách lãng phí. Trong trồng trọt, thuốc trừ sâu, phân
bón hóa học được sử dụng có thể ngấm xuống mạch nước ngầm, gây ô nhiễm
nguồn nước. Thật đáng báo động nếu như trong tương lai, con người không có đủ
nước để sử dụng. Hãy cùng nhau bảo vệ nguồn nước!
Bài 3. Quan sát tranh, cho biết em liên tưởng đến truyền thuyết hoặc truyện cổ tích nào? ….…….. ….……. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn chia sẻ tình cảm với một nhân vật trong truyện đã đọc, đã
nghe. Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mùa nào được nhắc đến trong bài thơ? C. Mùa thu
Câu 2. Quả thị có màu gì? A. Vàng ươm
Câu 3. Bài thơ là lời của ai, nói với ai? A. Em nói với chị
Câu 4. Nhân vật trong bài thơ đang làm gì? C. Hái quả thị
Câu 5. Bài thơ gợi liên tưởng đến truyện cổ tích nào? B. B. Tấm Cám
Câu 6. Chủ ngữ trong câu thơ: “Em chuyền sang tay chị” là gì? A. Em
Câu 7. Câu “Cô Tấm nào rơi thế?” thuộc kiểu câu gì? B. Câu hỏi
Câu 8. Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ trên?
Bài thơ ngắn gọn, dễ hiểu và giàu cảm xúc.
II. Luyện từ và câu Bài 1.
⚫ Câu chủ đề là gì là câu nêu ý khái quát của đoạn văn
⚫ Câu chủ đề giúp người đọc nắm được nội dung chính của đoạn văn.
Bài 2. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây:
Câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
Bài 3. Đặt câu có sử dụng chủ ngữ trả lời cho câu hỏi:
a. Bác Hòa đang cấy lúa trên cánh đồng.
b. Con mèo nằm sửa nắng trên ghế. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết
Bài 2. Học sinh tự viết. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Giống xoài mà nhân vật ba trồng có đặc điểm gì?
A. Quả to, ngọt và thơm lừng
Câu 2. Vì sao cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư?
C. Vì gió bão làm bật mấy chiếc rễ
Câu 3. Vì sao chú Tư không nhận xoài biếu như mọi năm?
C. Vì chú thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái
Câu 4. Thái độ của nhân vật “ba tôi” khi thấy chú Tư đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú?
A. Chỉ thở dài mà không nói gì
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà
bên vài ba chục quả.” là gì?
D. đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời.” là gì?
D. Tức lắm nhưng đành vâng lời
Câu 7. Ở cuối truyện, điều gì đã xảy ra?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Bài học: Chúng ta cần biết sống chan hòa, biết chia sẻ với người khác.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1 - b 2 - a 3 - c 4 - 4
Bài 2. Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.
Bài 3. Quan sát tranh, cho biết em liên tưởng đến truyền thuyết hoặc truyện cổ tích nào? ⚫ Tranh 1: Thánh Gióng ⚫ Tranh 2: Sọ Dừa III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
⚫ Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
⚫ Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
⚫ Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
⚫ Em có suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật?