Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 28 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 28 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 28 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 28 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Sân khấu ở trên không
Giữa vòm trời lá biếc
Trên cành những nhạc công
Cùng thổi kèn náo nhiệt
Khi nghe anh nhạc trưởng
Kéo kèn lên mở màn
Dàn đồng ca cộng hưởng
Ve ve ve… rộn ràng
Bé đi dưới hàng cây
Chỉ thấy vòm lá biếc
Nhạc công vẫn mê say
Điệu bổng trầm tha thiết Ve ve ve ve ve…
Kéo dài ra mải miết
Lạ nhỉ, khúc nhạc hè
Ve học đâu không biết?
(Dàn hợp xướng mùa hè, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết về loài vật nào? A. Con ve B. Chích chòe C. Họa mi D. Sơn ca
Câu 2. Sân khấu ở đâu? A. Trên không B. Dưới nước C. Trong nhà D. Ngoài đồng
Câu 3. Trên cành, những nhạc công đang làm gì? A. Ca hát rộn ràng B. Nhảy múa tưng bừng C. Say sưa đánh đàn D. Thổi kén náo nhiệt
Câu 4. Âm thanh của dàn đồng ca là gì? A. Tí tách B. Ve ve ve C. Rì rì D. Xôn xao
Câu 5. Phần im đậm trong câu thơ: “Bé đi dưới hàng cây” trả lời cho câu hỏi gì? A. Ai? B. Làm gì? C. Ở đâu? D. Vì sao?
Câu 6. Câu thơ: “Ve học đâu không biết?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu hỏi D. Câu khiến
Câu 7. Theo em, bài thơ gợi nhắc đến mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Sắp xếp các từ dưới đây thành một câu tục ngữ: quả nhớ Ăn trồng kẻ cây Đáp án:
Bài 2. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp:
a. Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí thật hấp dẫn!
b. Tài liệu Hướng dẫn trồng hoa đã giúp bố chăm sóc vườn hoa của mình.
Bài 3. Hãy đặt câu:
a. Chỉ đặc điểm của loài vật
b. Chỉ hoạt động của loài vật III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Bài 2. Viết đoạn văn tả hình dáng của một con vật. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy,
Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông,
lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay
đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót
những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những
ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ
trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương
thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh
vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc
nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót
như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
(Bầu trời ngoài cửa sổ, Nguyễn Quỳnh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì? A. Đầy ánh sáng B. Đầy màu sắc C. Đầy không khí D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của đàn vàng anh?
A. vàng như dát vàng lên lông, lên cánh
B. con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Chủ ngữ trong câu văn: “Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ.” là gì? A. Ở đấy B. Hà
C. Thấy bao nhiêu điều lạ
D. Hà thấy bao nhiêu điều lạ
Câu 4. Theo em, từ “búp vàng” trong câu văn: “Những ngọn bạch đàn chanh cao
vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” có nghĩa là gì? A. Vàng anh B. Ngọn bạch đàn C. Bầu trời D. Ánh nắng
Câu 5. Hình ảnh “tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà” được? A. Nhân hóa B. So sánh
Câu 6. Tiếng hót của vàng anh mang theo điều gì?
A. hương thơm lá bạch đàn chanh
B. Không khí tươi vui của mùa hè
C. Hương thơm dịu mát của các loài hoa
D. Không có đáp án đúng
Câu 7. Phần in đậm trong câu: “Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn
chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ.” trả lời cho câu hỏi gì? A. Cái gì? B. Ở đâu? C. Khi nào? D. Làm gì?
Câu 8. Vì sao đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép:
a. Đánh dấu tên tác phẩm
b. Đánh dấu tên tài liệu
Bài 2. Sắp xếp các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh:
a. trên/Đàn cò/bầu trời./bay lượn/
b. đang/Những/nở/bông hoa/phượng vĩ/rực rỡ.
c. đàn cá/Dưới nước/bơi lội./tung tăng/
d. anh trai/chủ nhật./cùng/đi/Tôi/và/xem/phim/vào/ở/rạp chiếu phim/
Bài 3. Xác định công dụng của các dấu ngoặc kép:
a. Cuốn sách Đất rừng phương Nam do nhà văn Đoàn Giỏi sáng tác.
b. Tôi đang học thuộc bài hát Bụi phấn. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Con cò (Trích) Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về loài vật nào? A. Con ve
Câu 2. Sân khấu ở đâu? A. Trên không
Câu 3. Trên cành, những nhạc công đang làm gì? D. Thổi kén náo nhiệt
Câu 4. Âm thanh của dàn đồng ca là gì? B. Ve ve ve
Câu 5. Phần im đậm trong câu thơ: “Bé đi dưới hàng cây” trả lời cho câu hỏi gì? A. Ai?
Câu 6. Câu thơ: “Ve học đâu không biết?” thuộc kiểu câu gì? C. Câu hỏi
Câu 7. Theo em, bài thơ gợi nhắc đến mùa nào? B. Mùa hè
Câu 8. Bài thơ có hình ảnh đơn giản, giọng điệu vui tươi.
III. Luyện từ và câu
Bài 1. Sắp xếp các từ dưới đây thành một câu tục ngữ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Bài 2. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp:
a. Cuốn sách “Dế Mèn phiêu lưu kí” thật hấp dẫn!
b. Tài liệu “Hướng dẫn trồng hoa” đã giúp bố chăm sóc vườn hoa của mình.
Bài 3. Hãy đặt câu:
a. Chỉ đặc điểm của loài vật: Chú mèo rất thông minh và nhanh nhẹn.
b. Chỉ hoạt động của loài vật: Chú chó đang ngồi trông nhà. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2.
- Mở đoạn: giới thiệu chung về loài vật.
- Thân đoạn: tả đặc điểm ngoại hình của loài vật
⚫ Thân hình của loài vật: to, nhỏ, bép, gầy
⚫ Cân nặng, chiều cao cụ thể
⚫ Tả từng bộ phận: bộ lông, chân tay, đầu, cổ, đuối,…
- Kết đoạn: tình cảm với loài vật. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của đàn vàng anh? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Chủ ngữ trong câu văn: “Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ.” là gì? B. Hà
Câu 4. Theo em, từ “búp vàng” trong câu văn: “Những ngọn bạch đàn chanh cao
vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” có nghĩa là gì? B. Ngọn bạch đàn
Câu 5. Hình ảnh “tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà” được? B. So sánh
Câu 6. Tiếng hót của vàng anh mang theo điều gì?
A. hương thơm lá bạch đàn chanh
Câu 7. Phần in đậm trong câu: “Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn
chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ.” trả lời cho câu hỏi gì? B. Ở đâu?
Câu 8. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép:
a. Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác.
b. Tài liệu Hướng dẫn cách nầu ăn giúp mẹ nầu ăn ngon hơn.
Bài 2. Sắp xếp các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh:
a. Đàn cò bay lượn trên bầu trời.
b. Những bông hoa phượng vĩ đang nở rực rỡ.
c. Dưới nước đàn cá tung tăng bơi lội.
d. Tôi và anh trai cùng đi xem phim ở rạp chiếu phim vào chủ nhật.
Bài 3. Xác định công dụng của các dấu ngoặc kép:
a. Đánh dấu tên của cuốn sách.
b. Đánh dấu tên của bài thơ. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn
- Giới thiệu về tên cuốn sách, tác giả của cuốn sách
- Giới thiệu các nhân vậ chính, nhân vật mà em yêu thích nhất
- Kể lại nội dung chính của cuốn sách
- Bài học rút ra từ cuốn sách
- Giá trị của cuốn sách