-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 (Nâng cao)
Trọn bộ Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 (Nâng cao)
Trọn bộ Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Tết này cháu lại về quê
Con đường xa ngái, chuyến xe gập ghềnh
Đất trời một dải mông mênh
Nối quê với phố chút tình tổ tiên
Hàng dâu xanh ngắt bên triền
Nắng mùa xuân, đậu rất êm trên cành
Cánh cò trắng dạo đồng xanh
Tiếng chim ngọt phía mái đình bay ra
Tết quê vui mặn vui mà
Bánh chưng, bánh tét... nữa là bánh in
Rộn ràng trống, mỏ sân đình
Trò chơi dân dã thắm tình làng quê
Dọc ngang đường sá vui ghê
Xôn xao lời chúc, thoả thê tiếng cười
Đầu năm xông đất nhà ai
Mừng thêm tuổi mới cho đời thêm xanh.”
(Tết này cháu lại về quê, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Dịp Tết, bạn nhỏ được? A. về quê B. đi du lịch C. đi chợ hoa D. đi đá bóng
Câu 2. Tìm từ miêu tả chuyến xe? A. xa xôi B. gập ghềnh C. mênh mông D. ngọt ngào
Câu 3. Khổ thơ thứ hai miêu tả gì?
A. Khung cảnh thiên nhiên của quê hương
B. Khung cảnh thành phố tấp nập
C. Khung cảnh sinh hoạt dịp Tết
D. Khung cảnh lao động trên cánh đồng
Câu 4. Những loại bánh đặc trưng của ngày Tết được nhắc đến trong bài thơ? A. Bánh chưng B. Bánh tét C. Bánh in D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Những phong tục nào của ngày Tết được nhắc đến trong bài thơ? A. Chúc Tết B. xông đất C. mừng tuổi
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Đâu là từ thuộc nhóm từ về quê hương? A. phố B. chim C. lời chúc D. làng quê
Câu 7. Tâm trạng của bạn nhỏ trong bài thơ? A. vui sướng B. chán nản C. buồn bã D. thất vọng
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về bài thơ trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chọn từ để điền vào chỗ trống:
a. Em sinh ra và lớn lên ở một (vùng quê/miền núi) thanh bình.
b. … (Thành phố/Tỉnh) Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
c. Sáng sớm, (xóm làng/bức tranh) chìm trong sương mù.
d. Ngày mùa, (bản làng/trường học) trở nên vui tươi, nhộp nhịp.
Bài 2. Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang, chỉ ra tác dụng của dấu gạch ngang.
Bài 3. Điền từ thích hợp chỉ đặc điểm vào bảng dưới đây: quê hương phố phường núi rừng cánh đồng III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Về lại Gò Công
Trước mắt tôi, cửa biển Gò Công liền từng là biển, một màu xanh thăm thẳm tiếp
nối tưởng chừng như vô tận.
Tôi đón gió từ mặt sông, gió thổi từ muôn phía, rừng tràm hòa điệu thổi sáo vi vu.
Cá từng đàn đùa giỡn với những lượn sóng nhấp nhô. Tôi đón nắng rực rỡ và bầu
trời trong xanh quyến rũ mênh mông. Tôi đi miên man trong ánh bình minh, trong
sự hòa quyện kì diệu của thiên nhiên.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nói về cảnh đẹp của quê hương. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh
chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,… tất cả đã đâu vào đấy một
cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn
thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,… chị tôi mới bóc cỗ tam
cúc còn mới ra và nói: Nào…
Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây
cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già,
mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong
ba ngày Tết… và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn
của chị, từ cái miệng tươi như hoa…
Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất,
đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp…
Con chui sấp, con lật ngửa… Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng…
Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại
càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “cả làng” cười phá lên vì tướng bà bị … té re…
làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui
như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.
Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi
cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.
Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn,
của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm…
làm chị xao xuyến một điều gì…
Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bọn trẻ con chúng tôi
cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh
lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù
không thể bằng tết có chị tôi bên cạnh.
Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng
một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói: Nào…” (Đánh tam cúc)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Các nhật vật trong truyện gồm? A. tôi, chị gái B. tôi, anh trai C. tôi, em gái D. tôi, em trai
Câu 2. Các nhân vật trong truyện đánh tam cúc vào thời gian nào? A. Vào sáng Ba mươi Tết
B. Vào chiều Ba mươi Tết
C. Vào sáng mùng một Tết
D. Vào tối mùng một Tết
Câu 3. Các nhân vật trong truyện đánh tam cúc trong không gian như thế nào?
A. dưới ánh đèn phấn ấm cúng
B. trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng
C. trong khói nhang thơm ngát,
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4. Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc?
A. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con tướng ông - con pháo
B. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con pháo - con xe
C. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con tướng ông - con tướng bà
D. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con pháo - con tướng bà
Câu 5. Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?
A. Gọi một - gọi đôi - tứ tử trình làng - ăn kết
B. Gọi đôi - gọi ba - ăn kết - kết ba
C. Gọi ba - tứ tử trình làng - kết ba
D. Gọi một - gọi ba - kết ba
Câu 6. Người thắng cuộc được thưởng gì? A. Tiền mặt B. Búng tai người khác
C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô D. Bánh kẹo
Câu 7. Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì?
A. Trò chơi đánh tam cúc. B. Trò chơi ô ăn quan
C. Những kỉ niệm thủa ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả
D. Không có đáp án đúng
Câu 8. Cảm nhận của em sau khi đọc xong văn bản?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
a. Đường sắt Bắc - Nam đã được khởi công.
b. Nội quy của lơp học: - Giữ gìn vệ sinh chung - Giữ trật tự
- Học bài trước khi đến lớp
- Không làm việc riêng trong giờ học
Bài 2. Đặt câu các sử dụng các từ: làng quê, thanh bình
Bài 3. Hoàn thành câu: a. Quê hương của tôi…
b. Những cánh đồng lúa… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Về lại Gò Công (Trích)
Rừng đước như thành lũy bao bọc hơn bốn trăm hộ dân trước cửa biển Gò Công. Kì
diệu và lạ lùng sức sống rừng đước, từng chùm rễ từ giữa thân thẳng tắp và mạnh mẽ
cắm sâu xuống lòng đất để dựng thân cây đứng vững vàng. Quả đước cũng thẳng
ngay như mũi tên theo gió rung cắm xuống bùn đất khi xa khi gần, rồi cây đước lại
mọc lên. Cây này tiếp nối cây khác, tất cả quấn quýt bám chặt vào nhau tạo thành rừng bạt ngàn.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm trong gia đình. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Dịp Tết, bạn nhỏ được? A. Về quê
Câu 2. Tìm từ miêu tả chuyến xe? B. Gập ghềnh
Câu 3. Khổ thơ thứ hai miêu tả gì?
A. Khung cảnh thiên nhiên của quê hương
Câu 4. Những loại bánh đặc trưng của ngày Tết được nhắc đến trong bài thơ? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Những phong tục nào của ngày Tết được nhắc đến trong bài thơ?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Đâu là từ thuộc nhóm từ về quê hương? D. Làng quê
Câu 7. Tâm trạng của bạn nhỏ trong bài thơ? A. Vui sướng
Câu 8. Bài thơ giúp em hiểu hơn về dịp Tết ở làng quê.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chọn từ để điền vào chỗ trống:
a. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thanh bình.
b. Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của đất nước.
c. Sáng sớm, xóm làng chìm trong sương mù.
d. Ngày mùa, bản làng trở nên vui tươi, nhộp nhịp.
Bài 2. Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang, chỉ ra tác dụng của dấu gạch ngang.
a. Nối các từ trong một liên danh: Tôi đang ngồi trên chuyến bay Hà Nội - Đà Nẵng.
b. Đánh dấu các ý liệt kê:
Nội quy khi tham gia câu lạc bộ:
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt
- Chấp hành theo sự chỉ đạo của ban chủ nhiệm câu lạc bộ
- Đóng đầy đủ phí sinh hoạt
Bài 3. Điền từ thích hợp chỉ đặc điểm vào bảng dưới đây: quê hương yên bình phố phường nhộn nhịp núi rừng hùng vĩ cánh đồng mênh mông III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý: (1) Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp của quê hương. (1) Thân bài
- Tả khái quát khung cảnh quê hương
- Những vẻ đẹp đặc trưng (cánh đồng lúa, dòng sông, ngôi nhà,…)
- Tình cảm dành cho quê hương (yêu mến, tự hào,…) (2) Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp của quê hương. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhật vật trong truyện gồm? A. Tôi, chị gái
Câu 2. Các nhân vật trong truyện đánh tam cúc vào thời gian nào?
D. Vào tối mùng một Tết
Câu 3. Các nhân vật trong truyện đánh tam cúc trong không gian như thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4. Có những quân bài nào được kể đến trong cỗ bài tam cúc?
B. Con tượng vàng - con mã điều - con tốt đỏ - con pháo - con xe
Câu 5. Có những cách đánh nào được kể đến trong câu chuyện?
A. Gọi một - gọi đôi - tứ tử trình làng - ăn kết
Câu 6. Người thắng cuộc được thưởng gì?
C. Tiền làm từ que tăm, que diêm, mấy cùi cau khô
Câu 7. Câu chuyện giới thiệu cho em biết điều gì?
C. Những kỉ niệm thủa ấu thơ về trò chơi đánh tam cúc của tác giả
Câu 8. Văn bản đã giúp em hiểu hơn về trò chơi đánh tam cúc
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
a. Nối các từ trong một liên danh
b. Đánh dấu các ý liệt kê
Bài 2. Đặt câu các sử dụng các từ: làng quê, thanh bình
- Làng quê của tôi thật xinh đẹp biết bao.
- Quê hương của tôi rất đẹp đẽ và thanh bình
Bài 3. Hoàn thành câu:
a. Quê hương của tôi là thủ đô Hà Nội.
b. Những cánh đồng lúa đã chín vàng ươm. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn
- Xác định được sản phẩm
- Nêu các bước sử dụng: trước khi sử dụng, trong khi sử dụng, sau khi sử dụng.