-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập Hóa 12 bài 32: Hợp chất của sắt
Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải bài tập Hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt, tài liệu bao gồm 5 bài tập trang 145 kèm theo lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Hóa học 12.
Chủ đề: Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
Môn: Hóa Học 12
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập Hóa học 12: Hợp chất của sắt
A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 32
I. Hợp chất sắt(II)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử Fe2+ thành Fe3+.
1. Sắt (II) oxit (FeO)
FeO là chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên; FeO tác dụng với dung dịch HNO3 được muối sắt (III):
Sắt (II) oxit có thể điều chế bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt (III) oxit ở 500°C.
2. Sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2)
Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Trong không
khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Do đó muốn có Fe(OH)2 tinh khiết
phải điều chế trong điều kiện không có không khí. 3. Muối sắt (II)
Đa số muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O.
Muối sắt(II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III) bởi các chất oxi hóa.
Muối sắt(II) được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
II. Hợp chất sắt(III)
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa.
1. Sắt(III) oxit (Fe2O3)
Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
Fe2O3 là oxit bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh.
Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H khử thành Fe.
Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.
2. Sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3)
Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit
tạo thành dung dịch muối sắt(III).
Sắt(III) hiđroxit được điều chế bằng cách cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối sắt(III). 3. Muối sắt(III)
Đa số muối sắt(III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
Thí dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O
Các muối sắt(III) có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt(II).
B. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 145 SGK Hóa học 12
Bài 1 trang 145 SGK Hóa 12
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau: FeS2 (1) Fe2O3 (2) FeCl3 (3) Fe(OH)3 (4) FeO (5) FeSO4 (5) Fe
Đáp án hướng dẫn giải
(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
(5) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
(6) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.
Bài 2 trang 145 SGK Hóa 12
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu
được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí
H2(đktc) được giải phóng là: A. 8,19 lít. B. 7,33 lít. C. 4,48 lít. D. 6,23 lít.
Đáp án hướng dẫn giải Đáp án C.
Cứ 278 gam FeSO4.7H2O có 152 gam FeSO4
=> 55,6 gam FeSO4.7H2O có x (g) FeSO4
Khối lượng FeSO4 là mFeSO4 = 55,6.152/278 = 30,4 (gam)
Số mol FeSO4 nFeSO4 = 30,4/152 = 0,2 (mol) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
nH2 = nFeSO4 = 0,2 (mol) => VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Bài 3 trang 145 SGK Hóa 12
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra,
sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là: A. 1,9990 gam. B. 1,9999 gam. C. 0,3999 gam. D. 2,1000 gam.
Đáp án hướng dẫn giải Chọn đáp án B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu => khối lượng tăng: 64 – 56 = 8 (gam).
x gam Fe khối lượng tăng: 4,2857 – 4 = 0,2857(gam). =>8x = 56 . 0,2857 =>x = 1,9999.
Bài 4 trang 145 SGK Hóa 12
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối
lượng của hỗn hợp A là: A. 231 gam. B. 232 gam. C. 233 gam. D. 234 gam.
Đáp án hướng dẫn giải Chọn đáp án B.
Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol
Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.
Bài 5 trang 145 SGK Hóa 12
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được
dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 15 gam. B. 20 gam. C. 25 gam. D. 30 gam.
Đáp án hướng dẫn giải Đáp án D.
Số mol Fe2O3 là nFe2O3 = 16/160 = 0,1 (mol) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 0,1 (mol) 0,3 (mol) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O 0,3 (mol) 0,3 (mol)
Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)
Document Outline
- Giải bài tập Hóa học 12: Hợp chất của sắt
- A. Tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài 32
- I. Hợp chất sắt(II)
- II. Hợp chất sắt(III)
- B. Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 145 SGK Hóa học 12
- Bài 1 trang 145 SGK Hóa 12
- Bài 2 trang 145 SGK Hóa 12
- Bài 3 trang 145 SGK Hóa 12
- Bài 4 trang 145 SGK Hóa 12
- Bài 5 trang 145 SGK Hóa 12