Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 15
Bài viết được tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.
Preview text:
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến
chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 15 trang 56: Dựa vào hình 15, hãy trình bày
vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất. Trả lời:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh ngưng
tụ thành mưa rơi xuống biển.
- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, gió đưa mây vào
trong đất liền, gặp lạnh ngưng tụ thành mưa rơi xuống đất, ở vùng vĩ độ cao
ngưng tụ thành tuyết, mưa nhiều và tuyết tan thành nước chảy thành sông,
nước ngấm xuống đất thành nước ngầm và đổ ra biển.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 15 trang 57: Hãy nêu ví dụ minh họa về mối
quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa. Trả lời:
Ở miền nam nước ta, khí hậu có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Vào mùa
mưa thì sông vào mùa lũ, mùa khô tương ứng với mùa cạn.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 15 trang 57: Dựa vào kiến thức đã học và bản
đồ Tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi
miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Trả lời:
- Sông ngắn và dốc do địa hình cao, các dãy núi lan sát ra bờ biển.
- Mưa tập trung vào một mùa, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn, chủ yếu là
sông nhỏ nên nước rút chậm.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 15 trang 57: Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ
thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở đó? Trả lời:
Rừng phòng hộ được trồng ở thượng nguồn để giúp điều tiết dòng chảy cho sông.
Bài 1 trang 58 Địa Lí 10: Dựa vào hình 15 hãy chứng minh rằng: nước trên
Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín. Trả lời:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh ngưng
tụ thành mưa rơi xuống biển.
- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, gió đưa mây vào
trong đất liền, gặp lạnh ngưng tụ thành mưa rơi xuống đất, ở vùng vĩ độ cao
ngưng tụ thành tuyết, mưa nhiều và tuyết tan thành nước chảy thành sông,
nước ngấm xuống đất thành nước ngầm và đổ ra biển.
- Các vòng tuần hoàn này đều khép kín, nên nước có thể tham gia nhiều vòng
tuần hoàn lớn nhỏ khác nhau.
Bài 2 trang 58 Địa Lí 10: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Trả lời:
- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: nước sông ở các vùng đới nóng và
địa hình thấp phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa, vùng địa hình cao và đới
lạnh thì băng tuyết đóng vai trò chủ đạo.
- Địa thế, thực vật và hồ đầm: ở vùng có địa hình dốc thì tốc độ dòng chảy
thường nhanh hơn, thực vật có vai trò điều tiết dòng chảy cho sông, hồ đầm sẽ
điều hòa nước cho sông vào cả mùa lũ và mùa cạn.