Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng được sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo
Preview text:
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 25: Quan sát hình 7.1, mô tả cấu trúc của Trái Đất. Trả lời:
- Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp
- Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 5km đến 70km.
- Lớp manti gồm manti trên dày từ 15km đến 700km và manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.
- Nhân Trái Đất gồm nhân ngoài độ dày từ 2900km đến 5100km và nhân trong
độ dày từ 5100km đến 6370km.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26: Quan sát hình 7.2, cho biết sự khác
nhau giữa vỏ lục đia và vỏ đại dương. Trả lời:
- Vỏ lục địa phân bố ở phần nền lục địa và một phần chìm trong đại dương, có
độ dày từ 35km đến 80km, cấu trúc bởi đá badan, granit và trầm tích.
- Vỏ đại dương phân bố ở dưới đáy đại dương có độ dày từ 5km đến 10km,
cấu trúc gồm đá badan và trầm tích.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26: Quan sát hình 7.1, cho biết lớp
Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng? Trả lời:
- Lớp manti được chia thành 2 tầng.
- Tầng manti trên dày từ 15km đến 700km và tầng manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 27: Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng
kiến tạo lớn là những mảng nào? Trả lời:
Mảng Âu – Á, mảng Ấn Độ - Ô-xtrayli-a, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng
Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 28: Quan sát hình 7.4, cho biết kết quả
khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, xô vào nhau. Trả lời:
- Khi tách rời nhau tạo ra các sống núi ngầm dưới đại dương.
- Khi xô vào nhau hình thành nên các dải núi cao, dải núi lửa và vực biển sâu.
Bài 1 trang 28 Địa Lí 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung SGK, lập bảng so
sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm). Trả lời: Các Vị trí Độ dày Đặc điểm, cấu tạo lớp Vỏ Ngoài
cùng từ 5km đến Vỏ lục địa dày được cấu tạo bởi các Trái Trái Đất 70km.
tầng đá: granit, badan và trầm tích. Đất
Vỏ đại dương mỏng không có lớp đá granit. Lớp
Nằm ở giữa từ 5km đến Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% manti lớp vỏ và 2900km.
khối lượng của Trái Đất. nhân Trái Đất. Gồm 2 tầng:
+ Manti trên dày từ 15km đến
700km, vật chất ở dạng quánh dẻo.
+ Manti dưới độ dày từ 700km đến
2900km, vật chất ở trạng thái rắn. Lớp
nằm trong lõi từ 2900km Thành phần chủ yếu là kim loại nhân Trái Đất đến nặng: Ni, Fe,... 6370km. Gồm 2 tầng:
+ Nhân ngoài từ 2900km đến
5100km, nhiệt độ đạt 5000ºC, áp
suất từ 1,3 đến 3,1 triệu atm vật chất ở dạng lỏng.
+ Nhân trong từ 5100km đến
6370km, áp suất đạt 3 đến 3,5 triệu
atm, vật chất ở trạng thái rắn.
Bài 2 trang 28 Địa Lí 10: Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng. Trả lời:
- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau (gồm mảng lục địa
và mảng đại dương), các mảng này nhẹ, nổi trên lớp quánh dẻo của lớp manti
trên và có thể di chuyển.
- Các mảng lục địa và đại dương di chuyển trên lớp manti, có thể bị xô vào
nhau hoặc tách xa nhau. Sự dịch chuyển này tạo ra các hệ quả như tạo ra các
dãy núi cao, núi lửa, sống núi ngầm hoặc vực sâu dưới đáy đại dương.