-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Địa Lý lớp 12 Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
Giải bài tập SGK Địa Lý lớp 12 Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 3 trang và bài giải giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc tham khảo.
Preview text:
Địa lý 12 Địa lí các vùng kinh tế
Bài 34: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực
ở Đồng bằng sông Hồng
1. Dựa vào bảng số liệu 34 (trang 154 SGK):
Bảng 34.Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu
người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.
Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu. So sánh tốc độ tăng trưởng của
các chỉ số trên giữa Đồng bằng sông Hồng với cả nước. Trả lời:
Tính tốc độ tăng trưởng và so sánh
- Cách tính: thông thường phải lấy năm đầu tiên của bảng số liệu là 100, sau đó lấy năm
tiếp theo so sánh với năm đầu tiên.
Tốc độ tăng trưởng về dân số và sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (%).
- Tốc độ tăng trưởng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước:
+ Dân số: có tốc độ tăng nhanh hơn.
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt: có tốc độ tăng chậm hơn.
+ Sản lượng lương thực có hạt: có tốc độ tăng chậm hơn.
+ Bình quân lương thực có hạ/người: có tốc độ tăng chậm hơn.
2. Cho bảng số liệu:
Tính tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số và nhận xét. Trả lời:
Tỉ trọng về dân số và sản lượng lương thực của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (%)
- Nhận xét: Tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương
thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước
đều giảm trong giai đoạn 1995 - 2005. Trong đó, giảm mạnh nhất là tỉ lệ bình quân lương
thực có hạt/người, tiếp đến là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt, dân số, diện tích gieo
trồng cây lương thực có hạt.
3. Cho bảng số liệu:
Bảng 34.Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu
người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 1995 và năm 2005.
Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng Trả lời: - Phân tích
+ Dân số tăng nhanh, trong khi diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng
lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm hơn nhiều so với cả
nước trong giai đoạn 1995 - 2005.
+ Cũng trong giai đoạn trên, tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt,
sản lượng lương thực có hạt, bình quân lương thực có hạt/người của Đồng bằng sông
Hồng so với cả nước đều giảm. Tuy nhiên, tỉ trọng dân số, diện tích gieo trồng cây lương
thực có hạt so với tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt và bình quân lương thực có hạt/người. - Giải thích
+ Dân số là tác nhân quan trọng hàng đầu tạo sức ép đối với sản xuất lương thực ở vùng
Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người
thấp nhất cả nước, lại có số dân đông và tăng nhanh so với cả nước đã làm cho diện tích
đất thổ cư ngày một tăng (chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp sang), khả năng mở rộng diện
tích hầu như không còn, năng suất cây trồng không thể vượt qua giới hạn sinh học. Vì
thế, đã làm cho diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực có hạt,
bình quân lương thực có hạt/người tăng chậm và có tốc độ tăng thấp hơn so với cả nước.
+ Ngoài ra, do kinh tế phát triển đã làm tăng diện tích đất chuyên dùng từ đất nông
nghiệp, nên diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm sút. Các thiên tai như bão, lũ lụt,
hạn hán,... cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và bình quân
lương thực có hạt theo đầu người.
4. Dựa vào kết quả phân tích, hãy thử đề xuất các phương hướng giải quyết Trả lời:
Phương hướng giải quyết
- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
- Thâm canh, tăng vụ,... để tăng sản lượng cây lương thực.
- Cần có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lí.
- Phân bố lại dân cư và lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.