-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SGK Sinh học lớp 12 bài 29: Quá trình hình thành loài
Giải bài tập SGK Sinh học lớp 12 bài 29: Quá trình hình thành loài được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa về các cơ quan phân tích thị giác nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa 23 tài liệu
Sinh học 12 292 tài liệu
Giải bài tập SGK Sinh học lớp 12 bài 29: Quá trình hình thành loài
Giải bài tập SGK Sinh học lớp 12 bài 29: Quá trình hình thành loài được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa về các cơ quan phân tích thị giác nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa 23 tài liệu
Môn: Sinh học 12 292 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 12
Preview text:
Giải bài tập SGK SINH LỚP 12 bài 29: Quá trình hình thành loài
Bài 1: Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?
Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị
cách li và không thể giao phối với nhau. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác
biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
-Do các quần thể được sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau
nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen
giữa các quần thể. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ
dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
Do có sự cách li địa lí nên quần thể bị cách li chịu sự tác động tổng hợp của các
nhân tố tiến hóa làm cho tần số alen và tần số kiểu gen bị biến đổi từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen được tích
lũy lại lâu dần có thể dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.
Bài 2: Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
– Quần đảo, phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài. Quần đảo
là nơi lí tưởng cho quá.trình hình.thành loài mới vì giữa các đảo có sự cách li
địa lí tương đối, khiến cho sinh vật giữa các đảo ít khi trao đổi vốn gen cho nhau.
Bài 3: Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
– Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động
vật vì chúng có khả năng di chuyến tới những vùng địa lí khác nhau tạo nên
những quần thể mới cách li với nhau.
– Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có được nhiều khả năng phát tán khác nhau
tới các vùng địa lí. Ví dụ, phát tán nhờ động vật, phát tán nhờ gió.
Bài 4: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình
thành loài là đúng nhất?
A. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành lên loài mới.
B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn
trung gian chuyển tiếp.
C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản.
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phản hồi thành
phần kiểu gen của các quần thể cách li.