




Preview text:
Giải bài tập Sinh học lớp 8 hay, ngắn gọn (sách mới)
1. Giải bài tập sinh học 8 (sách Chân trời sáng tạo)
Cấu tạo và tính chất của xương
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 28: Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung
có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương? Trả lời:
- Hình ống -> vững chắc, có thể tăng về chiều dài dễ dàng.
- Nan xương đầu xương xếp vòng cung -> tăng khả năng chịu lực.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 29: Quan sát hình 8-5 hãy cho biết vai trò của sụn tăng trưởng. Trả lời:
Giúp xương dài ra -> tăng chiều cao của cơ thể.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 8 trang 30: Thí nghiệm tìm hiểu thành phần và tính chất của xương:
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit clohiđric 10% (hình
8-6). Sau 10 đến 15 phút lấy ra, thử uốn xem xương cứng hay mềm?
- Đốt một xương đùi ếch khác (hoặc một mẩu xương bất kì) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi
xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Có nhận xét gì? (hình 8-7)
- Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương? Trả lời:
- Xương giòn ra (cứng), dễ gãy.
- Bóp nhẹ → xương vỡ vụn ra.
- Kết luận: Xương được cấu tạo chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi → xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai.
Câu 1 trang 31 Sinh học 8: Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng 8-
2 bằng cách ghép chữ (a, b, c…) với số (1, 2, 3…) sao cho phù hợp.
Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài Các phần của xương
Trả lời: Chức năng phù hợp Chức năng
a) Sinh hồng cầu, chứa mở ở người già. 1. Sụn đầu xương
b) Giảm ma sát trong khớp 2. Sụn tăng trưởng
c) Xương lớn lên về bề ngang 3. Mô xương xốp
d) Phân tán lực, tạo ô chứa tủy 4. Mô xương cứng e) Chịu lực 5. Tủy xương g) Xương dài ra Trả lời:
1 – b; 2 – g; 3 – d; 4 – e; 5 – a
Câu 2 trang 31 Sinh học 8: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương? Trả lời:
- Gồm chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.
- Ý nghĩa: Chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này
khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.
Câu 3 trang 31 Sinh học 8: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? Trả lời:
- Xương bở do chất hữu cơ (cốt giao) dễ phân hủy ở nhiệt độ cao → xương mất tính mềm dẻo → dễ tan ra.
2. Giải bài tập sinh học 8 (sách Kết nối tri thức)
Mở đầu trang 188 Bài 46 KHTN lớp 8: Cơ thể có quá trình tự điều chỉnh thích ứng với môi
trường, ví dụ: quá trình điều hòa thân nhiệt ở động vật hằng nhiệt. Ở cấp độ tổ chức sống trên
cơ thể cũng có quá trình tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên. Cân bằng tự
nhiên là gì? Cân bằng tự nhiên biểu hiện như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc duy trì sự sống? Trả lời:
- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
- Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh
học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…
- Ý nghĩa của cân bằng tự nhiên đối với việc duy trì sự sống: Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì
sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường. Nhờ đó, bảo vệ được sự đa dạng sinh học.
Câu hỏi trang 188 KHTN lớp 8: Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ
tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng? Trả lời:
Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách: Các
các thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt về nguồn thức ăn và nơi ở làm cho mức tử vong
tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời, tỉ lệ cá thể xuất cư cũng có thể tăng cao. Nhờ đó, số
lượng cá thể của quần thể lại được điều chỉnh giảm xuống trở về quanh mức cân bằng.
Câu hỏi trang 189 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.2, em hãy cho biết số lượng cá thể thỏ tuyết và
linh miêu khống chế lẫn nhau như thế nào? Trả lời:
Số lượng cá thể thỏ tuyết và linh miêu khống chế lẫn nhau thông qua hiện tượng khống chế sinh
học: Khi số lượng cá thể của quần thể thỏ tuyết tăng (nguồn thức ăn của linh miêu dồi dào) thì
số lượng cá thể của quần thể linh miêu cũng tăng. Nhưng khi số lượng cá thể linh miêu tăng dần
cùng với số lượng thỏ tuyết quá lớn dẫn đến sự cạnh tranh cùng loài thì số lượng thỏ tuyết sẽ
giảm dần kéo theo sự giảm dần số lượng linh miêu.
Câu hỏi 1 trang 190 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.3, cho biết sự phân tầng của các quần thể
thực vật trong hình phù hợp như thế nào với điều kiện môi trường. Trả lời:
Sự phân tầng của các quần thể thực vật trong hình phù hợp với điều kiện ánh sáng của môi
trường: Các cây ưa sáng như cây gỗ lớn sẽ phát triển ở tầng trên để có thể hấp thụ lượng ánh
sáng tối đa, tiếp theo là tầng thân gỗ vừa và nhỏ cần ánh sáng ở mức độ vừa và trung bình, tầng
cây bụi nhỏ và cỏ phân bố ở sàn rừng gồm các cây ưa bóng có nhu cầu ánh sáng thấp. Sự phân
tầng của các quần thể làm tăng khả năng sử dụng nguồn ánh sáng trong hệ sinh thái, đồng thời,
làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh thái.
Câu hỏi 2 trang 190 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 46.4, phân tích một số mối quan hệ dinh dưỡng
giữa các loài và cho biết loài sinh vật nào chịu ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài
khác trong quần xã. Tại sao? Trả lời:
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ,
chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng;
châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu
số lượng loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu
cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên.
3. Giải bài tập sinh học 8 (sách Cánh diều)
Câu hỏi 1 trang 68 KHTN lớp 8: Phân bón hoá học là gì? Theo nhu cầu của cây trồng, phân bón
được chia thành những loại nào? Trả lời:
- Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây
nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
- Phân bón hoá học được chia thành ba loại:
+ Phân bón đa lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.
+ Phân bón trung lượng: cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.
+ Phân bón vi lượng: cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu, …
Câu hỏi 2 trang 69 KHTN lớp 8: Các loại phân đạm đều chứa nguyên tố hoá học nào? Nêu tác
dụng chính của phân đạm đối với cây trồng. Trả lời:
- Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen (N) cho cây trồng.
- Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ
hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
Câu hỏi 3 trang 69 KHTN lớp 8: Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng?
Nêu tác dụng chính của phân lân đối với cây trồng. Trả lời:
- Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (P) dưới dạng các muối phosphate.
- Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra
hoa, quả sớm; tăng khả năng chống chịu của cây.
Câu hỏi 4 trang 70 KHTN lớp 8: Phân bón hoá học có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Trả lời:
Nếu sử dụng không hợp lí, phân bón hoá học có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Phân bón hoá học dư thừa có thể theo nguồn nước ngấm sâu vào đất dẫn đến ô nhiễm đất, ô
nhiễm nguồn nước ngầm. Phân bón bị rửa trôi cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
Câu hỏi 5 trang 71 KHTN lớp 8: Khi sử dụng phân bón hoá học cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Trả lời:
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bón đúng loại phân: cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng giai đoạn
sinh trưởng, từng loại đất để lựa chọn loại phân phù hợp.
- Bón đúng lúc: cần chia ra nhiều lần bón và đúng thời điểm cây đang có nhu cầu được cung cấp chất dinh dưỡng.
- Bón đúng liều lượng: không bón thiếu, không bón thừa; thường xuyên theo dõi quá trình phát
triển của cây trồng, đất đai, biến đổi thời tiết để có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
- Bón đúng cách: cần lựa chọn đúng cách bón cho từng loại cây trồng, từng vụ sản xuất, từng
loại phân và từng loại đất, để hạn chế phân bị rửa trôi, phân huỷ hoặc làm cây bị tổn thương …