Giải bài tập tự luận môn Luật hiến pháp | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.a) Khái niệm hiến pháp:– Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệthống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực Nhànước, bảo vệ quyền con người.– Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửađổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường.– Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiếmb) Các quan niệm về hiến pháp.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45740413
CHƯƠNG 1 + 2
Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.
a) Khái niệm hiến pháp:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ
thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực
Nhà nước, bảo vệ quyền con người.
Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửa
đổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường.
Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiếm b) Các quan niệm về hiến pháp
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Đối tượng nghiên cứu:
Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực
Nhà nước
Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan Nhà nước với công dân– Mối
quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức
Nhà nước ViệtNam.
Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền
để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước
– những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm
quyền lợi của người dân.
Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân
dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một
cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy
trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực
sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra
đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân
quản lý xã hội.
Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna
Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự
do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu
tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu
được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á
và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có
Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng
lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
lOMoARcPSD| 45740413
của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số
lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp.
Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa
với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạng hiến
pháp có nội dung trung hòa.
Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.
Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.
Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng
đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự
nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do
quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở
thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần
phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể
hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng
hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những
ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không
hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải
bị coi như hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế
mới.
Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước? – Nhà
nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho
quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân
dân.
Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống
của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm
quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính
do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và
xấu của con người.
Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu
vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể
hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền.
Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ
của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định .
Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con
người?
lOMoARcPSD| 45740413
Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì
của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách
thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường
chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền
con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người
dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.
Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được
phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống
tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội
hay Tòa án hiến pháp
Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp
– Đối với một quốc gia:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng
cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một
Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của
người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này
quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
Đối với mỗi người dân:
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do
thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. +
Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với
các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép
mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm.
Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người,
quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân
thoát khỏi sự đói nghèo
Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.
Theo hình thức
* Hiến pháp bất thành văn
+ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy
định tổ chức quyền lực Nhà nước
+ Không được Nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo
luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp
lOMoARcPSD| 45740413
+ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về hình
thức.
+ Các Nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zeland, Isarael.
* Hiến pháp thành văn
+ Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản. Có thể có nhiều văn
bản.
+ Hiến pháp được Nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí cao nhất, là luật
cơ bản của một quốc gia. – Theo nội dung
* Hiến pháp cổ điển
+ Ra đời từ thế kỷ 18.19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787.
Na Uy 1814…
+ Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực Nhà nước. Không đề
cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao =>
bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên.
* Hiến pháp hiện đại
+ Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới
+ Quy định rộng hơn so với Hiến pháp truyền thống. Quy định cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội
+ Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
+ Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
+ Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…
– Theo thủ tục thông qua, sửa đổi
* Hiến pháp cương tính
+ Có ưu thế đặc biệt, phân biệt giữa lập hiến và lập pháp
+ Được QH lập hiến thông qua.
+ Nếu trở nên lỗi thời có thể sửa đổi, bổ sung
+ Có cơ chế bảo hiếm
* Hiến pháp nhu tính
+ Được chính cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung.
+ Trình tự thông qua như một luật thường
+ Không có sự phân biệt đẳng cấp với luật thường.
+ Không đặt ra vấn đề bảo hiến
– Theo bản chất hiến pháp
* Tư bản chủ nghĩa
+ Quy định về phân quyền theo thuyết tam quyền phân lập.
+ Thừa nhận quyền tư hữu của cải, tư liệu sản xuất
+ Đối tượng quy định dừng lại ở quyền dân sự và chính trị
* Xã hội chủ nghĩa
+ Phủ nhận thuyết tam quyền phân lập
lOMoARcPSD| 45740413
+ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan.
+ Đối tượng quy định mở rộng ra cả kinh tế, văn hóa, xã hội
Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lap phap
Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp
Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau
lOMoARcPSD| 45740413
lOMoARcPSD| 45740413
Câu 11. Bình luận về cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam.
Khái niệm: Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là toàn bộ những
yếu tố,phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp
được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra.
Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện
pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có
thể xảy ra.
Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam: Cơ cấu của thiết chế bảo vệ Hiến pháp của
Việt Nam là không có cơ quan chuyên trách, mà việc kiểm tra tính hợp hiến của
văn bản được giao cho Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Mô hình này có
nhiều sự hạn chế bởi sự vừa ban hành vừa tự kiểm tra các đạo luật không đảm
bảo tính độc lập, khách quan. Hơn nữa, Quốc hội là một cơ quan chính trị, nên
không có trình tự, thủ tục phù hợp để tiến hành phán xét tính hợp hiến của các
văn bản quy phạm pháp luật.
Chính vì những điểm hạn chế trên, cơ chế bảo hiến ở Việt Nam cần phát triển
theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách
lOMoARcPSD| 45740413
CHƯƠNG 3
Câu 12. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám 1945.
Trước cách mạng tháng 8. 1945. Nhà nước ta là Nhà nước thực dân nửa phong
kiến, do vậy không có Hiến pháp. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nền văn minh
nhân loại sau CM dân chủ ở châu Âu và cải cách chính trị ở các nước trong khu
vực, các tư tưởng hiến pháp bắt đầu du nhập vào nước ta.
Các tư tưởng lập hiến thời kỳ này rất đa dạng nhưng cơ bản có thể chia thành 2
trường phái:
Trường phái bảo thủ và trường phái cách mạng.
Trường phái bảo thủ: Các cuộc cải cách hiên pháp nhằm bảo đảm các
quyền dân chủ được tiến hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động và
trong khuôn khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp. Nhìn chung, các
tưởng bảo thủ đều tìm thấy những lợi ích của việc xóa bỏ chế độ quân chủ
chuyên chế bằng những cải cách dân chủ từng bước theo những chuẩn mực dân
chủ tiến bộ, đề cập các nguyên tắc hiến pháp cơ bản như chế độ dân chủ, dân
quyền và phân quyền.
Mặc dù vậy, các tư tưởng này bị phê phán bởi thiếu tính triệt để, cải lương khi
vẫn duy trì chế độ quân chủ và đặt dưới sự đô hộ của Pháp.
Trường phái cách mạng: Quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng Hiến
pháp trên nền tảng lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, đồng thời xóa
bỏ ách thống trị của chế độ thuộc địa của Pháp. Quan điểm mang tính cách
mạng triệt để hơn, muốn cho nhân dân Việt Nam có Hiến pháp, thì trước hết
phải dàng được độc lập, tự nhân dân Việt Nam sau độc lập dân tộc sẽ thông qua
một bản
Hiến pháp cho riêng mình mà không dựa vào sự ban hành của TD.Pháp
Câu 13. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp 1946 là hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, gắn liền với
tuyên ngôn độc lập.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được
hình thành.
Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo
đó Việt Nam là Nhà nước dân chủ cộng hòa. Chương II quy định về nghĩa vụ
quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV quy định cơ cấu tổ chức bộ
máy Nhà nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban hành chính và Tòa Án.
Về cơ cấu tổ chức Nhà nước, Hiếp pháp 1946 có những đặc điểm của
chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu Nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên
cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân
(Quốc hội) bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện.
lOMoARcPSD| 45740413
Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành pháp,
hiến pháp 1946 còn có những đặc điểm rất khác biệt với các hiến pháp Việt
Nam sau này (các quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo
các cấp xét xử mà không phải theo cấp đơn vị hành chính; việc tổ chức chính
quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng
nông thôn)
Câu 14. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959. Hiến
pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam xác định mục tiêu tiến lên
xây dựng CNXH ở Miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng
dân chủ.
Hiến pháp 1959 gồm 10 chương, 79 điều. Chương I tiếp tục quy định
chính thể là dân chủ cộng hòa. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân
dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. So với Hiến pháp 1946. Hiến
pháp 1959 có thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (chương II). Chương III
quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ Chương IV đến Chương
VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.
Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ
chứcNhà nước theo mô hình XHCN.
Nêu như Hiến pháp 1946 quy định bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc
phân quyền, thì bộ máy Nhà nước cảu Hiến pháp 1959 được tổ chức theo
nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.
Bắt đầu từ đây, các bản Hiến pháp của Việt Nam mang tính định hướng,
tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con
đường xây dựng CNXH .
Câu 15. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980. – Là
một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiến
mạnh lên CNXH
Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều. So với các bản Hiến pháp
trươc, Hiến pháp 1980 là bản hiên pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng
nhắc về việc tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước
trong hệ thống Liên Xô và Đông ÂU trước đây .
Chương I Hiến pháp xác định chế độ chính trị của nước ta là “Nhà nước
chuyên chính vô sản”. Lần đầu tiên, Hiến pháp khẳng định rõ vai trò của ĐCS
Việt Nam là “lực lượng duy nhất lãnh đạo” Nhà nước và xã hội.
Đất đai đc quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do Nhà nước thống nhất
quản lý, từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không
được thừa nhận.
Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện rõ nguyên tắc trách
nhiệm tập thể, các thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng các cơ quan tập
thể cùng chịu trách nhiệm.
lOMoARcPSD| 45740413
Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của chế độ cũ- cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp đã đẩy đất nước đến khủng hoảng kinh tế và xã hội .
Câu 16. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992. Về cơ
cấu và điều khoản không có nhiều thay đổi so với Hiến pháp 1980, nhưng về
nội dung có rất nhiều thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận thức mới
của Việt Nam thời kỳ đổi mới:
Không quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, bản chất đó được thể hiện qua quy định: “NN của dân, do
dân và vì dân”
Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào QH, k phân chia rõ giữa
HP, LP, TP
Bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận
thức cũ
Chính thể CHXHCN và vai trò của Đảng CS vẫn đc giữ nguyên trong các
quyđịnh của Hiến pháp 1992 .
Câu 17: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19.
34. 41. 42. 43. 55. 63. 78. 111. 112. 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1. 23.
49. 86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so
với Hiến pháp 1992 như:
Đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca …) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I “Chế độ chính trị” của
Hiến pháp năm 2013. Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau
Chương I “Chế độ chính trị”. Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29
điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III
“Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường” và chỉ
còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên tắc so với
Hiến pháp năm 1992.
Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một
chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước”
(Chương X) Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến pháp
năm 1992 “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành
“Chính quyền địa phương” và đặt Chương IX “Chính quyền địa phương” sau
Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”.Về hình thức thể hiện
lOMoARcPSD| 45740413
của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm 1992. hình thức thể hiện
của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy định cô đọng hơn,
khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn. Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm
2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3 đoạn
với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992 .
CHƯƠNG 4
Câu 18: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959.
1980,1992 và 2013.
* Chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp, hành
chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của quần chúng nhân dân. Có thể nói,
chế độ chính trị như nền tảng của một ngôi nhà và quần chúng nhân dân là
những con người sinh sống trong ngôi nhà đó.
1. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1946
Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 2: nước Việt Nam là một khối Trung Nam Bắc ko thể phân chia
Về hình thức Nhà nước
Điều 3 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (theo chế độ
dân chủ tư sản)
Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”: Đa nguyên đa đảng
Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 1: tất cả quyền trong nước là của nhân dân việt Nam ko phân biệt nòi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo 2. Chế độ chính trị theo Hiến
pháp năm 1959
Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1 nói: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia
cắt.
Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuy nhiên khác với Hiến pháp 1946 là
có 1 Đảng lãnh đạo
3. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1980
3.1. Về vấn đề toàn vẹn lãnh th
Điều 1: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển
và các hải đảo.
3.2. Về hình thức Nhà nước
Điều 2 Hiến pháp 80 KĐ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước chuyên chính vô sản
3.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
lOMoARcPSD| 45740413
Điều 4 quy định: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà
nước
– Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 5: Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong
tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình
độ phát triển kinh tế và văn hoá.
4. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 1992
Về toàn vẹn lãnh thổ
Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân
4.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Về chính sách đoàn kết dân tộc
5. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013
Về toàn vẹn lãnh thổ: tương tự các Hiến pháp trước
Về hình thức Nhà nước
Điều 2.1 Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân.
Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. – Về
chính sách đoàn kết dân tộc: tương tự các bản Hiến pháp trước *
Nhận xét chung:
1. Về toàn vẹn lãnh thổ
Có thể thấy rằng quy định về việc toàn vẹn lãnh thổ được sử dụng biện pháp liệt
kê, và tiến bộ dần theo thời gian bởi sự đầy đủ của nó. Năm 1946 cần nói rằng
khối Trung Nam Bắc vì thời kỳ đó còn tư tưởng chia 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ), tới năm 1959 nói khối Bắc Nam thống nhất nghĩa là đã kéo dài từ
Bắc vào Nam (đã bao gồm cả miền Trung), năm 1980 thì nêu đầy đủ hơn bao
gồm cả các hải đảo và vùng biển (lúc này đã tranh chấp với Trung Quốc về
Hoàng Sa và Trường Sa), Hiến pháp 1992 thì nội dung tương tự nhưng đưa hải
đảo vào cạnh đất liền để khẳng định tính quan trọng của hải đảo, cuối cùng là
Hiến pháp năm 2013 nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
2. Về hình thức Nhà nước
lOMoARcPSD| 45740413
Cái này có thể nhận định là tùy thuộc vào tình hình của xã hội mà quy định, sự
tiến bộ ở đây chỉ là tương đối bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, nên ko có sự
tiến bộ trong lập pháp mà chỉ là sự tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, có thể nhận định là Hiến pháp 1980 đã có chút độc đoán trong việc
khẳng định Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính vô sản. Hiến
pháp 46 quy định rất chung chung, tới Hiến pháp 59 thì mới khẳng định quyền
lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tới Hiến pháp 80 thì quyền lực thu hẹp lại
thuộc về giai cấp vô sản, và tới Hiến pháp 92 sửa đổi thì lại trở về quyền lực
thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 2013 cũng kđịnh đc quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân, đồng thời có điểm rất mới: Lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp, với quy
định:
“Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” (Khoản 3. Điều 2). Đây là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng,
lạm dụng quyền lực; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; để nhân dân
có cơ sở hiến định giám sát quyền lực Nhà nước.
3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Hiến pháp 46 và 59 chưa quy định vì hoàn cảnh lịch sử khi Nhà nước chưa là
Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ là Nhà nước cộng hòa nhân dân thì vẫn chấp
nhận đa đảng, tuy nhiên tới Hiến pháp 80 và 92 thì đã khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng.
Vai trò của Đảng quy định trong Hiến pháp 92 đúng đắn hơn khi mà Đảng chỉ là
đội ngũ lãnh đạo, còn theo như quy định trong Hiến pháp 80 thì rất dễ xảy ra
việc nhầm lẫn giữa chức năng của Đảng và Nhà nước, kèm theo đó là việc quá
đề cao Đảng lãnh đạo một cách không cần thiết.HP năm 2013 bổ sung vào Điều
4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải “gắn bó mật thiếtvới nhân dân, phục
vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
về những quyết định của mình”. Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong,
cách mạng, quy định rõ trách nhiệm chính trị – pháp lý của Đảng đối với nhân
dân.
4. Về chính sách đoàn kết dân tộc
Có thể thấy sự quy định đã rõ ràng hơn qua các bản Hiến pháp, từ một sự quy
định chung chung về quyền quyết định của toàn dân trong Hiến pháp 46 tới các
quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp sau, tiến bộ dần qua các bản HP. Điều
5 (HP 2013)
lOMoARcPSD| 45740413
Câu 19: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị. So
với Hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và
mục tiêu cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1. Điều 3), đồng thời
khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảmthực hiện chủ quyền nhân dân đầy
đủ hơn: “bằng dân chủ trực tiếp”và “bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,
HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, với chế độ bầu cử dân
chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như cơ chế
không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Điều 2. Điều 6. Điều 7). Những quy
định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhân dân”
đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò
của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực Nhà nước ở
nước ta.
Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung
thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:”Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó
mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội gồm: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt
Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Đặc biệt, Điều 9
Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận T quốc Việt Nam trong việc
“tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3).
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết “tuân
thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là
thành viên”, khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc” (Điều 11. Điều 12).
Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946. Điều 13 Chương này
quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánhThủ đô chứ
không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992
lOMoARcPSD| 45740413
Câu 20: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các
Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.
Hiến pháp 1946: Không hề đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản. Nước Việt
Nam lúc này là một nước cộng hòa dân chủ và đa đảng.
Hiến pháp 1959: Cũng không đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản, chỉ đề cập
một chút đến Đảng cộng sản Đông Dương về sau là Đảng lao động Việt Nam
trong phần lời nói đầu Hiến pháp 1980: Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam
được hiến định ở Điều 4 chương I Hiến pháp 1980:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lenin, là
lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhànước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết
định mọi thắng lợi của Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp.” Như vậy Hiến pháp 1980 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đứng đầu giai cấp công nhân. Là Đảng cầm
quyền duy nhất.
Hiến pháp 1992: Điều 4 chương I của Hiến pháp 1992 có ghi:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt nam khi đứng đầu cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc. Tư tưởng có đổi mới khi có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiến pháp
2013: Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…” So
với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 2013 có sự bổ sung và phát triển quan
trọng, đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân
mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tưởng,là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Đó là sức sống của Đảng.
Thêm vào đó, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân
và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nếu
như quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân
thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc. Điều 4 Hiến
lOMoARcPSD| 45740413
pháp là tối thượng thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Viện
Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Câu 21: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức
nào?
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp
mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực
hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng
trong thực tiễn.Đảng lánh đạo Nhà nước dưới nhièu hình thức, phương pháp
khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội
hay hoạt động Nhà nước mà Đảng quan tâm:
Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức Nhà nước và hoạt
động của bộ máy Nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã
hội.
Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với Nhà nước bố trí sắp xếp vào các chức
vụ trong bộ máy Nhà nước.
Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan Nhà
nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình. – Đảng
thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thành lập
trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việc
trong bộ máy Nhà nước.
Câu 22. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt
Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
Theo Hiến pháp năm 1946. chính thể Việt Nam là dân chủ cộng hòa, loại hình
tổ chức Nhà nước đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, hướng đến
việc tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào
đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc.Theo Hiến pháp này, hình thức
Nhà nước dân chủ cộng hòa có nhiều dấu ấn của cộng hòa đại nghị, bởi vì ở
đây Quốc hội (Nghị viện) đc quy định là cơ quan Nhà nước cao nhất.Chính
phủ đc thành lập dựa trên Quốc hội, chịu trách nhiệm trước QH và chỉ HĐ khi
vẫn đc QH tín nhiệm.Tuy nhiên khác hình thức tổ chức cộng hòa đại nghị ở
chỗ trong cơ cấu TCNN của Hiến pháp 1946 có chế định nguyên thủ quốc gia
với một quyền năng rất lớn, không khác 1 tổng thống trong chính thể cộng
hòa tổng thống.
Sang đến Hiến pháp năm 1959.mặc dù tên gọi của chính thể ko thay đổi, vẫn
là dân chủ cộng hòa nhưng những đặc điểm của cộng hòa tổng thống đã giảm
đi.Điều này được thể hiện bằng việc nguyên thủ Quốc gia (Chủ tịch nước)
không còn đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà
nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững,thống nhất của dân tộc,
lOMoARcPSD| 45740413
như của những nguyên thủ QG của chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ
đại nghị.Chủ tịch nước chính thức hóa các quyết định của QH, ủy ban Thường
vụ QH hoặc của Hội đồng chính phủ.
Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980 là Cộng hòa XHCN, về cơ bản
tổ chức quyền lực Nhà nước so vs mô hình của Hiến pháp năm 1959 không có
thay đổi lớn.Những đặc điểm của mô hình Nhà nước XHCN trước đây chưa
thật rõ,thì bây h thể hiện rõ nét.Vs cơ chế tập thể lãnh đạo, nguyên thủ QG ko
phải là một cá nhân mà là do Hội đồng NN, đc Q hội bầu ra, đảm nhiệm.Hội
đồng Nhà nước đồng thời là cơ quan thường trực của QH.Toàn bộ TC và HĐ
của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .Cách thức
tổ chúc Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 thể hiện cơ chế tập trung mà
mang nhiều yếu tố chủ quan, đã làm cho nền kinh tế, XH Việt Nam bị kìm
hãm.
Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn là hình thức chính thể cộng hòa XHCN
nhưng đã có những điều chỉnh nhất định về bộ máy Nhà nước, chẳng hạn như
nguyên thủ QG trở lại vai trò cá nhân chủ tịch nước,…
Hiến pháp năm 2013:về cơ bản tương tự chính thể Hiến pháp năm 1992. tuy
nhiên Hiến pháp làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập
pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong hệ
thống lĩnh lực lượng vũ trang; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an
ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô
đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng
tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân.
Câu 23: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. * Nội hàm của khái niệm “Quyền lực
Nhà nước….”
Đây là nguyên tắc cốt lõi của Hiến pháp Việt Nam
Quyền lực Nhà nước là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội
Đã có sự phân công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp– Trong
quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm
soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định
trong Hiến pháp năm 2013. do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kiềm
chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền
phân lập của các học giả tư sản.
Kiểm soát quyền lực Nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối
hợp giữa các cơ quan Nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc
thực hiện quyền lực Nhà nước .
Câu 24: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này
như thế nào?
lOMoARcPSD| 45740413
* Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân
ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp
tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực N
nước. Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư
pháp và hành pháp. Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều
được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho
đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước
* Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức
quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, không
thể kiểm soát. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước với
những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền
hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính
quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND
trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội
đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Câu 25: Nguyên tắc tập quyền là gì?Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến
pháp Việt Nam như thế nào?
* Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực Nhà nước vào tay
một người hoặc một cơ quan nào đó.
1. Nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp 1946:
Xét một cách tổng quát, Hiến pháp 1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền
lực rất lớn nhưng lại không quy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng.
Theo các điều khoản ghi trong Hiến pháp, Chủ tịch nước VNDCCH là người
chủ tọa Hội đồng Chính phủ (điều 49. mục d), được quyền chọn Thủ tướng để
Nghị viện biểu quyết (điều 47). Cácquyền hạn cụ thể khác được ghi trong điều
49 (thay mặt cho quốc gia, tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ
tướng và các thành viên Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông
qua, đặc xá, ký hiệp ước và bổ nhiệm các quan chức ngoại giao, cùng với Ban
Thường vụ Nghị viện quyết định đình chiến hay tuyên chiến khi Nghị viện
không họp được,…) cho thấy Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia (head
of state), vừa là người đứng đầu Chính phủ (head of government). Điều nghịch
lý là Chủ tịch nước lại không chịu bất kỳ trách nhiệm chính trị nào: “Chủ tịch
lOMoARcPSD| 45740413
nước ViệtNam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản
quốc.” (điều 50)
=> Nhận xét chung: mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến
pháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp
1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng
nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía
(Chủ tịch nước) trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt
vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ
tịch nước trở thành gần như tuyệt đối. 2. Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp
1959
Hiến pháp 1959 chuyển Nhà nước ta sang mô hình XHCN kiểu Xô- Viết. Do áp
dụng mạnh mẽ mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa (tuy vẫn còn một vài yếu tố
dân chủ của người dân) nên thiết chế chủ tịch nước đc xây dựng lại phù hợp với
giai đoạn phát triển mới đó, theo đó quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất,
thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Điều 43 Chương IV Hiến
pháp năm 1959 quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Điều 44: “Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” .Các cơ quan khác đc
Quốc hội lập ra, phân giao
Câu 26: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
Về tên gọi: Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên
Chương I của Hiến pháp năm 1992 (Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn
liền với chế độ chính trị của quốc gia.
Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như
sau:+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1).
+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2. Điều 2). Bổ
sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3. Điều 2) theo tinh thần của
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011).Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến
pháp trước đây, lần đầu tiên nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận
trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền
lOMoARcPSD| 45740413
để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi
dụng, lạm dụng quyền lực.
+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của nước ta. Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp
công nhân” mà đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam” (khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng
“phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2 Điều 4); tiếp
tục khẳng định không chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy định
trách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
(khoản 3 Điều 4).
+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ
quốc gia là Tiếng Việt…Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là “Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc
thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4 Điều 5) so với
Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về
mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân
tộc thiểu số”.
+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6). Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này được
ghi nhận trong Hiến pháp. Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân
dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7).
+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to
lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quy
định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong
“tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ,tăng cường
đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Công đoàn là
tổ chức chính trị – xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diện cho
người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia
kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao
động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10).
| 1/24

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740413 CHƯƠNG 1 + 2
Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”. a) Khái niệm hiến pháp:
– Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, có tính pháp lí cao nhất, là hệ
thống các quy tắc gốc, cơ bản và quan trọng nhất giúp kiểm soát quyền lực
Nhà nước, bảo vệ quyền con người.
– Hiến pháp do cơ quan lập pháp ban hành (nghị viện hay quốc hội), được sửa
đổi, thông qua theo một quy trình trình riêng khác với luật thông thường. –
Hiến pháp được bảo vệ theo cơ chế bảo hiếm b) Các quan niệm về hiến pháp
Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.
Đối tượng nghiên cứu:
– Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực Nhà nước
– Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
– Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan Nhà nước với công dân– Mối
quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức Nhà nước ViệtNam.
Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.
– Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền
để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước
– những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm
quyền lợi của người dân.
– Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân
dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một
cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy
trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực
sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra
đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.
– Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna
Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự
do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu
tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).
– Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu
được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á
và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có
Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng
lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa lOMoAR cPSD| 45740413
của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số
lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.
– Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp.
Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa
với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạng hiến
pháp có nội dung trung hòa.
Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.
Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.
– Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng
đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự
nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do
quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở
thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp. –
Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần
phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể
hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng
hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những
ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không
hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải
bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.
Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước? – Nhà
nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho
quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân.
– Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống
của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm
quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính
do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
– Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu
vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể
hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền.
Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ
của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định .
Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người? lOMoAR cPSD| 45740413
– Một trong những chức năng cơ bản của hiến pháp là bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Thông qua HP, người dân xác định những quyền gì
của mình mà Nhà nước phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện, cùng những cách
thức để bảo đảm thực thi những quyền đó.
– Với tính chất là văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao, hiến pháp là bức tường
chắn quan trọng nhất để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền
con người, quyền công dân, cũng như là nguồn tham chiếu đầu tiên mà người
dân thường nghĩ đến khi các quyền của mình bị vi phạm.
– Hiệu lực bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp còn được
phát huy thông qua hệ thống chế quyền bảo vệ, cụ thể như thông qua hệ thống
tòa án tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia, cơ quan thanh tra Quốc hội hay Tòa án hiến pháp
Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp
– Đối với một quốc gia:
+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng
cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.
+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một
Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của
người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này
quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.
– Đối với mỗi người dân:
+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do
thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. +
Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với
các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép
mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm.
Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân
thoát khỏi sự đói nghèo
Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp. – Theo hình thức
* Hiến pháp bất thành văn
+ Các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật hình thành trên tục lệ, án lệ, quy
định tổ chức quyền lực Nhà nước
+ Không được Nhà nước tuyên bố, ghi nhận, không có tính trội so với các đạo
luật khác về quy trình soạn thảo, sửa đổi hay giá trị pháp lí lOMoAR cPSD| 45740413
+ Hiến pháp được định nghĩa về nội dung nhưng không được định nghĩa về hình thức.
+ Các Nhà nước đang sử dụng: Anh, New Zeland, Isarael. * Hiến pháp thành văn
+ Nội dung của hiến pháp được soạn thảo thành văn bản. Có thể có nhiều văn bản.
+ Hiến pháp được Nhà nước ghi nhận là văn bản có tính pháp lí cao nhất, là luật
cơ bản của một quốc gia. – Theo nội dung * Hiến pháp cổ điển
+ Ra đời từ thế kỷ 18.19 nhưng còn hiệu lực pháp lý như Hiến pháp Mỹ 1787. Na Uy 1814…
+ Chỉ quy định về quyền tự do của con người, quyền lực Nhà nước. Không đề
cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Hiến pháp điều chỉnh những vấn đề ở tầm vĩ mô, mang tính khái quát cao =>
bền vững, tránh sửa đổi thường xuyên. * Hiến pháp hiện đại
+ Ra đời từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới
+ Quy định rộng hơn so với Hiến pháp truyền thống. Quy định cả về kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Do quy định nhiều đối tượng nên có tính bền vững không cao
+ Nhiều nội dung mang tính dân chủ, giai cấp.
+ Bổ sung một số quyền công dân mới như bình đẳng giới, bầu cử, vv…
– Theo thủ tục thông qua, sửa đổi * Hiến pháp cương tính
+ Có ưu thế đặc biệt, phân biệt giữa lập hiến và lập pháp
+ Được QH lập hiến thông qua.
+ Nếu trở nên lỗi thời có thể sửa đổi, bổ sung + Có cơ chế bảo hiếm * Hiến pháp nhu tính
+ Được chính cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung.
+ Trình tự thông qua như một luật thường
+ Không có sự phân biệt đẳng cấp với luật thường.
+ Không đặt ra vấn đề bảo hiến
– Theo bản chất hiến pháp * Tư bản chủ nghĩa
+ Quy định về phân quyền theo thuyết tam quyền phân lập.
+ Thừa nhận quyền tư hữu của cải, tư liệu sản xuất
+ Đối tượng quy định dừng lại ở quyền dân sự và chính trị * Xã hội chủ nghĩa
+ Phủ nhận thuyết tam quyền phân lập lOMoAR cPSD| 45740413
+ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan.
+ Đối tượng quy định mở rộng ra cả kinh tế, văn hóa, xã hội
Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lap phap
Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp
Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau lOMoAR cPSD| 45740413 lOMoAR cPSD| 45740413
Câu 11. Bình luận về cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam. –
Khái niệm: Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là toàn bộ những
yếu tố,phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp
được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra.
Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện
pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy ra. –
Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam: Cơ cấu của thiết chế bảo vệ Hiến pháp của
Việt Nam là không có cơ quan chuyên trách, mà việc kiểm tra tính hợp hiến của
văn bản được giao cho Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Mô hình này có
nhiều sự hạn chế bởi sự vừa ban hành vừa tự kiểm tra các đạo luật không đảm
bảo tính độc lập, khách quan. Hơn nữa, Quốc hội là một cơ quan chính trị, nên
không có trình tự, thủ tục phù hợp để tiến hành phán xét tính hợp hiến của các
văn bản quy phạm pháp luật.
Chính vì những điểm hạn chế trên, cơ chế bảo hiến ở Việt Nam cần phát triển
theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách lOMoAR cPSD| 45740413 CHƯƠNG 3
Câu 12. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trước cách mạng tháng 8. 1945. Nhà nước ta là Nhà nước thực dân nửa phong
kiến, do vậy không có Hiến pháp. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nền văn minh
nhân loại sau CM dân chủ ở châu Âu và cải cách chính trị ở các nước trong khu
vực, các tư tưởng hiến pháp bắt đầu du nhập vào nước ta.
Các tư tưởng lập hiến thời kỳ này rất đa dạng nhưng cơ bản có thể chia thành 2 trường phái:
Trường phái bảo thủ và trường phái cách mạng. –
Trường phái bảo thủ: Các cuộc cải cách hiên pháp nhằm bảo đảm các
quyền dân chủ được tiến hành theo phương thức ôn hòa, chống bạo động và
trong khuôn khổ thừa nhận chính quyền bảo hộ của Pháp. Nhìn chung, các tư
tưởng bảo thủ đều tìm thấy những lợi ích của việc xóa bỏ chế độ quân chủ
chuyên chế bằng những cải cách dân chủ từng bước theo những chuẩn mực dân
chủ tiến bộ, đề cập các nguyên tắc hiến pháp cơ bản như chế độ dân chủ, dân quyền và phân quyền.
Mặc dù vậy, các tư tưởng này bị phê phán bởi thiếu tính triệt để, cải lương khi
vẫn duy trì chế độ quân chủ và đặt dưới sự đô hộ của Pháp. –
Trường phái cách mạng: Quan điểm cách mạng đề xuất xây dựng Hiến
pháp trên nền tảng lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế, đồng thời xóa
bỏ ách thống trị của chế độ thuộc địa của Pháp. Quan điểm mang tính cách
mạng triệt để hơn, muốn cho nhân dân Việt Nam có Hiến pháp, thì trước hết
phải dàng được độc lập, tự nhân dân Việt Nam sau độc lập dân tộc sẽ thông qua một bản
Hiến pháp cho riêng mình mà không dựa vào sự ban hành của TD.Pháp
Câu 13. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946. –
Hiến pháp 1946 là hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, gắn liền với tuyên ngôn độc lập. –
Có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành. –
Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo
đó Việt Nam là Nhà nước dân chủ cộng hòa. Chương II quy định về nghĩa vụ và
quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV quy định cơ cấu tổ chức bộ
máy Nhà nước, gồm các cơ quan: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban hành chính và Tòa Án. –
Về cơ cấu tổ chức Nhà nước, Hiếp pháp 1946 có những đặc điểm của
chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc
gia, người đứng đầu Nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Bên
cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải do Nghị viện nhân dân
(Quốc hội) bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện. – lOMoAR cPSD| 45740413
Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập pháp và hành pháp,
hiến pháp 1946 còn có những đặc điểm rất khác biệt với các hiến pháp Việt
Nam sau này (các cơ quan tư pháp chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo
các cấp xét xử mà không phải theo cấp đơn vị hành chính; việc tổ chức chính
quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố, đô thị với các vùng nông thôn)
Câu 14. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959. – Hiến
pháp 1959 được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam xác định mục tiêu tiến lên
xây dựng CNXH ở Miền Bắc, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ. –
Hiến pháp 1959 gồm 10 chương, 79 điều. Chương I tiếp tục quy định
chính thể là dân chủ cộng hòa. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân
dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. So với Hiến pháp 1946. Hiến
pháp 1959 có thêm chương về chế độ kinh tế và xã hội (chương II). Chương III
quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Từ Chương IV đến Chương
VIII, Hiến pháp quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước. –
Hiến pháp 1959 là bản Hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ
chứcNhà nước theo mô hình XHCN. –
Nêu như Hiến pháp 1946 quy định bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc
phân quyền, thì bộ máy Nhà nước cảu Hiến pháp 1959 được tổ chức theo
nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội. –
Bắt đầu từ đây, các bản Hiến pháp của Việt Nam mang tính định hướng,
tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH .
Câu 15. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980. – Là
một bản Khải hoàn ca, theo cảm xúc duy ý chí, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH –
Hiến pháp 1980 gồm 12 chương, 147 điều. So với các bản Hiến pháp
trươc, Hiến pháp 1980 là bản hiên pháp thể hiện rõ nét nhất quan điểm cứng
nhắc về việc tổ chức và xây dựng CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước
trong hệ thống Liên Xô và Đông ÂU trước đây . –
Chương I Hiến pháp xác định chế độ chính trị của nước ta là “Nhà nước
chuyên chính vô sản”. Lần đầu tiên, Hiến pháp khẳng định rõ vai trò của ĐCS
Việt Nam là “lực lượng duy nhất lãnh đạo” Nhà nước và xã hội. –
Đất đai đc quy định là “quyền sở hữu toàn dân” do Nhà nước thống nhất
quản lý, từ đó, các hình thức sở hữu tư nhân hay cộng đồng về đất đai không được thừa nhận. –
Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện rõ nguyên tắc trách
nhiệm tập thể, các thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng các cơ quan tập
thể cùng chịu trách nhiệm. lOMoAR cPSD| 45740413 –
Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của chế độ cũ- cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp đã đẩy đất nước đến khủng hoảng kinh tế và xã hội .
Câu 16. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992. Về cơ
cấu và điều khoản không có nhiều thay đổi so với Hiến pháp 1980, nhưng về
nội dung có rất nhiều thay đổi. Đó là những quy định thể hiện nhận thức mới
của Việt Nam thời kỳ đổi mới: –
Không quy định rõ bản chất chuyên chính vô sản của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, bản chất đó được thể hiện qua quy định: “NN của dân, do dân và vì dân” –
Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào QH, k phân chia rõ giữa HP, LP, TP –
Bỏ những quy định thể hiện cơ chế tập trung, kế hoạch bao cấp của nhận thức cũ –
Chính thể CHXHCN và vai trò của Đảng CS vẫn đc giữ nguyên trong các
quyđịnh của Hiến pháp 1992 .
Câu 17: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992.
Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19.
34. 41. 42. 43. 55. 63. 78. 111. 112. 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1. 23.
49. 86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so với Hiến pháp 1992 như:
Đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca …) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I “Chế độ chính trị” của
Hiến pháp năm 2013. Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau
Chương I “Chế độ chính trị”. Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29
điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III
“Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường” và chỉ
còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.
Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một
chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước”
(Chương X) Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến pháp
năm 1992 “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành
“Chính quyền địa phương” và đặt Chương IX “Chính quyền địa phương” sau
Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”.Về hình thức thể hiện lOMoAR cPSD| 45740413
của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm 1992. hình thức thể hiện
của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy định cô đọng hơn,
khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn. Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm
2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3 đoạn
với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992 . CHƯƠNG 4
Câu 18: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992 và 2013.
* Chế độ chính trị là cách tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, luật pháp, hành
chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của quần chúng nhân dân. Có thể nói,
chế độ chính trị như nền tảng của một ngôi nhà và quần chúng nhân dân là
những con người sinh sống trong ngôi nhà đó.
1. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1946
– Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 2: nước Việt Nam là một khối Trung Nam Bắc ko thể phân chia
– Về hình thức Nhà nước
Điều 3 khẳng định: Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (theo chế độ dân chủ tư sản)
– Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”: Đa nguyên đa đảng
– Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 1: tất cả quyền trong nước là của nhân dân việt Nam ko phân biệt nòi
giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo 2. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1959
– Về toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1 nói: Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuy nhiên khác với Hiến pháp 1946 là có 1 Đảng lãnh đạo
3. Chế độ chính trị theo Hiến pháp năm 1980
3.1. Về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
3.2. Về hình thức Nhà nước
Điều 2 Hiến pháp 80 KĐ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước chuyên chính vô sản
3.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo” lOMoAR cPSD| 45740413
Điều 4 quy định: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước
– Vấn đề chính sách đoàn kết dân tộc
Điều 5: Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những phong
tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các dân tộc về trình
độ phát triển kinh tế và văn hoá.
4. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 1992
– Về toàn vẹn lãnh thổ
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2: Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
4.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
– Về chính sách đoàn kết dân tộc
5. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013
– Về toàn vẹn lãnh thổ: tương tự các Hiến pháp trước
– Về hình thức Nhà nước
Điều 2.1 Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
– Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Điều 4: ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. – Về
chính sách đoàn kết dân tộc: tương tự các bản Hiến pháp trước * Nhận xét chung:
1. Về toàn vẹn lãnh thổ
Có thể thấy rằng quy định về việc toàn vẹn lãnh thổ được sử dụng biện pháp liệt
kê, và tiến bộ dần theo thời gian bởi sự đầy đủ của nó. Năm 1946 cần nói rằng
khối Trung Nam Bắc vì thời kỳ đó còn tư tưởng chia 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ), tới năm 1959 nói khối Bắc Nam thống nhất nghĩa là đã kéo dài từ
Bắc vào Nam (đã bao gồm cả miền Trung), năm 1980 thì nêu đầy đủ hơn bao
gồm cả các hải đảo và vùng biển (lúc này đã tranh chấp với Trung Quốc về
Hoàng Sa và Trường Sa), Hiến pháp 1992 thì nội dung tương tự nhưng đưa hải
đảo vào cạnh đất liền để khẳng định tính quan trọng của hải đảo, cuối cùng là
Hiến pháp năm 2013 nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
2. Về hình thức Nhà nước lOMoAR cPSD| 45740413
Cái này có thể nhận định là tùy thuộc vào tình hình của xã hội mà quy định, sự
tiến bộ ở đây chỉ là tương đối bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, nên ko có sự
tiến bộ trong lập pháp mà chỉ là sự tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, có thể nhận định là Hiến pháp 1980 đã có chút độc đoán trong việc
khẳng định Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước chuyên chính vô sản. Hiến
pháp 46 quy định rất chung chung, tới Hiến pháp 59 thì mới khẳng định quyền
lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tới Hiến pháp 80 thì quyền lực thu hẹp lại
thuộc về giai cấp vô sản, và tới Hiến pháp 92 sửa đổi thì lại trở về quyền lực
thuộc về nhân dân, Hiến pháp năm 2013 cũng kđịnh đc quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân, đồng thời có điểm rất mới: Lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp, với quy định:
“Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” (Khoản 3. Điều 2). Đây là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền để các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng,
lạm dụng quyền lực; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; để nhân dân
có cơ sở hiến định giám sát quyền lực Nhà nước.
3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”
Hiến pháp 46 và 59 chưa quy định vì hoàn cảnh lịch sử khi Nhà nước chưa là
Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ là Nhà nước cộng hòa nhân dân thì vẫn chấp
nhận đa đảng, tuy nhiên tới Hiến pháp 80 và 92 thì đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
Vai trò của Đảng quy định trong Hiến pháp 92 đúng đắn hơn khi mà Đảng chỉ là
đội ngũ lãnh đạo, còn theo như quy định trong Hiến pháp 80 thì rất dễ xảy ra
việc nhầm lẫn giữa chức năng của Đảng và Nhà nước, kèm theo đó là việc quá
đề cao Đảng lãnh đạo một cách không cần thiết.HP năm 2013 bổ sung vào Điều
4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải “gắn bó mật thiếtvới nhân dân, phục
vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
về những quyết định của mình”. Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong,
cách mạng, quy định rõ trách nhiệm chính trị – pháp lý của Đảng đối với nhân dân.
4. Về chính sách đoàn kết dân tộc
Có thể thấy sự quy định đã rõ ràng hơn qua các bản Hiến pháp, từ một sự quy
định chung chung về quyền quyết định của toàn dân trong Hiến pháp 46 tới các
quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp sau, tiến bộ dần qua các bản HP. Điều 5 (HP 2013) lOMoAR cPSD| 45740413
Câu 19: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị. So
với Hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và
mục tiêu cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1. Điều 3), đồng thời
khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảmthực hiện chủ quyền nhân dân đầy
đủ hơn: “bằng dân chủ trực tiếp”và “bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,
HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, với chế độ bầu cử dân
chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như cơ chế
không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Điều 2. Điều 6. Điều 7). Những quy
định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhân dân”
đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò
của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực Nhà nước ở nước ta.
Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung
thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:”Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó
mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội gồm: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt
Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Đặc biệt, Điều 9
Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc
“tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3).
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia và
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết “tuân
thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là
thành viên”, khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc” (Điều 11. Điều 12).
Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946. Điều 13 Chương này
quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ
không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992 lOMoAR cPSD| 45740413
Câu 20: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các
Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.
Hiến pháp 1946: Không hề đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản. Nước Việt
Nam lúc này là một nước cộng hòa dân chủ và đa đảng.
Hiến pháp 1959: Cũng không đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản, chỉ đề cập
một chút đến Đảng cộng sản Đông Dương về sau là Đảng lao động Việt Nam
trong phần lời nói đầu Hiến pháp 1980: Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam
được hiến định ở Điều 4 chương I Hiến pháp 1980:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của
giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lenin, là
lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhànước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết
định mọi thắng lợi của Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp.” Như vậy Hiến pháp 1980 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đứng đầu giai cấp công nhân. Là Đảng cầm quyền duy nhất.
Hiến pháp 1992: Điều 4 chương I của Hiến pháp 1992 có ghi:
“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt nam khi đứng đầu cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc. Tư tưởng có đổi mới khi có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiến pháp
2013: Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…” So
với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 2013 có sự bổ sung và phát triển quan
trọng, đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân
mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng,là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Đó là sức sống của Đảng.
Thêm vào đó, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân
và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nếu
như quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân
thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc. Điều 4 Hiến lOMoAR cPSD| 45740413
pháp là tối thượng thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Viện
Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Câu 21: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp
mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực
hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng
trong thực tiễn.Đảng lánh đạo Nhà nước dưới nhièu hình thức, phương pháp
khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội
hay hoạt động Nhà nước mà Đảng quan tâm:
– Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức Nhà nước và hoạt
động của bộ máy Nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã hội.
– Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với Nhà nước bố trí sắp xếp vào các chức
vụ trong bộ máy Nhà nước.
– Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan Nhà
nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình. – Đảng
thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thành lập
trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việc trong bộ máy Nhà nước.
Câu 22. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt
Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.
– Theo Hiến pháp năm 1946. chính thể Việt Nam là dân chủ cộng hòa, loại hình
tổ chức Nhà nước đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, hướng đến
việc tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào
đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc.Theo Hiến pháp này, hình thức
Nhà nước dân chủ cộng hòa có nhiều dấu ấn của cộng hòa đại nghị, bởi vì ở
đây Quốc hội (Nghị viện) đc quy định là cơ quan Nhà nước cao nhất.Chính
phủ đc thành lập dựa trên Quốc hội, chịu trách nhiệm trước QH và chỉ HĐ khi
vẫn đc QH tín nhiệm.Tuy nhiên khác hình thức tổ chức cộng hòa đại nghị ở
chỗ trong cơ cấu TCNN của Hiến pháp 1946 có chế định nguyên thủ quốc gia
với một quyền năng rất lớn, không khác 1 tổng thống trong chính thể cộng hòa tổng thống.
– Sang đến Hiến pháp năm 1959.mặc dù tên gọi của chính thể ko thay đổi, vẫn
là dân chủ cộng hòa nhưng những đặc điểm của cộng hòa tổng thống đã giảm
đi.Điều này được thể hiện bằng việc nguyên thủ Quốc gia (Chủ tịch nước)
không còn đồng thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà
nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững,thống nhất của dân tộc, lOMoAR cPSD| 45740413
như của những nguyên thủ QG của chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ
đại nghị.Chủ tịch nước chính thức hóa các quyết định của QH, ủy ban Thường
vụ QH hoặc của Hội đồng chính phủ.
– Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980 là Cộng hòa XHCN, về cơ bản
tổ chức quyền lực Nhà nước so vs mô hình của Hiến pháp năm 1959 không có
thay đổi lớn.Những đặc điểm của mô hình Nhà nước XHCN trước đây chưa
thật rõ,thì bây h thể hiện rõ nét.Vs cơ chế tập thể lãnh đạo, nguyên thủ QG ko
phải là một cá nhân mà là do Hội đồng NN, đc Q hội bầu ra, đảm nhiệm.Hội
đồng Nhà nước đồng thời là cơ quan thường trực của QH.Toàn bộ TC và HĐ
của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .Cách thức
tổ chúc Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 thể hiện cơ chế tập trung mà
mang nhiều yếu tố chủ quan, đã làm cho nền kinh tế, XH Việt Nam bị kìm hãm.
– Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn là hình thức chính thể cộng hòa XHCN
nhưng đã có những điều chỉnh nhất định về bộ máy Nhà nước, chẳng hạn như
nguyên thủ QG trở lại vai trò cá nhân chủ tịch nước,…
– Hiến pháp năm 2013:về cơ bản tương tự chính thể Hiến pháp năm 1992. tuy
nhiên Hiến pháp làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập
pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong hệ
thống lĩnh lực lượng vũ trang; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an
ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô
đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng
tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân.
Câu 23: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. * Nội hàm của khái niệm “Quyền lực Nhà nước….”
– Đây là nguyên tắc cốt lõi của Hiến pháp Việt Nam
– Quyền lực Nhà nước là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội
– Đã có sự phân công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp– Trong
quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm
soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định
trong Hiến pháp năm 2013. do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kiềm
chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền
phân lập của các học giả tư sản.
– Kiểm soát quyền lực Nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối
hợp giữa các cơ quan Nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc
thực hiện quyền lực Nhà nước .
Câu 24: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào? lOMoAR cPSD| 45740413 *
Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân
ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp
tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực Nhà
nước. Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư
pháp và hành pháp. Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều
được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho
đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước *
Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp. Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức
quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, không
thể kiểm soát. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước với
những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nước. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền
hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính
quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND
trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội
đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Câu 25: Nguyên tắc tập quyền là gì?Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến
pháp Việt Nam như thế nào? *
Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực Nhà nước vào tay
một người hoặc một cơ quan nào đó.
1. Nguyên tắc tập quyền trong Hiến pháp 1946:
Xét một cách tổng quát, Hiến pháp 1946 đã dành cho Chủ tịch nước một quyền
lực rất lớn nhưng lại không quy trách nhiệm chính trị một cách tương xứng.
Theo các điều khoản ghi trong Hiến pháp, Chủ tịch nước VNDCCH là người
chủ tọa Hội đồng Chính phủ (điều 49. mục d), được quyền chọn Thủ tướng để
Nghị viện biểu quyết (điều 47). Cácquyền hạn cụ thể khác được ghi trong điều
49 (thay mặt cho quốc gia, tổng chỉ huy quân đội, ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ
tướng và các thành viên Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông
qua, đặc xá, ký hiệp ước và bổ nhiệm các quan chức ngoại giao, cùng với Ban
Thường vụ Nghị viện quyết định đình chiến hay tuyên chiến khi Nghị viện
không họp được,…) cho thấy Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia (head
of state), vừa là người đứng đầu Chính phủ (head of government). Điều nghịch
lý là Chủ tịch nước lại không chịu bất kỳ trách nhiệm chính trị nào: “Chủ tịch lOMoAR cPSD| 45740413
nước ViệtNam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.” (điều 50)
=> Nhận xét chung: mặc dù là văn bản lập hiến khá nhất trong số các bản hiến
pháp đã soạn thảo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp
1946 đã không bảo đảm được sự cân bằng giữa các thiết chế chính trị theo đúng
nguyên tắc “tam quyền phân lập”. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về một phía
(Chủ tịch nước) trong khi quyền lực của cơ quan lập pháp (Nghị viện) lại lọt
vào tay một thiểu số (Ban Thường vụ Nghị viện) khiến cho quyền lực của Chủ
tịch nước trở thành gần như tuyệt đối. 2. Nguyên tắc tập quyền của Hiến pháp 1959
Hiến pháp 1959 chuyển Nhà nước ta sang mô hình XHCN kiểu Xô- Viết. Do áp
dụng mạnh mẽ mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa (tuy vẫn còn một vài yếu tố
dân chủ của người dân) nên thiết chế chủ tịch nước đc xây dựng lại phù hợp với
giai đoạn phát triển mới đó, theo đó quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất,
thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Điều 43 Chương IV Hiến
pháp năm 1959 quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Điều 44: “Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” .Các cơ quan khác đc
Quốc hội lập ra, phân giao
Câu 26: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị
– Về tên gọi: Chế độ chính trị được quy định tại Chương I trên cơ sở sửa đổi tên
Chương I của Hiến pháp năm 1992 (Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Chế độ chính trị) và gộp với Chương XI của Hiến pháp năm 1992 (Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh) vì đây là những nội dung gắn
liền với chế độ chính trị của quốc gia.
– Hiến Pháp 2013 đã làm rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn một số vấn đề như
sau:+ Thứ nhất, khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất
liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời (Điều 1).
+ Thứ hai, tiếp tục thể hiện nhất quán quan điểm “tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức”, bổ sung thêm một điểm mới là “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ” (khoản 2. Điều 2). Bổ
sung và phát triển nguyên tắc “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3. Điều 2) theo tinh thần của
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011).Đây là điểm mới quan trọng so với các bản Hiến
pháp trước đây, lần đầu tiên nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận
trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền lOMoAR cPSD| 45740413
để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi
dụng, lạm dụng quyền lực.
+ Thứ ba, tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của nước ta. Đồng thời làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là “đội tiên phong của giai cấp
công nhân” mà đồng thời là “đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân
tộc Việt Nam” (khoản 1 Điều 4); bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng
“phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách
nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (khoản 2 Điều 4); tiếp
tục khẳng định không chỉ tổ chức đảng có trách nhiệm mà còn bổ sung quy định
trách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (khoản 3 Điều 4).
+ Thứ tư, tiếp tục khẳng định các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ
quốc gia là Tiếng Việt…Hiến pháp bổ sung điểm mới rất quan trọng là “Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc
thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (khoản 4 Điều 5) so với
Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về
mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
+ Thứ năm, bổ sung nguyên tắc “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp” (khoản 1 Điều 6). Đây là lần đầu tiên nguyên tắc này được
ghi nhận trong Hiến pháp. Tiếp tục khẳng định nguyên tắc “phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” trong bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân
dân; quy định đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7).
+ Thứ sáu, tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to
lớn để xây dựng và phát triển đất nước, được thể hiện ở Lời nói đầu, trong quy
định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong
“tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ,tăng cường
đồng thuận xã hội, giám sát, phản biện xã hội” (khoản 1 Điều 9); Công đoàn là
tổ chức chính trị – xã hội giai cấp công nhân và người lao động, đại diện cho
người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia
kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn
vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao
động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập và nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10).