-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Chủ đề: Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao (KNTT)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao KNTT
Mở đầu trang 115 SGK Công nghệ 10 KNTT
Thế nào là trồng trọt công nghệ cao? Chúng có những ưu điểm và hạn chế gì? Lời giải
* Trồng trọt công nghệ cao: Là trồng trọt ứng dụng kết hợp những công nghệ tiên
tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng
sản phẩm trồng trọt, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát
triển nông nghiệp bền vững.
* Ưu điểm và hạn chế trồng trọt công nghệ cao: + Ưu điểm
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.
- Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng
- Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. + Hạn chế - Chi phí cao
- Thiếu nhân lực chất lượng cao
* Trồng trọt công nghệ cao đã và đang được áp dụng ở Việt Nam:
+ Cơ giới hóa, tự động hóa + Công nghệ thông tin
+ Công nghệ vật liệu mới + Công nghệ sinh học + Công nghệ nhà kính + Công nghệ IoT
I. Trồng trọt công nghệ cao
Khám phá trang 116 SGK Công nghệ 10 KNTT: Trình bày một số đặc điểm của
trồng trọt công nghệ cao? Lời giải
Một số đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao:
- Nâng cao hiệu quả trồng trọt
- Tạo bước đột phá về năng suất
- Nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội
- Đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Kết nối năng lực trang 116 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu thêm về các
công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới Lời giải
* Các công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt ở Việt Nam: - Công nghệ nhà kính.
- Công nghệ tưới nước tự động
- Công nghệ internet kết nối vạn vật
* Các công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt trên thế giới:
- Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
- Nông nghiệp trực tuyến
- Sản xuất thực phẩm từ khí nhà kính
- Kén tồn trữ lương thực
II. Ưu điểm và hạn chế của trồng trọt công nghệ cao
Kết nối năng lực trang 117 SGK Công nghệ 10 KNTT: Em hãy cho biết vì sao
trồng trọt công nghệ cao lại giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật? Lời giải
Trồng trọt công nghệ cao giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vì:
+ Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa giuớ nâng cao hiệu quả sử dụng đất
+ Ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước
+ Công nghệ sinh học giúp tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
III. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Kết nối năng lực trang 118 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên một số doanh
nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào trồng trọt công nghệ cao. Những công nghệ mới
nào đang được các doanh nghiệp áp dụng nhiều? Lời giải
* Một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào trồng trọt công nghệ cao: - Tập đoàn Lộc Trời - TH True Milk
- Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
* Những công nghệ cao đang được áp dụng nhiều như: + Công nghệ thông tin
+ Công nghệ vật liệu mới + Công nghệ sinh học + Công nghệ nhà kính + Công nghệ IoT
Luyện tập và vận dụng trang 118 SGK Công nghệ 10 KNTT
Luyện tập trang 118 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu một số công nghệ cao được
áp dụng trong trồng trọt tại địa phương em. Những điểm mà các công nghệ đó mang lại là gì? Lời giải
* Công nghệ cao đang được áp dụng trong trồng trọt tại địa phương em:
+ Cơ giới hóa, tự động hóa + Công nghệ sinh học + Công nghệ nhà kính
* Những ưu điểm mà công nghệ đó mang lại:
- Chủ động trong điều chỉnh mùa vụ.
- Cây trồng tránh được các tác hại của thời tiết.
- Cải tạo đất trồng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
- Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giúp bảo vệ sức
khỏe của con người và môi trường.
Vận dụng trang 118 SGK Công nghệ 10 KNTT: Theo em, những yếu tố nào cản
trở việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt tại địa phương em? Hãy đề xuất cách khắc phục? Lời giải
* Những yếu tố cản trở việc áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt tại địa phương em:
- Thiếu vốn đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ cao.
- Thiếu nguồn lao động có trình độ
- Chế độ thu hút nhân tài của địa phương chưa thỏa đáng.