-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt KNTT
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt KNTT. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao (KNTT)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 24: Một số công nghệ cao trong trồng trọt KNTT
Mở đầu trang 119 SGK Công nghệ 10 KNTT
Những công nghệ cao nào thường được áp dụng trong trồng trọt? Chúng mang lại hiệu quả như thế nào? Lời giải
* Những công nghệ cao thường được áp dụng trong trồng trọt: - Công nghệ nhà kính
- Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm
- Công nghệ internet kết nối vạn vật
* Hiệu quả mang lại của việc ứng dụng công nghệ cao:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.
- Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng
- Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.
I. Công nghệ nhà kính
Khám phá trang 119 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát Hình 24.1 và 24.2, nhận xét:
- Vật liệu sử dụng để làm nhà kính.
- Tác động của điều kiện thời tiết đến cây trồng trong nhà kính Lời giải - Vật liệu đơn giản.
- Tránh được tác động của thời tiết đến cây trồng trong nhà kính như: tránh mưa, gió và nhiệt độ thấp.
Khám phá trang 120 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát các mô hình và nhận
xét ưu, nhược điểm ở mỗi mô hình về:
- Khả năng thi công, chi phí lắp đặt, thời gian sử dụng.
- Sự phù hợp với loại cây trổng. - Điều kiện áp dụng
- Khả năng kiểm soát sâu, bệnh, … Lời giải
* Mô hình nhà kính đơn giản: - Ưu điểm: + Dễ thi công, tháo lắp + Chi phí thấp
+ Hiệu quả với khu vực khí hậu ôn hòa.
+ Thời gian sử dụng: 5 đến 10 năm - Nhược điểm:
+ Khó điều chỉnh nhiệt độ màu hè
+ Khó sử dụng với cây ăn quả
+ Kiểm soát sâu, bệnh ít hiệu quả
* Mô hình nhà kính liên hoàn - Ưu điểm: + Chi phí phù hợp
+ Có thể mở rộng liên tục
+ Ngăn chặn sâu, bệnh hiệu quả
+ Thời gian sử dụng do vật liệu làm mái quyết định - Nhược điểm: + Thi công phức tạp
+ Khó điều chỉnh nhiệt mùa hè
* Mô hình nhà kính hiện đại - Ưu điểm:
+ Chủ động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm
+ Năng suất và chất lượng cao
+ Thời gian sử dụng lâu dài: trên 15 năm - Nhược điểm: + Chi phí đắt
+ Quy trình nghiêm ngặt, nhân lực trình độ cao và kỉ luật
+ Khó áp dụng với vùng điều kiện kinh tế khó khăn.
II. Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm
Khám phá trang 121 SGK Công nghệ 10 KNTT: Mô hình tưới nước tự động có ưu điểm gì? Lời giải
Mô hình tưới nước tự động có ưu điểm:
- Nước tưới đều, không bỏ sót khu vực nào.
- Có thể điều chỉnh được lưu lượng nước tưới ở từng khu vực và từng gốc cây.
- Ứng dụng tưới cho nhiều loại cây khác nhau.
- Tiết kiệm nước tưới
Khám phá trang 121 SGK Công nghệ 10 KNTT: Với phương thức trồng cây
trong nhà kính và trồng cây ngoài tự nhiên thì phương pháp tưới tự động nào là phù
hợp với từng phương thức đó? Lời giải
- Với phương thức trồng cây trong nhà kính thì phương pháp tưới phù hợp là: tưới phun sương
- Với phương thức trồng cây ngoài tự nhiên thì phương pháp tưới phù hợp là: tưới
nhỏ giọt và tưới phun mưa.
III. Ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật trong trồng trọt
Khám phá trang 122 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát Hình 24.6 và mô tả
hoạt động của mô hình IoT trong trồng trọt Lời giải
Mô tả hoạt động của mô hình IoT trong trồng trọt:
Cảm biến sẽ xác định được sự thay đổi của khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm rồi thông
báo về trung tâm điều khiển. Trung tâm này sẽ phân tích các số liệu được đưa về,
qua đó người nông dân sẽ quyết định việc kích hoạt hệ thống tưới tiêu cho phù hợp.
Luyện tập và vận dụng trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nhà kính trồng cây thường có
cạnh và mái làm bằng loại vật liệu nào sau đây?
A. Kính hoặc vật liệu tương tự
B. Lưới đen hoặc lưới trắng
C. Mái lợp tôn, cạnh làm bằng kính
D. Mái làm bằng kính, cạnh làm bằng lưới Lời giải Đáp án A
Luyện tập 2 trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nội dung nào sau đây không
đúng khi nói về vai trò của nhà kính?
A. Môi trường kín hỗ trợ tốt cho việc canh tác rau sạch
B. Tránh được hầu hết các loại côn trùng hại cây
C. Hạn chế được các tác động tiêu cực của thời tiết
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây Lời giải Đáp án D
Luyện tập 3 trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT: Hoàn thành nội dung về ưu,
nhược điểm của các loại nhà kính theo mẫu bẩng sau Lời giải Loại nhà kính Ưu điểm Nhược điểm
Nhà kính đơn giản + Dễ thi công, tháo lắp
+ Khó điều chỉnh nhiệt độ màu hè + Dễ sử dụng
+ Khó sử dụng với cây ăn + Chi phí thấp quả
+ Hiệu quả với khu vực khí
+ Kiểm soát sâu, bệnh ít hậu ôn hòa. hiệu quả Nhà kính liên hoàn + Chi phí phù hợp + Thi công phức tạp
+ Có thể mở rộng liên tục
+ Khó điều chỉnh nhiệt mùa hè
+ Ngăn chặn sâu, bệnh hiệu quả
Nhà kính hiện đại
+ Chủ động điều chỉnh nhiệt + Chi phí đắt độ, độ ẩm + Quy trình nghiêm ngặt,
+ Năng suất và chất lượng nhân lực trình độ cao và kỉ cao luật + Khó áp dụng với vùng
điều kiện kinh tế khó khăn.
Luyện tập 4 trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT: Em hãy cho biết các hình thức
tưới nước tiết kiệm và hiệu quả nhất cho cây trồng. Vì sao? Lời giải
* Các hình thức tưới nước tiết kiệm và hiệu quả nhất cho cây trồng: - Tưới nhỏ giọt - Tưới phun sương - Tưới phun mưa * Lí do:
- Tránh được sự xói mòn của đất trồng.
- Nước không bị bốc hơi
- Nước thấm vào đất giúp đảm bảo độ ẩm cho đất.
- Cung cấp nước thường xuyên cho cây trồng
Vận dụng trang 123 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu mô hình trồng cây
công nghệ cao ở địa phương em và cho biết mô hình đó đã mang lại những lợi ích gì? Lời giải
- Mô hình trồng cây công nghệ cao ở địa phương em là:
Sử dụng công nghệ tưới phun mưa
- Hiệu quả mô hình trồng cây sử dụng công nghệ tưới phun mưa mang lại là:
+ Hiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế cao độ tổn thất nước do bốc hơi
+ Tiết kiệm đất, thuận tiện việc chăm sóc, canh tác trên đồng ruộng. Mặt khác cũng
dễ dàng tự động hóa từng phần hoặc toàn phần hệ thống tưới, như cơ khí hoá và tự
động hóa phần thiết bị điều khiển, thiết bị tưới mặt ruộng hoặc điều khiển toàn bộ
hệ thống từ xa theo chương trình lập sẵn nên tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất tưới.
+ Nâng cao năng suất tưới và năng suất các khâu canh tác nông nghiệp khác.
+ Sử dụng áp lực làm việc loại trung bình và thấp, lưu lượng yêu cầu nhỏ nên tiết
kiệm năng lượng và nguồn nước.
+ Có tác dụng cải tạo khí hậu khu tưới.
+ Hạn chế sâu bệnh, cỏ dại phát triển.
+ Kết hợp được tưới nước với phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học.