-
Thông tin
-
Quiz
Giải Công nghệ 10 Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao (KNTT) 4 tài liệu
Công nghệ 10 153 tài liệu
Giải Công nghệ 10 Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao (KNTT) 4 tài liệu
Môn: Công nghệ 10 153 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công nghệ 10
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 25: Công nghệ trồng cây không dùng đất KNTT
Mở đầu trang 124 SGK Công nghệ 10 KNTT
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng tăng cao, do đó cần có các kĩ thuật
trồng có thể đảm bảo cung cấp được rau sạch, trong đó có kĩ thuật trồng cây không
dùng đất. Vậy, kĩ thuật trồng cây không dùng đất là như thế nào? Có những hệ
thống trồng cây nào và gồm những bộ phận cơ bản nào? Nguyên lí hoạt động của chúng ra sao? Lời giải
* Kĩ thuật trồng cây không dùng đất là: kĩ thuật trồng cây hiện đại, cây được trồng
trên hệ thống không có đất.
* Có những hệ thống trồng cây:
- Kĩ thuật thủy canh: Gồm 2 phần:
+ Bể/thùng chứa dụng dịch dinh dưỡng: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây + Máng trồng: đỡ cây
- Kĩ thuật khí canh: Gồm 3 phần:
- Bể chứa dụng dịch: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.
- Máng trồng cây: đỡ cây
- Hệ thống phun sương: bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương * Nguyên lí: - Kĩ thuật thủy canh:
+ Hệ thống thủy canh không hồi lưu:
Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng, hộp hoặc vật chứa cách nhiệt, dung
dịch được bổ sung khi cần trong thùng chứa từ lúc trồng đến khi thi hoạch. Phải
thường xuyên sục khí, bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh pH.
+ Hệ thống thủy canh hồi lưu: Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ
thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần sư thừa sẽ
được luân chuyển về thùng chứa ban đầu. - Kĩ thuật khí canh:
Nguyên lí tự động, khép kín: bơm đẩy dung dịch từ bể chứa vào đường ống, qua vòi
phun vào không khí tạo hơi sương. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, một phần
rơi xuống máng thu và trở lại bể chứa.
I. Khái niệm và cơ sở khoa học của kĩ thuật trồng cây không dùng đất
Khám phá trang 124 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên một số nguyên tố
khoáng đa lượng, vi lượng cần thiết cho cây được trồng bằng hệ thống thủy canh. Lời giải
* Nguyên tố khoáng đa lượng cần thiết cho cây được trồng bằng hệ thống thủy canh là: - Nito - Photpho - Kali - Canxi
* Nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết cho cây được trồng bằng hệ thống thủy canh là: - Clo - Sắt - Kẽm - Đồng
II. Một số hệ thống trồng cây không dùng đất
Khám phá trang 126 SGK Công nghệ 10 KNTT: Kể tên một số loại cây, rau, quả
có thể trồng bằng kĩ thuật thủy canh. Giải thích ưu và nhược điểm của kĩ thuật thủy canh. Lời giải
* Một số loại cây, rau, quả có thể trồng bằng kĩ thuật thủy canh: - Rau mầm - Rau muống - Rau xà lách - Cải ngọt
* Ưu điểm của kĩ thuật thủy canh là:
+ Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng
+ Có thể triển khai tại gia đình, vùng khô cằn, hải đảo.
+ Năng suất cao, thời gian ngắn
+ An toàn, giảm ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm của kĩ thuật thủy canh là:
+ Khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả. + Vốn đầu tư cao
+ Trình độ chuyên môn cao
+ Khó mở rộng đại trà
Khám phá trang 127 SGK Công nghệ 10 KNTT: Hệ thống thủy canh hồi lưu có
ưu điểm gì so với hệ thống thủy canh không hồi lưu? Tại sao trồng cây bằng hệ
thống thủy canh hồi lưu cho cây trồng có năng suất cao và an toàn? Lời giải
- Hệ thống thủy canh hồi lưu có ưu điểm so với hệ thống thủy canh không hồi lưu là: + Chi phí đầu tư thấp + Đơn giản
- Trồng cây bằng hệ thống thủy canh hồi lưu cho cây trồng có năng suất cao và an toàn vì:
Vì cây trồng trong hệ thống thủy canh có khả năng tiếp cận nhiều nước và chất dinh
dưỡng nên chúng không tốn năng lượng dư thừa để phát triển hệ thống rễ phức tạp.
Kết quả là, chúng ta sẽ có được những cây tươi hơn và khỏe mạnh hơn, cũng như
năng suất cao hơn trong thời gian ngắn hơn.
Kết nối năng lực trang 128 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu những loại cây trồng có thể áp dụng phương pháp khí canh Lời giải
Những loại cây trồng có thể áp dụng phương pháp khí canh: - Xà lách - Cải xanh - Cải ngọt - Cà rốt - Su hào
Khám phá trang 128 SGK Công nghệ 10 KNTT: Vì sao dung dịch dinh dưỡng
dùng cho khí canh đòi hỏi mức độ hòa tan và độ sạch cao hơn dung dịch thủy canh? Lời giải
Dung dịch dinh dưỡng dùng cho khí canh đòi hỏi mức độ hòa tan và độ sạch cao
hơn dung dịch thủy canh vì:
Vì kĩ thuật thủy canh rễ cây ngâm trong dung dịch dinh dưỡng, kĩ thuật khí canh thì
rễ cây lơ lửng, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh
dưỡng tạo hạt sương bám vào bộ rễ.
Kết nối năng lực trang 128 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu thêm về ưu, nhược điểm của công nghệ khí canh Lời giải - Ưu điểm: + Tiết kiệm nước
+ Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.
+ Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại. - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư cao + Chi phí sửa chữa lớn
+ Điện năng sử dụng nhiều
Kết nối năng lực trang 129 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu thêm về các mô hình khí canh hiện đang được sử dụng trong trồng trọt. Lời giải
Các mô hình khí canh hiện đang được sử dụng trong trồng trọt:
- Hệ thống khí canh áp suất cao
- Hệ thống khí canh áp suất thấp
- Hệ thống khí canh siêu âm
Khám phá trang 129 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát Hình 25.7 và mô tả
nguyên lí hoạt động của hệ thống khí canh. Lời giải
Nguyên lí tự động, khép kín: bơm đẩy dung dịch từ bể chứa vào đường ống, qua vòi
phun vào không khí tạo hơi sương. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, một phần
rơi xuống máng thu và trở lại bể chứa.
Vận dụng trang 132 SGK Công nghệ 10 KNTT
Từ kiến thức đã học và hệ thống thuỷ canh đã tự thiết kế, em hãy áp dụng để tạo
một hệ thống cây thuỷ canh (hồi lưu hoặc không hồi lưu) sử dụng tại gia đình và
trồng loại cây em thích bằng hệ thống đó. Lời giải Học sinh tự thực hiện