-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 7 KNTT
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 7 KNTT. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương VII: Trồng trọt công nghệ cao (KNTT)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Ôn tập chương 7 KNTT
Câu hỏi 1 trang 133 SGK Công nghệ 10 KNTT
Trình bày những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao Lời giải
Những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:
- Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao
- Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
- Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
Câu hỏi 2 trang 133 SGK Công nghệ 10 KNTT
Mô tả một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Nêu một số công
nghệ cao đang được ứng dụng trong trồng trọt ở gia đình, địa phương em và ý nghĩa mà chúng mang lại? Lời giải
* Mô tả một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: - Tưới nhỏ giọt
+ Nhỏ giọt từ từ vào rễ
+ Nhỏ lên bề mặt đất
+ Nhỏ trực tiếp lên vùng có rễ.
- Tưới phun sương: cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ
- Tưới phun mưa: tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa
* Một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong trồng trọt ở gia đình, địa phương
em và ý nghĩa mà chúng mang lại:
- Công nghệ cao được ứng dụng:
+ Cơ giới hóa, tự động hóa + Công nghệ sinh học + Công nghệ nhà kính - Ý nghĩa:
+ Chủ động trong điều chỉnh mùa vụ.
+ Cây trồng tránh được các tác hại của thời tiết.
+ Cải tạo đất trồng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
+ Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giúp bảo vệ sức
khỏe của con người và môi trường.
Câu hỏi 3 trang 133 SGK Công nghệ 10 KNTT
Giải thích cơ sở khoa học của các hệ thống cây trồng không dùng đất (hệ thống
trồng cây thủy canh, hệ thống khí canh)? Lời giải
Cơ sở khoa học của các hệ thống cây trồng không dùng đất a. Dung dịch dinh dưỡng
- Là dung dịch có khoáng chất cần thiết cho cây trồng.
- Sử dụng dung dịch dich dưỡng tùy thuộc vào loại cây, giai đoạn, sinh trưởng và phát triển. b. Giá thể - Giúp cố định cây - Giúp cây đứng vững
- Giữ ẩm, tạo độ thoáng khí, hỗ trợ sự phất triển của rễ.
Câu hỏi 4 trang 133 SGK Công nghệ 10 KNTT
Nêu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ưu, nhược điểm của hệ thống cây trồng thủy canh
và hệ thống cây trồng khí canh. Lựa chọn hệ thống trồng cây không dùng đất phù
hợp cho một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em? Lời giải
* Hệ thống trồng cây thủy canh
- Cấu trúc: Gồm 2 phần:
+ Bể/thùng chứa dụng dịch dinh dưỡng: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây + Máng trồng: đỡ cây - Nguyên lí:
+ Hệ thống thủy canh không hồi lưu: Dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng,
hộp hoặc vật chứa cách nhiệt, dung dịch được bổ sung khi cần trong thùng chứa từ
lúc trồng đến khi thi hoạch. Phải thường xuyên sục khí, bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh pH.
+ Hệ thống thủy canh hồi lưu: Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ
thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần sư thừa sẽ
được luân chuyển về thùng chứa ban đầu. - Ưu điểm:
+ Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng
+ Có thể triển khai tại gia đình, vùng khô cằn, hải đảo.
+ Năng suất cao, thời gian ngắn
+ An toàn, giảm ô nhiễm môi trường. - Nhược điểm:
+ Khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả. + Vốn đầu tư cao
+ Trình độ chuyên môn cao
+ Khó mở rộng đại trà
* Hệ thống trồng cây khí canh
- Cấu trúc cơ bản: Gồm 3 phần:
+ Bể chứa dụng dịch: chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây.
+ Máng trồng cây: đỡ cây
+ Hệ thống phun sương: bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương - Nguyên lí hoạt động
Nguyên lí tự động, khép kín: bơm đẩy dung dịch từ bể chứa vào đường ống, qua vòi
phun vào không khí tạo hơi sương. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, một phần
rơi xuống máng thu và trở lại bể chứa. - Ưu điểm: + Tiết kiệm nước
+ Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao.
+ Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại. - Nhược điểm: + Chi phí đầu tư cao + Chi phí sửa chữa lớn
+ Điện năng sử dụng nhiều
Câu hỏi 5 trang 133 SGK Công nghệ 10 KNTT
Mô tả các bước trồng, chăm sóc, thu hoạch một loại cây trồng bằng kĩ thuật thủy canh. Lời giải * Trồng rau thủy canh:
- Chuẩn bị nguyên vật liệu: + Chuẩn bị thùng xốp
+ Chuẩn bị nắp thùng xốp + Chuẩn bị cốc nhựa + Chuẩn bị giá thể - Chuẩn bị cây con:
+ Cây con gieo vào khay bầu
+ Khi cây con chưa nảy mầm, để khay trong ánh sáng nhẹ
+ Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần ra ánh sáng
+ Dùng dung dịch pha loãng để tưới hàng ngày. - Chuẩn bị dung dịch
- Trồng cây trong dung dịch * Theo dõi và chăm sóc
+ Từ khi gieo đến khi có rễ, chú ý phun tưới thường xuyên
+ Khi cây bén rễ có thể đổ dinh dưỡng vào thùng
+ Thường xuyên thăm, quan sát sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ. * Thu hoạch:
- Sau 2 – 3 tuần thu hoạch lứa đầu tiên
- Cắt, tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau tiếp tục sinh trưởng
- Thu hoạch mỗi lứa cách nhau 1 tuần