-
Thông tin
-
Quiz
Giải Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chương II: Đất trồng (KNTT) 4 tài liệu
Công nghệ 10 153 tài liệu
Giải Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương II: Đất trồng (KNTT) 4 tài liệu
Môn: Công nghệ 10 153 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công nghệ 10
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng KNTT
Mở đầu trang 19 SGK Công nghệ 10 KNTT
Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính? Lời giải * Đất trồng:
- Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát
triển và sản xuất ra sản phẩm.
* Thành phần của đất trồng - Phần lỏng - Phần rắn - Phần khí - Sinh vật đất
* Khái niệm đất chua, đất kiềm, đất trung tính
- Đất chua: có độ PH < 6,6
- Đất trung tính: có độ PH từ 6,6 đến 7,5
- Đất kiềm: có độ PH trên 7,5
I. Khái niệm về đất trồng
Kết nối năng lực trang 19 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu về các loại đất phổ biến ở Việt Nam Lời giải
Các loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam là: - Đất thịt - Đất sét - Đất cát - Đất phù sa
Khám phá trang 19 SGK Công nghệ 10 KNTT: Theo em, sỏi và đá có phải là đất trồng không? Vì sao? Lời giải
Theo em, sỏi và đá không phải là đất trồng.
Vì: sỏi và đá có lớp bề mặt rắn, không phải là lớp bề mặt tơi xốp, cây trồng không
thể sinh trưởng và phát triển trên đó.
II. Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng
Khám phá trang 20 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát Hình 3.2 và nêu các
thành phần cơ bản của đất trồng, vai trò của từng thành phần đối với cây trồng? Lời giải
* Các thành phần cơ bản của đất trồng là: - Phần lỏng - Phần rắn - Phần khí - Sinh vật đất
* Vai trò của các thành phần đất với cây trồng: - Phần lỏng: + Cung cấp nước cho cây + Duy trì độ ẩm
+ Hòa tan các chất dinh dưỡng. - Phần rắn
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Giúp bộ rễ cắm vào đất làm cây đứng vững. - Phần khí
+ Vai trò trong quá trình hô hấp của rễ
+ Vai trò trong hoạt động của vi sinh vật đất. - Sinh vật đất + Cải tạo đất
+ Phân giải tàn dư động vật, thực vật
+ Phân giải chất dinh dưỡng
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Khám phá trang 20 SGK Công nghệ 10 KNTT: Các thành phần của đất trồng có
vai trò như thế nào đối với cây trồng? Lời giải
* Vai trò của các thành phần đất với cây trồng: - Phần lỏng: + Cung cấp nước cho cây + Duy trì độ ẩm
+ Hòa tan các chất dinh dưỡng. - Phần rắn
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Giúp bộ rễ cắm vào đất làm cây đứng vững. - Phần khí
+ Vai trò trong quá trình hô hấp của rễ
+ Vai trò trong hoạt động của vi sinh vật đất. - Sinh vật đất + Cải tạo đất
+ Phân giải tàn dư động vật, thực vật
+ Phân giải chất dinh dưỡng
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
III. Keo đất và tính chất của đất
Khám phá trang 21 SGK Công nghệ 10 KNTT: Quan sát Hình 3.3, trình bày cấu
tạo của keo đất, phân biệt keo âm và keo dương? Lời giải
* Cấu tạo của keo đất gồm:
* Nhân keo: nằm trong cùng
* Lớp điện kép: nằm trên bề mặt nhân keo
- Tầng ion quyết định điện + Nằm sát nhân keo
+ Quyết định keo đất là keo âm hay keo dương - Lớp điện bù
+ Gồm ion không di chuyển và ion ở tầng khuếch tán
+ Là cơ sở của sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
* Phân biệt keo âm và keo dương:
>keo đất âm có lớp ion quyết định âm, lớp ion bù dương, còn keo đấtdương có lớp
ion quyết định dương, lớp ion bù âm.
Kết nối năng lực trang 22 SGK Công nghệ 10 KNTT: Hãy tìm hiểu và kể tên
một số loại cây trồng phù hợp với đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Lời giải
* Cây trồng phù hợp với đất chua: táo, lê, cam, đào, …
* Cây trồng phù hợp với đất kiềm: sung, tỏi, hoa tulip, …
* Cây trồng phù hợp với đất trung tính: bắp cải, cải thảo, hoa lan, hoa đồng tiền, …
Luyện tập và vận dụng trang 22 SGK Công nghệ 10 KNTT:
Luyện tập 1 trang 22 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu thành phần cơ bản của đất
trồng và ý nghĩa từng thành phần trong trồng trọt Lời giải
Các thành phần cơ bản của đất trồng và ý nghĩa của nó: - Phần lỏng: + Cung cấp nước cho cây + Duy trì độ ẩm
+ Hòa tan các chất dinh dưỡng. - Phần rắn
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Giúp bộ rễ cắm vào đất làm cây đứng vững. - Phần khí
+ Vai trò trong quá trình hô hấp của rễ
+ Vai trò trong hoạt động của vi sinh vật đất. - Sinh vật đất + Cải tạo đất
+ Phân giải tàn dư động vật, thực vật
+ Phân giải chất dinh dưỡng
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Luyện tập 2 trang 22 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu một số tính chất của đất trồng? Lời giải
Một số tính chất của đất trồng:
*Thành phần cơ giới của đất
- Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
- Đất có nhiều hạt kích thước nhỏ - Có 3 loại đất chính:
+ Đất cát: tỉ lệ cát lớn
+ Đất thịt: tỉ lệ hạt cân đối
+ Đất sét: tỉ lệ sét lớn
* Phản ứng của dung dịch đất + Phản ứng chua
- Là do nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH- - Độ PH dưới 6,6. + Phản ứng kiềm
- Là do nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH- - Độ PH trên 7,5 + Phản ứng trung tính:
- Là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Độ PH từ 6,6 đến 7,5
Vận dụng trang 22 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu đất trồng ở địa phương
em và cho biết, chúng thuộc đất chua, đất kiềm hay đất trung tính? Lời giải
Địa phương em có đất thuộc loại đất trung tính:
- Nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- Độ PH từ 6,6 đến 7,5