-
Thông tin
-
Quiz
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Chương II: Đất trồng (KNTT) 4 tài liệu
Công nghệ 10 153 tài liệu
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Công nghệ lớp 10. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương II: Đất trồng (KNTT) 4 tài liệu
Môn: Công nghệ 10 153 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công nghệ 10
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng KNTT
Mở đầu trang 23 SGK Công nghệ 10 KNTT
Thế nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào làm cho đất bị chua,
bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó? Lời giải
* Khái niệm đất chua, đất mặn, đất bạc màu là:
- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ > nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
- Đất mặn: là đất có nồng độ muối hòa tan trên 2,56%.
- Đất bạc màu: là đất trồng có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo
chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém
* Nguyên nhân làm cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu là:
- Nguyên nhân đất bị chua:
+ Nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất
+ Cây trồng lấy đi một lượng cation kiếm trong đất mà không hoàn trả.
+ Bón phân hóa học chua sinh lí vào đất
+ Phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí.
- Nguyên nhân đất bị mặn:
+ Vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc nước biển theo các cửa
sông vào bên trong đất liền mang theo muối hòa tan
+ Nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt
- Nguyên nhân đất bị bạc màu:
+ Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh mẽ
+ Tập quán canh tác lạc hậu khiến đất mất cân đối và nghèo chất dinh dưỡng, bị chua.
* Biện pháp cải tạo đất chua, đất mặn, đất bạc màu:
+ Biện pháp cải tạo đất chua - Biện pháp vôi - Biện pháp thủy lợi - Biện pháp canh tác
+ Biện pháp cải tạo đất mặn - Biện pháp bón phân - Biện pháp thủy lợi - Biện pháp canh tác
- Chế độ làm đất thích hợp
+ Biện pháp cải tạo đất bạc màu - Biện pháp bón phân - Biện pháp thủy lợi - Biện pháp canh tác
I. Sử dụng và bảo vệ đất trồng
Kết nối năng lực trang 24 SGK Công nghệ 10 KNTT: Giải thích cơ sở khoa học
của việc luân canh trồng xen trồng gối và bố trí thời vụ thích hợp? Lời giải * Cơ sở lí luận
- Trồng thuần một giống cây nhiều năm, nhất là trên đất dốc làm dinh dưỡng đất cạn
kiệt, rửa trôi, xói mòn, sâu bệnh phát triển, giảm năng suất, chất lượng.
- Trồng xen canh, luân canh để tăng thu nhập, cải tạo đất, chống xói mòn, rửa trôi, giảm sâu bệnh hại
- Để ổn định nâng cao năng suất, tăng thu nhập, là yêu cầu bắt buộc * Cơ sở thực tiễn
Trên thế giới mô hình này đạt hiệu quả rất cao
II. Một số biện pháp cải tạo đất trồng
Khám phá trang 24 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu nguyên nhân chính làm cho đất bị chua? Lời giải
Nguyên nhân chính làm đất bị chua:
+ Nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất
+ Cây trồng lấy đi một lượng cation kiếm trong đất mà không hoàn trả.
+ Bón phân hóa học chua sinh lí vào đất
+ Phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí.
Khám phá trang 24 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu các biện pháp cải tạo đất
chua và giải thích cơ sở khoa học của biện pháp đó? Lời giải
Các biện pháp cải tạo đất chua và cơ sở khoa học của các biện pháp đó: - Biện pháp vôi
+ Mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất
+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật + Đất tơi xốp
+ Điều chỉnh PH phù hợp. - Biện pháp thủy lợi:
+ Vùng ngoài: đắp đê kết hợp trồng cây chắn sóng.
+ Vùng trong: dùng nước ngọt kết hợp bón vôi - Biện pháp canh tác:
+ Không làm đất vào mùa mưa
+ Che phủ đất bằng tàn dư thực vật, nylon, trồng cây phân xanh.
Kết nối năng lực trang 25 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu về các vùng đất nhiễm mặn của nước ta, nguyên nhân đất bị
nhiễm mặn và tác hại của đất nhiễm mặn? Lời giải
* Các vùng đất bị nhiễm mặn ở nước ta:
Chủ yếu ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
* Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn:
+ Vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc nước biển theo các cửa
sông vào bên trong đất liền mang theo muối hòa tan
+ Nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt
* Tác hại của đất bị nhiễm mặn:
- Mất cân bằng môi trường sống tự nhiên
- Loài động vật nhỏ sẽ bị chết
- Thực vật bị chết khô do không thể hấp thụ nước.
- Làm giảm chất lượng nước ngầm và tài nguyên nước mặt
Khám phá trang 25 SGK Công nghệ 10 KNTT: Theo em, trong các biện pháp cải
tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao? Lời giải
Theo em, trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp làm thủy lợi là biện pháp
quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện
pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước
biển liên tục xâm nhập.
Kết nối năng lực trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT: Sử dụng internet, sách,
báo, … để tìm hiểu về các vùng đất bạc màu của nước ta và nguyên nhân làm đất bị
bạc màu ở những vùng đó? Lời giải
* Các vùng đất bạc màu của nước ta: trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
* Nguyên nhân làm đất bị bạc màu ở những vùng đó là:
+ Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh mẽ
+ Tập quán canh tác lạc hậu khiến đất mất cân đối và nghèo chất dinh dưỡng, bị chua.
Kết nối năng lực trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT: Giải thích cơ sở khoa học
của các biện pháp cải tạo đất bạc màu? Lời giải
Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất bạc màu: - Biện pháp bón phân:
+ Phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.
+ Bón vôi để nâng cao độ PH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.
- Biện pháp thủy lợi: tưới tiêu hợp lí để tránh rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất. - Biện pháp canh tác:
+ Sử dụng giống ngắn ngày
+ Sử dụng luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo đất.
Luyện tập và vận dụng trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT: Thế nào là đất chua, đất mặn và
đất bạc màu? Các loại đất đó ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng? Lời giải
* Khái niệm đất chua, đất mặn và đất bạc màu:
- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ > nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
- Đất mặn: là đất có nồng độ muối hòa tan trên 2,56%.
- Đất bạc màu: là đất trồng có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo
chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém
* Ảnh hưởng của đất chua, đất mặn và đất bạc màu đến cây trồng:
+ Tác hại của đất bị chua:
- Ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của đất
- Làm giảm khả năng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng, khoáng, nguyên tố đa, trung, vi lượng cho cây
- Tác động trực tiếp đến bộ rễ, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng.
+ Tác hại của đất bị nhiễm mặn:
- Mất cân bằng môi trường sống tự nhiên
- Thực vật bị chết khô do không thể hấp thụ nước.
- Làm giảm chất lượng nước ngầm và tài nguyên nước mặt
+ Tác hại của đất bạc màu:
- Đất bị mất tầng canh tác, nghèo kiệt dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo chất hữu cơ.
- Đất bị khô hạn, chai cứng hoặc bị ngập úng nước, bị chua hoá, mặn hoá + Tác hại của đất
Luyện tập 2 trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tại sao phải cải tạo và bảo vệ
đất? Kể tên một số biện pháp cải tạo đất? Lời giải
* Phải cải tạo và bảo vệ đất vì:
- Những loại đất có tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu,… cần phải cải tạo
để làm giảm những tính chất xấu đó đi để cây trồng phát triển tốt hơn.
- Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.
* Một số biện pháp cải tạo đất: - Biện pháp bón phân - Biện pháp canh tác - Biện pháp thủy lợi
Vận dụng trang 26 SGK Công nghệ 10 KNTT: Đề xuất một loại cây trồng, một
số loại phân bón phù hợp với vùng đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Lời giải * Với vùng đất chua:
- Trồng cây: bồn cải xanh, bông cải trắng.
- Bón phân: bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân
gây chua (SSP, SA, K2S04). Đối với đất nhiều cát nên bón phân hữu cơ, phân
chuồng và phân xanh ủ chung với super lân. * Với vùng đất mặn: - Trồng cây: xoài, dừa
- Bón phân: Sau khi bón vôi cho đất chúng ta nên bón thêm phân xanh, phân hữu cơ
có tác dụng làm tăng lượng mùn cho đất, giúp vi sinh vật phát triển.
* Với vùng đất bạc màu:
- Trồng cây: lạc, đậu.
- Bón phân: Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí để khắc phục tình trạng nghèo
dinh dưỡng, tăng lượng mùn, tạo môi trường thuân lợi cho vi sinh vât hoạt đông và phát triển