-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Công nghệ 10 Bài 5: Giá thể trồng cây KNTT
Giải Công nghệ 10 Bài 5: Giá thể trồng cây KNTT được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương II: Đất trồng (KNTT)
Môn: Công nghệ 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Công nghệ 10 Bài 5: Giá thể trồng cây KNTT
Mở đầu trang 27 SGK Công nghệ 10 KNTT
Giá thể trồng cây là gì? Chúng được sản xuất như thế nào? Việc sử dụng giá thể
trồng cây trong trồng trọt có ý nghĩa như thế nào? Lời giải
* Giá thể trồng cây: Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ
thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển
của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
* Sản xuất giá thể trồng cây:
- Tạo ra từ xác các loài thực vật khác nhau, thủy phân trong điều kiện kị khí
- Tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ.
- Tạo bởi quá trình đốt vỏ trấu của hạt thóc trong điều kiện kị khí. - Tạo ra từ vỏ dừa
- Tạo ra từ đá perlite trong tự nhiên bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao.
- Được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, một số phụ phẩm nông nghiệp bằng cách
nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao
* Ý nghĩa của việc sử dụng giá thể trồng cây:
+ Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
+ Tạo nguồn nông sản sạch
+ An toàn cho người sử dụng
I. Giới thiệu giá thể trồng cây
Khám phá trang 27 SGK Công nghệ 10 KNTT: Giá thể là gì? Lời giải
Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi
trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây
trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Khám phá trang 27 SGK Công nghệ 10 KNTT: Dùng giá thể trồng cây có lợi ích gì? Lời giải
Lợi ích của giá thể trồng cây:
+ Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
+ Tạo nguồn nông sản sạch
+ An toàn cho người sử dụng
II. Một số loại giá thể hữu cơ tự nhiên
Khám phá trang 28 SGK Công nghệ 10 KNTT: So sánh ưu, nhược điểm của giá
thể than bùn và giá thể mùn cưa? Lời giải - Ưu điểm:
+ Xốp, nhẹ, thoáng khí, giữ ẩm tốt
+ Giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. - Nhược điểm:
+ Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp - Ưu điểm:
+ Đất tơi xốp, ổn định nhiệt
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua biến đổi của vi sinh vật. - Nhược điểm: + Độ thoáng khí thấp + Giữ ẩm không đều So sánh Giá thể than bùn Giá thể mùn cưa Giống Tơi xốp Khác Thoáng khí Độ thoáng khí thấp Giữ ẩm tốt Giữ ẩm không đều
Hàm lượng dinh dưỡng thấp Cung cấp chất dinh dưỡng
Khám phá trang 30 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu đặc điểm chung các bước
sản xuất giá thể hữu cơ tự nhiên? Lời giải
Đặc điểm chung sản xuất giá thể hữu cơ tự nhiên đều có các bước sau:L - Tập kết nguyên liệu - Phối trộn và ủ
- Kiểm tra chất lượng, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Kết nối năng lực trang 30 SGK Công nghệ 10 KNTT: Tìm hiểu một số loại chế
phẩm sinh vật thường được sử dụng trong sản xuất giá thể trồng cây? Lời giải
Một số loại chế phẩm sinh vật thường được sử dụng trong sản xuất giá thể trồng cây:
- Chế phẩm phân giải cellulose, ức chế mầm bệnh dùng trong sản xuất giá thể mùn cưa.
- Chế phẩm EM1 sản xuất giá thể xơ dừa
Luyện tập và vận dụng trang 32 SGK Công nghệ 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 32 SGK Công nghệ 10 KNTT: Nêu sự khác nhau giữa giá thể
hữu cơ tự nhiên và giá thể trơ cứng? Lời giải
- Giá thể hữu cơ tự nhiên: có nguồn gốc từ thực vật
- Giá thể trơ cứng có nguồn gốc từ các loại đá khoáng.
Vận dụng trang 32 SGK Công nghệ 10 KNTT: Đề xuất loại giá thể phù hợp cho
một đối tượng cây trồng phổ biến ở địa phương em? Lời giải
Đề xuất loại giá thể phù hợp cho một đối tượng cây trồng phổ biến ở địa phương em:
Cây trồng ở địa phương em chủ yếu là rau. Loại giá thể phù hợp cho rau là giá thể
xơ dừa. Mặt khác, quê em có nguồn xơ dừa dồi dào. Do đó, em thấy địa phương nên
sử dụng giá thể xơ dừa là phù hợp nhất.