-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới CTST ( có đáp án)
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST.
Chương 8: Địa lí dân cư (KNTT) 22 tài liệu
Địa Lí 10 635 tài liệu
Giải Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới CTST ( có đáp án)
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST.
Chủ đề: Chương 8: Địa lí dân cư (KNTT) 22 tài liệu
Môn: Địa Lí 10 635 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 10
- Chương 3: Thạch quyển (KNTT) (69)
- Chương 4: Khí quyển (KNTT) (20)
- Chương 5: Thủy quyển (KNTT) (7)
- Chương 6: Sinh quyển (KNTT) (8)
- Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí (KNTT) (6)
- Chương 9: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế (KNTT) (10)
- Chương 10: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (KNTT) (51)
- Chương 11: Địa lí ngành công nghiệp (KNTT) (25)
- Chương 12: Địa lí ngành dịch vụ (KNTT) (32)
- Chương 13: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh (KNTT) (14)
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới CTST
Mở đầu trang 76 SGK Địa 10 CTST
Sự thay đổi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đã làm thay đổi dân số trên toàn thế giới như thế nào?
Việc di cư (xuất cư, nhập cư) đã làm thay đổi dân số của một khu vực, một quốc gia
ra sao? Những nhân tố nào góp phần làm gia tăng dân số? Lời giải
- Sự thay đổi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử sẽ làm thay đổi dân số trên toàn thế giới tăng lên hoặc giảm xuống.
- Việc di cư (xuất cư, nhập cư) đã làm thay đổi dân số của một khu vực, một quốc
gia hoặc địa phương nhưng không làm thay đổi dân số trên toàn thế giới.
- Những nhân tố góp phần làm gia tăng dân số: phong tục tập quán, tâm lí xã hội,
tuổi kết hôn, cơ cấu giới, điều kiện tự nhiên,…
I. Dân số thế giới
Câu hỏi trang 76 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài,
em hãy nhận xét sự thay đổi dân số thế giới theo không gian và thời gian. Lời giải - Theo thời gian
+ Dân số thế giới tăng lên theo thời gian.
+ Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.
+ Tỉ trọng dân số châu Phi và châu Đại Dương tăng, các châu lục khác giảm. - Theo không gian
+ Dân số giữa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.
+ Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất (59,5%), tiếp đến là châu Phi (17,2%), châu Mĩ,…
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới chiếm 36,17%.
Câu hỏi trang 77 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài,
em hãy nhận xét tình hình phát triển dân số thế giới giai đoạn 1804 - 2020, xu
hướng phát triển dân số thế giới giai đoạn 2010 - 2037. Lời giải
- Từ đầu thế kỉ XIX đến nay, dân số trên thế giới không ngừng tăng, đặc biệt từ
khoảng giữa thế kỉ XX dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân số”.
- Dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thế kỉ XXI, nhưng với tốc độ chậm hơn so
với thời gian trước. Dự báo số dân thế giới sẽ đạt khoảng 9 tỉ người vào năm 2037.
II. Gia tăng dân số
Câu hỏi trang 77 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
- Trình bày khái niệm gia tăng dân số thực tế. Lấy ví dụ minh hoạ. Lời giải
- Gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
+ Gia tăng dân số tự nhiên: Là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong
quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Động lực của phát triển dân
số, dân số tăng hay giảm phụ thuộc vào gia tăng dân số tự nhiên (sinh đẻ và tử vong).
+ Gia tăng dân số cơ học: Gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Tỉ suất gia tăng dân
số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Không làm thay đổi số
dân trên toàn thế giới nhưng đối với từng quốc gia, khu vực thì nó có thể làm thay
đổi số dân và tác động quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội.
- Gia tăng dân số thực tế
+ Khái niệm: Gia tăng dân số thực tế được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất tăng
dân số tự nhiên và tỉ suất tăng dân số cơ học (tính bằng %).
+ Ví dụ: Ở Việt Nam, tỉ suất tăng dân số tự nhiên là 1,1% và tỉ suất gia tăng cơ học
là 1,2% thì gia tăng dân số thực tế ở Việt Nam là 2,3%.
III. Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới
Câu hỏi trang 79 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy phân
tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số trên thế giới. Lời giải
Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số trên thế giới.
- Nhân tố kinh tế - xã hội
+ Các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt,
thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thu hút dân nhập cư và ngược lại.
+ Chính sách dân số ở các nước, phong tục, tập quán và tâm lí xã hội, độ tuổi kết
hôn,... ở mỗi vùng lãnh thổ trong những thời kì nhất định có vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến sự gia tăng dân số.
- Nhân tố tự nhiên - sinh học: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, khí hậu, đất đai,...); cơ
cấu sinh học của dân số (độ tuổi, giới tính),... cũng tác động đến gia tăng dân số.
- Các nhân tố khác: thiên tai, dịch bệnh,... ảnh hưởng đến gia tăng dân số ở các khu
vực, quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Luyện tập và vận dụng trang 79 SGK Địa 10 CTST
Luyện tập 1 trang 79 SGK Địa 10 CTST: Em hãy giải thích vì sao tỉ suất tăng dân
số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số. Lời giải
Tỉ suất tăng dân số tự nhiên là gia tăng dân số do hai nhân tố sinh đẻ và tử vong
quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô -> Dân số trên thế giới tăng
hay giảm là phụ thuộc vào sinh đẻ và tử vong, nếu sinh > tử thì dân số tăng nhiều;
sinh < tử thì dân số giảm -> Tỉ suất tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
Luyện tập 2 trang 79 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy
tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Ăng-gô-la, I-ta-li-a, Xin-ga-po, năm 2020 và rút ra nhận xét Ăng-gô-la I-ta-li-a Sing-ga Tỉ suất sinh thô (%) 44 7 9 Tỉ suất tử thô (%) 9 11 5
Tỉ suất tăng dân số tự … … … nhiên Lời giải - Tính toán
+ Công thức: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh thô – tỉ suất tử thô : 10 (%).
+ Áp dụng công thức, tính được bảng dưới đây Ăng-gô-la I-ta-li-a Sing-ga Tỉ suất sinh thô (%) 44 7 9 Tỉ suất tử thô (%) 9 11 5
Tỉ suất tăng dân số tự 3.5 -0.4 0.4 nhiên - Nhận xét
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các quốc gia.
+ Ăng-gô-la có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất (3,5%), Xin-ga-po (0,4%) và I-ta-li-a (-0,4%).
-> Các nước phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, có thể dưới 0. Các
nước kém phát triển, đang phát triển thường có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
Vận dụng trang 79 SGK Địa 10 CTST: Em hãy sưu tầm các thông tin, số liệu về
tình hình phát triển dân số và tác động của quá trình này tại tỉnh hoặc thành phố trực
thuộc Trung ương em đang sống. Lời giải
- Học sinh tìm thông tin qua sách, báo và internet về tỉnh/thành phố mình đang sinh sống hoặc học tập.
- Một số thông tin cơ bản về dân số Thành phố Hà Nội
1. Quy mô và mật độ dân số Quy mô dân số
Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 8.053.663
người, trong đó: Dân số nam là 3.991.919 người, chiếm 49,6%; dân số nữ là
4.061.744 người, chiếm 50,4%. Dân số sống ở khu vực thành thị là 3.962.310 người,
chiếm 49,2% và ở khu vực nông thôn là 4.091.353 người, chiếm 50,8%. Hà Nội là
Thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (8.993.082 người).
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là
2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng
Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm). Mật độ dân số
Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao thứ
hai trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của thành phố
Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước. So với
năm 1999 và năm 2009, mật độ dân số của Thành phố tăng khá nhanh: Năm 2019
tăng 469 người/km2 so với năm 2009 và tăng 833 người/km2 so với năm 1999.
Điều này cho thấy áp lực về cơ sở hạ tầng đối với Thành phố ngày càng lớn.
Năm 2019 mật độ dân số khu vực thành thị lên tới 9.343 người/km2, cao gấp 6,7 lần
khu vực nông thôn. Sau 20 năm, các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và
Cầu Giấy vẫn là những nơi có mật độ dân số cao nhất Thành phố, tương ứng là
37.347 người/km2; 32.291 người/km2; 29.589 người/km2và 23.745 người/km2.
Những quận mới thành lập như Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà
Đông do dân số tăng nhanh đã trở thành những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc
không thua kém các quận trung tâm.
Ở khu vực nông thôn, mật độ dân số chỉ là 1.394 người/km2, cao hơn so với mật độ
dân số bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (1.060 người/km2) và tương
đương với Hải Phòng (1.299 người/km2), Hưng Yên (1.347 người/km2)… Phân bổ
dân số ở các huyện ngoại thành cũng tương đối chênh lệch.
Có thể thấy, mật độ dân số ở Hà Nội khá cao, nhưng phân bố dân số không đồng
đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn và
ngay cả giữa các huyện ngoại thành còn khá lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng. 2. Tỷ số giới tính
Tỷ số giới tính của dân số được tính bằng dân số nam trên 100 dân số nữ, tỷ số giới
tính của dân số Hà Nội có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Nếu như năm 2009 là
96,6 nam/100 nữ thì đến năm 2019 đã tăng lên là 98,3 nam/100 nữ. Nhìn chung, tỷ
số giới tính của Hà Nội có xu hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn tỷ số chung của
cả nước (99,1 nam/100 nữ).
3. Tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số của Hà Nội từ 15 tuổi trở lên
đang có vợ chồng chiếm 69,6%; ly thân hoặc ly hôn chiếm 1,7%. Tỷ lệ này tương
đối đồng đều với tỷ lệ người đang có vợ/chồng chiếm 69,2%; đã ly hôn hoặc ly thân
chiếm 2,1% của cả nước. 4. Giáo dục
Theo kết quả sơ bộ của Tổng điều tra năm 2019, thành phố Hà Nội đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực giáo dục. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên biết đọc, biết viết tăng mạnh sau 10 năm; phổ cập giáo dục tiểu học đã được
thực hiện trên toàn thành phố.