Giải Địa 10 Bài 20: Cơ cấu dân số CTST
Giải Địa 10 Bài 20: Cơ cấu dân số CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương 8: Địa lí dân cư (KNTT)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 20: Cơ cấu dân số CTST
Mở đầu trang 80 SGK Địa 10 CTST
Cơ cấu dân số có những loại nào? Mỗi loại cơ cấu dân số có những đặc điểm gì nổi
bật? Vì sao cơ cấu dân số khác nhau giữa các quốc gia? Lời giải
- Cơ cấu dân số sinh học (giới, tuổi) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa).
- Mỗi loại cơ cấu dân số có những đặc điểm khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến
sự phát triển kinh tế xã hội.
- Các quốc gia khác nhau có nền kinh tế, các điều kiện tự nhiên khác nhau -> Cơ
cấu dân số khác nhau giữa các quốc gia.
I. Cơ cấu sinh học
Câu hỏi trang 80 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào bảng 20.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày quan niệm cơ cấu dân số theo giới.
- Nhận xét tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân của các châu lục, năm 1950 và 2020. Lời giải
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới trên thế giới có hai cách tính. Một là phân chia
tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.
+ Các châu lục có nam nhiều hơn nữ năm 2020: châu Á, châu Đại Dương.
+ Các châu lục có nam ít hơn nữ năm 2020: châu Phi, châu Âu và châu Mĩ.
Câu hỏi trang 81 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thế nào là cơ cấu dân số theo tuổi.
- Trình bày các cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi. Lời giải
* Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp
theo những nhóm tuổi nhất định. * Cách phân chia
- Dựa vào khoảng cách tuổi
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: Có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10 năm.
+ Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau và thường chia thành 3 nhóm tuổi gồm 0
- 14 tuổi, 15 - 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.
- Căn cứ vào tỉ lệ dân số của ba nhóm tuổi trên: Cơ cấu dân số già hay cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu sinh học của dân số, người ta thường sử dụng tháp dân số. Có ba kiểu tháp
dân số cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định.
II. Cơ cấu xã hội
Câu hỏi trang 82 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài,
em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh hoạ. Lời giải
- Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế là sự phân chia hoạt động kinh tế
của dân số theo ba khu vực: khu vực I; khu vực II; khu vực III.
- Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của một quốc gia (Ví dụ: Anh là quốc gia phát triển nên khu vực I chiếm tỉ
trọng rất nhỏ - 1,1%, khu vực III chiếm tỉ trọng rất lớn - 80,8%,…).
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, từng
khu vực trên thế giới (Ví dụ: Giai đoạn 1999 - 2019, khu vực I của Ấn Độ giảm,
khu vực II và III tăng,…).
Câu hỏi trang 83 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình
bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá. Cho ví dụ minh hoạ. Lời giải
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân
cư, đồng thời là một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá, người ta thường dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ (của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).
+ Số năm đi học trung bình của nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực
trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.
Luyện tập và vận dụng trang 83 SGK Địa 10 CTST
Luyện tập trang 83 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào bảng 20.2, em hãy vẽ biểu đồ
thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Bu-run-đi, Ấn Độ và Anh, năm 2019. Lời giải
Vận dụng trang 83 SGK Địa 10 CTST: Em hãy thu thập thông tin về cơ cấu dân
số theo lao động ở Việt Nam. Nhận xét và giải thích những thay đổi trong cơ cấu
dân số theo lao động ở nước ta những năm gần đây. Lời giải
- Học sinh tìm kiếm thông tin trên sách, báo hoặc internet.