-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa 10 Bài 7: Ngoại lực CTST ( có đáp án)
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 7: Ngoại lực CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chương 3: Thạch quyển (KNTT) 69 tài liệu
Địa Lí 10 635 tài liệu
Giải Địa 10 Bài 7: Ngoại lực CTST ( có đáp án)
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 7: Ngoại lực CTST để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Địa 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương 3: Thạch quyển (KNTT) 69 tài liệu
Môn: Địa Lí 10 635 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 10
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 7: Ngoại lực CTST
Mở đầu trang 35 SGK Địa 10 CTST
Ngoại lực là gì? Ngoại lực tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào? Lời giải
- Ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
- Dưới tác động của ngoại lực, các dạng địa hình sẽ bị biến đổi. Ngoại lực phá vỡ,
san bằng địa hình do nội lực tạo nên và hình thành những dạng địa hình mới.
Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
Câu hỏi trang 35 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan
sát các hình 7.1, 7.2, 7.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động
của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải
- Phong hóa xảy ra mạnh nhất trên bề mặt và ở độ sâu không lớn trong vỏ Trái Đất.
Kết quả của quá trình này tạo nên lớp vỏ phong hóa là bước đầu của sự hình thành đất.
- Phong hóa lí học: Tác nhân chủ yếu của phong hóa lí học là sự thay đổi nhiệt độ
đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,...
- Phong hóa hóa học: Do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước
như CO2, O2... thường xảy ra ở vùng khí hậu nóng ẩm.
- Phong hóa sinh học: Trong quá trình sinh trưởng sinh vật đã làm phá huỷ đá và
khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.
Câu hỏi trang 36 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan
sát các hình 7.4, 7.5, 7.6 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tác động
của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất. Lời giải
- Quá trình bóc mòn: di chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó
nhờ các tác nhân ngoại lực. Tuỳ nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có nhiều
tên gọi khác nhau như xâm thực, mài mòn, thổi mòn,…
- Quá trình vận chuyển: di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Vận chuyển có
thể xảy ra do mưa lớn kéo dài, nước ngấm sâu hoặc do nước chảy, gió thổi, băng hà,...
- Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
+ Quá trình bồi tụ do băng hà hình thành các đồi băng tích, cánh đồng bằng tích,...
+ Quá trình bồi tụ do nước hình thành các bãi bồi ở ven sông, các đồng bằng châu thổ.
+ Quá trình bồi tụ do gió tạo nên các đồi cát, cồn cát, cao nguyên hoàng thổ,...
+ Quá trình bồi tụ do sóng hoặc dòng biển tạo nên bãi biển, cồn cát ngầm, doi cát,…
Luyện tập và vận dụng trang 38 SGK Địa 10 CTST
Luyện tập trang 38 SGK Địa 10 CTST: Em hãy lập bảng để phân biệt sự khác
nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và
phong hóa sinh học theo mẫu sau: Các loại phong hóa Nguyên nhân Kết quả Phong hóa lí hóa Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học Lời giải
Sự khác nhau về nguyên nhân và kết quả giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học Các loại Nguyên nhân Kết quả phong hóa Phong hóa
Tác nhân chủ yếu của phong hóa lí học là
Làm khối đá bị tách vỡ, lí học
sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng
tạo ra các dạng địa hình
băng của nước, sự kết tinh của muối,... khác.
Ngoài ra, tác động và đập của sóng, nước
chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của
con người cũng làm phá huỷ đá. Phong hóa
Do tác động của nước và các chất khí dễ Tạo nên những dạng địa hóa học
hòa tan trong nước như CO2, O2... hình cacxtơ trên mặt và
thường xảy ra ở vùng khí hậu nóng ẩm cacxtơ ngầm rất độc đáo.
có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa
tan như đá vôi, thạch cao,... dưới tác
động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí cacbonic. Phong hóa
Trong quá trình sinh trưởng sinh vật đã Rễ cây phát triển làm nứt sinh học
làm phá huỷ đá và khoáng vật cả về mặt
vỡ đá; các loại nấm, vi cơ giới và hóa học.
khuẩn tiết ra các chất hữu
cơ làm biến đổi tính chất của đá.
Vận dụng trang 38 SGK Địa 10 CTST: Kể tên một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam Lời giải
Một số địa danh có địa hình cacxtơ ở Việt Nam
- Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
- Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
- Một số hang động: Phong Nha (Quảng Bình), Hương Tích (Hà Nội), Tam Cốc -
Bích Động, Thiên Hà (Ninh Bình),…