-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Hóa 10 Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
Giúp các bạn học sinh củng cố được kiến thức về bảng tuần hoàn, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất, từ đó biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác. Mời các bạn cùng tham khảo.
Chủ đề: Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (KNTT)
Môn: Hóa học 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Hóa 10 Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình
electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
A. Tóm tắt hóa 10 bài 11
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 3 nguyên tắc
Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (Chu kì).
Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).
b) Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô gọi là ô nguyên tố. c) Chu kì
Mỗi hàng là 1 chu kì. Bảng gồm 7 chu kì:
+ Có 3 chu kì nhỏ: 1, 2, 3.
+ Có 4 chu kì lớn: 4, 5, 6, 7.
Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số lớp electron như nhau.
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó. d) Nhóm
- Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn, từ IA → VIIIA.
+ Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA.
+ Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA → VIIIA.
- Nhóm B: từ IIIB → VIIIB và IB, IIB.
+ Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố ở chu kì lớn.
+ Nguyên tố thuộc nhóm B là các nguyên tố d và f.
2. Sự biến đổi tuần hoàn
a) Cấu hình electron của nguyên tử
Số electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ 1 → 8 thuộc các
nhóm từ IA → VIIIA. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
b) Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm
điện của các nguyên tố
3. Định luật tuần hoàn
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất
tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Giải bài tập Hóa 10 bài 11
Bài 1 trang 53 SGK Hóa 10
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi
chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta
sắp xếp thành dãy các nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.
Bài 2 trang 53 SGK Hóa 10
Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.
D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết Câu sai C
Bài 3 trang 54 SGK Hóa 10
Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố
giàm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích
hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài
cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài
cùng tăng dần nên tính phi kim tăng dần.
Bài 4 trang 54 SGK Hóa 10
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào
gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điểm số
electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết Nhóm A:
Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng (cũng đồng thời là số
electron hóa trị) của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.
Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.
Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIA
đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm
hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố
là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A
trùng với số thứ tự của nhóm.
Bài 5 trang 54 SGK Hóa 10
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết a) Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28.
Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28
Các nguyên tử có Z < 83 thì
1 ≤ N/Z ≤ 1,5 → Z ≤ N ≤ 1,5Z
2Z + Z < N + 28 – N < 1,5N + 2Z
3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.
Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9 A = Z + N Z = 8 → N = 12 Z = 9 → N = 10
Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16)
Nếu Z = 9 → A = 19 (chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19
b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:
Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Bài 6 trang 54 SGK Hóa 10
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Lớp electron ngoài cùng là lớp electron thứ mấy?
c) Viết số electron ở từng lớp electron.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.
b) Nguyên tố có 3 lớp electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.
c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.
Bài 7 trang 54 SGK Hóa 10
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về
khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí
với hiđro của nó là RH2, trong phân tử RH2, có 5,88% H về khối lượng nên R có 100 – 5,88
= 94,12% về khối lượng.
Trong phân tử RH2, có: 5,88% H là 2u 94,12% R là xu
Giải ra ta có x ≈ 32. Nguyên tử khối của R = 32. R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.
Bài 8 trang 54 SGK Hóa 10
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, oxit cao nhất của nó chứa 53,3% H về
khối lượng. Tìm nguyên tử khối nguyên tố đó.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức oxit
cao nhất của R là RO2, trong phân tử RO2, có 53,3% oxi về khối lượng nên R có 100 – 53,3 = 46,7% về khối lượng.
Trong phân tử RO2 có: 53,33% O là 32u 46,7% R là yu
Giải ra ta được y ≈ 28. Nguyên tử khối là R = 28.
Vậy R là Si. Công thức phân tử là SiH4 và SiO2
Bài 9 trang 54 SGK Hóa 10
Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định kim loại đó.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II. M + H2O → M(OH)2 + H2 M g 22,4 lít 0,6 g 0,336 lít M x 0,336 = 0,6 x 22,4.
Giải ra ta có M = 40. Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.
C. Giải SBT Hóa 10 bài 11
Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa Hóa 10 bài 11, để củng cố nâng cao kiến thức
bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung
làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng
như làm bài tập. VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách bài tập
tại: Giải SBT Hóa 10 Bài 11
D. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 11
Câu 1: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
C. số khối và số electron hóa trị.
D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
Câu 2: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau: [Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A. (3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim; (2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6