-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học KNTT
Hy vọng tài liệu sẽ cũng cấp các nội dung kiến thức hữu ích trong quá trình học tập môn Hóa học 10. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Chủ đề: Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn (KNTT)
Môn: Hóa học 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức
I. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1 trang 31 SGK Hóa 10 KNTT
Theo tiến trình lịch sử, các nhà khoa học đã phân loại các nguyên tố hóa học dựa trên các cơ sở nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Năm 1789, A. Lavoisier xếp 33 nguyên tố hóa học thành nhóm các chất khí, kim loại, phi kim và “đất”.
Năm 1829, Đô – be -rai – nơ phân loại các nguyên tố thành các nhóm có tính chất hóa học giống nhau.
Năm 1866, J. Newlands đã xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử
thành các octave (quãng tám), trong đó nguyên tố thứ 8 lặp lại tính chất của nguyên tử đầu tiên.
Năm 1869, hai nhà hóa học, D. I. Mendeleev và J. L. Meyer đã sắp xếp các nguyên tố theo chiều
tăng khối lượng nguyên tử vào các hàng và cột, bắt đầu mỗi hàng (bảng của Mendeleev) hoặc cột
mới (bảng của Meyer) khi các tính chất của nguyên tố bắt đầu lặp lại.
II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Câu 2 trang 31 SGK Hóa 10 KNTT
Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc, nguyên tắc nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tử khối tăng dần.
B. Cùng số lớp electron xếp cùng cột.
C. Điện tích hạt nhân tăng dần.
D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Đáp án C
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
+ Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
+ Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
III. Cấu tạo của bảng tuần hoàn
Câu 3 trang 33 SGK Hóa 10 KNTT
Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì? Lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết:
Số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, tên nguyên tố và nguyên tử khối trung bình,…
Ví dụ: Ô nguyên tố Aluminium
các thông tin có trong ô nguyên tố aluminium:
Số hiệu nguyên tử là 13
=> Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 13
Kí hiệu nguyên tố hóa học: Al Tên nguyên tố: Aluminium
Nguyên tử khối trung bình = 26,982
Câu 4 trang 33 SGK Hóa 10 KNTT
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu hình electron và số electron hóa trị của các nguyên tố C, Mg và Cl
Hướng dẫn trả lời câu hỏi C (Z = 6)
Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p2
=> có 4 electron hóa trị Mg (Z = 12)
Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s2
=> có 2 electron hóa trị Cl (Z = 17)
Cấu hình electron của nguyên tố : 1s22s22p63s23p5
=> có 7 electron hóa trị
Câu 5 trang 33 SGK Hóa 10 KNTT
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết 12Mg, 15P, 26Fe, 18Ar thuộc loại nguyên tố nào sau đây. a) s, p, d hay f ?
b) phi kim, kim loại hay khí hiếm?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi a)
Nguyên tố Mg là nguyên tố họ s
Nguyên tố P là nguyên tố họ p
Nguyên tố Fe là nguyên tố họ d
Nguyên tố Ar là nguyên tố họ p b)
Dựa vào bảng tuần hoàn, xác định: nguyên tố Mg, Fe là kim loại; nguyên tố P là phi kim; nguyên tố Ar là khí hiếm.
Câu 6 trang 33 SGK Hóa 10 KNTT
Nguyên tố phosphorus có Z = 15, có trong thành phần của một loại phân bón , diêm, pháo hoa;
nguyên tố calcium có Z = 20, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là xương và răng.
Xác định vị trí của 2 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s,
p hay d; là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Phosphorus (Z = 15)
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
+ P nằm ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA, thuộc loại nguyên tố p, là phi kim Calcium (Z = 20)
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
Ca nằm ở ô số 20, chu kì, nhóm IIA, thuộc loại nguyên tố s, là kim loại
Câu 7 trang 33 SGK Hóa 10 KNTT
Sulfur (S) là chất rắn, xốp, màu vàng nhạt ở điều kiện thường. Sulfur và hợp chất của nó được sử
dụng trong acquy, bột giặt, thuốc diệt nấm; do dễ cháy nên S còn được dùng để sản xuất các loại
diêm, thuốc sung, pháo hoa,…Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố S nằm ở chu kì 3, nhóm VIA.
a) Nguyên tử của nguyên tố S có bao nhiêu electron thuộc lớp ngoài cùng?
b) Các electron lớp ngoài cùng thuộc những phân lớp nào
c) Cấu hình electron nguyên tử S
d) S là nguyên tố kim loại hay phi kim?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) S có 6 electron lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron của sulfur: 1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng gồm 2 phân lớp s và p. 2 electron ở phân lớp s và 4 electron ở phân lớp p.
c) Cấu hình electron của sulfur: 1s22s22p63s23p4
d) S thuộc nhóm VIA, là nguyên tố họ p nên S là nguyên tố phi kim