Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp | Kết Nối Tri Thức
Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 26, 27, 28, 29, 30, 31.
Chủ đề: Chủ đề 1: Phát huy truyền thống nhà trường (KNTT)
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hoạt động 1
Tìm hiểu biểu hiện của chủ động trong các môi trường học tập, giao tiếp
Câu 1. Chia sẻ với các bạn về sự chủ động trong học tập, giao tiếp trong các môi trường.
Câu 2. Thảo luận, xác định những việc cần làm để thể hiện sự chủ động trong các môi
trường học tập, giao tiếp khác nhau. Gợi ý đáp án
Câu 1. Chia sẻ với các bạn về sự chủ động trong học tập, giao tiếp trong các môi trường: Ở trường, lớp:
● Tích cực phát biểu, xây dựng bài.
● Chủ động chia sẻ với thầy cô, bạn bè. Ở nhà:
● Tự giác ôn bài, chuẩn bị bài cho buổi học tiếp theo.
● Chủ động chia sẻ với người thân về học tập. Thực tiễn xã hội:
● Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế.
● Chủ động chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ mọi người.
Ở các trung tâm câu lạc bộ:
● Tìm hiểu kiến thức bài học. ● Chủ động làm quen.
Câu 2. HS tự thảo luận, xác định những việc cần làm để thể hiện sự chủ động trong
các môi trường học tập, giao tiếp khác nhau. Hoạt động 2
Tìm hiểu biểu hiện của tự tin, thân thiện trong giao tiếp
Thảo luận để xác định những biểu hiện của sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp ở trường. Gợi ý đáp án
Xác định những biểu hiện của sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp ở trường:
Biểu hiện của ứng xử tự tin trong giao tiếp:
● Bình tĩnh và nhìn vào người giao tiếp.
● Lời nói làm cho người khác vui, phấn khích, bớt lo lắng, làm vừa lòng nhau.
● Trang phục gọn gàng, thân thiện, tạo thiện cảm với mọi người.
● Tự ti xử lí các tình huống trong giao tiếp.
● Tập trung vào mục đích giao tiếp, không lơ đãng, xao nhãng sang chuyện khác.
● Biểu hiện của ứng xử thân thiện trong giao tiếp: Vui vẻ, hòa đồng,... Hoạt động 3
Thể hiện sự chủ động học tập, giao tiếp trong các môi trường
Thảo luận để xác định cách thể hiện sự chủ động, tự tin trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Minh là một học sinh khá trong lớp. Trong giờ học, khi thầy, cô giáo
nêu câu hỏi, Minh chỉ trả lời khi được chỉ định.
Tình huống 2: Sơn và Hằng cùng học chung lớp. Thầy giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ
cho hai bạn chuẩn bị chung một bài thuyết trình về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa
phương để trình bày trước lớp vào tuần tới. Nhưng còn hai ngày nữa phải lên thuyết trình thì Hằng bị ốm.
Tình huống 3: Thủy cùng các bạn tham gia Câu lạc bộ Ngoại ngữ. Nhóm của Thủy
được phân công chuẩn bị một tiểu phẩm bằng tiếng Anh. Thủy được các bạn trong
nhóm phân công xây dựng kịch bản nhưng kĩ năng tiếng Anh của bạn chưa được tốt.
Tình huống 4: Đạt rất muốn vận dụng kiến thức của mình vào công tác tuyên truyền
bảo vệ môi trường ở địa phương nhưng bạn băn khoăn không biết nên thực như thế nào. Gợi ý đáp án
Cách thể hiện sự chủ động, tự tin trong các tình huống:
● Tình huống 1: là một học sinh khá trong lớp, Minh nên tự tin, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến.
● Tình huống 2: Sơn chủ động giúp đỡ và hướng dẫn để Hằng hoàn thành bài thuyết trình đúng hạn.
● Tình huống 3: Có thể phân công lại công việc trong nhóm để thích hợp hơn với
Thủy, hoặc cả nhóm cùng giúp đỡ, hướng dẫn Thủy xây dựng kịch bản.
● Tình huống 4: Đạt nên mạnh dạn nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của bố mẹ để bố mẹ có
những định hướng, tư vấn đúng đắn. Nhờ sự hướng dẫn, tư vấn của những
người có trách nhiệm quản lí tại địa phương. Hoạt động 4
Thực hành giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với bạn bè trong trường học
Thảo luận để nhận biết cách ứng xử trong các tình huống dưới đây và đề xuất cách ứng xử phù hợp:
Tình huống 1: Bảo là một học sinh giỏi trong lớp. Nhiều khi các bạn hỏi Bảo về cách
giải bài tập khó, Bảo thường từ chối.
Tình huống 2: Lớp 10A tổ chức bầu lớp trưởng. Tuấn tín nhiệm giới thiệu Trang. Bản
thân Trang thấy mình có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đó. Nhưng khi thấy một số bạn
khác tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến giới thiệu của Tuấn, Trang nhất định từ
chối, đòi gạch tên mình trong danh sách đề cử.
Tình huống 3: Linh không những hát hay mà còn học giỏi nên được nhiều bạn trong
lớp yêu mến. Tuy nhiên, vẫn có một số bạn nói xấu Linh khiến Linh rất buồn và
không muốn tham gia các Hoạt động văn nghệ của trường, lớp. Gợi ý đáp án
Nhận xét cách ứng xử trong các tình huống và đề xuất cách ứng xử phù hợp: - Tình huống 1:
● Nhận xét cách ứng xử: Bảo ứng xử chưa phù hợp, khi Bảo là học sinh giỏi, các
bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó nhưng Bảo từ chối không giúp đỡ.
● Đề xuất cách ứng xử phù hợp: Khi các bạn hỏi Bảo về cách giải bài tập khó,
Bảo nên giúp đỡ, hướng dẫn và giảng giải cho các bạn cách giải bài. - Tình huống 2:
● Nhận xét cách ứng xử: Cách ứng xử của Trang chưa phù hợp, nhất định từ
chối, đòi gạch tên mình ra khỏi danh sách khi các bạn không đồng tình với ý
kiến giới thiệu Trang của Tuấn.
● Đề xuất cách ứng xử phù hợp: Trang vẫn nên để nguyên tên mình trong danh
sách đề cử, thuyết phục với các bạn trong lớp bằng lời nói và hành động để các bạn có thêm niềm tin. - Tình huống 3:
● Nhận xét cách ứng xử: Linh không nên có thái độ buồn bã và không muốn
tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, lớp.
● Đề xuất cách ứng xử phù hợp: Linh nên nói chuyện thẳng thắn với các bạn, để
các bạn không có thái độ ghen tị và nói xấu Linh như vậy nữa. Hoạt động 5
Thực hành giao tiếp, ứng xử với thầy, cô giáo
Câu 1. Xây dựng kịch bản thể hiện sự giao tiếp, ứng xử phù hợp với thầy, cô giáo theo nội dung sau:
Để chuẩn bị cho một Hoạt động chung của nhà trường, các bạn trong lớp của Hiếu
chia thành ba nhóm để thực hiện ba nhiệm vụ khác nhau: văn nghệ, triển lãm và
thuyết trình. Hiếu được thầy giáo phân công vào nhóm thuyết trình, nhưng nhiệm vụ
này không phù hợp với sở thích, khả năng của Hiếu. Trong khi đó, nhóm triển lãm
đang thiếu người có năng khiếu vẽ như Hiếu.
Câu 2. Thực hiện kịch bản đã xây dựng bằng hình thức kịch tương tác. Gợi ý đáp án
Xây dựng kịch bản thể hiện sự giao tiếp, ứng xử phù hợp với thầy, cô giáo theo nội dung sau:
Để chuẩn bị cho một hoạt động chung của nhà trường, các bạn trong lớp của Hiếu chia
thành ba nhóm để thực hiện ba nhiệm vụ khác nhau: văn nghệ, triển lãm và thuyết
trình. Hiếu được thầy giáo phân công vào nhóm thuyết trình, nhưng nhiệm vụ này
không phù hợp với sở thích, khả năng của Hiếu. Trong khi đó, nhóm triển lãm đang
thiếu người có năng khiếu vẽ như Hiếu.
Câu 2. Thực hiện kịch bản đã xây dựng bằng hình thức kịch tương tác. Hoạt động 6
Thực hành ứng xử phù hợp giao tiếp trong gia đình
Câu 1. Chia sẻ về cách ứng xử phù hợp trong giao tiếp ở gia đình.
Câu 2. Thảo luận để xác định cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Chiều tối mẹ đi làm về thấy cơm chưa nấu, nhà cửa chưa dọn, mẹ rất bực.
Tình huống 2: Sau buổi họp với giáo viên chủ nhiệm, về nhà bố Thanh rất buồn vì kết
quả học tập của Thanh. Gợi ý đáp án Câu 1
Gia đình bao gồm một nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa
dưỡng. Gia đình có đặc trưng giới tính thông qua quan hệ hôn nhân, sống cùng nhau.
Cách ứng xử phù hợp trong giao tiếp ở gia đình:
- Con cái tôn trọng, lễ phép với bố mẹ
- Bố mẹ tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con cái.
- Quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của người thân.
- Giúp đỡ nhau trong công việc nhà.
- Hãy làm tấm gương sáng để con noi theo
- Cho phép con làm những gì con muốn trong khuôn khổ
- Khen thưởng, tạo động lực cho con khi cần thiết
- Cho con cơ hội sửa chữa lỗi lầm
- Đừng ngại nói lời “xin lỗi” và “cảm ơn” với con
- Tinh tế và khéo léo khi giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái
Câu 2. Xác định cách ứng xử phù hợp trong các tình huống:
Tình huống 1: Mẹ nên hỏi rõ người con nguyên nhân tại sao chưa giúp đỡ mẹ dọn dẹp
nhà cửa, chưa nấu cơm. Nếu lí do chính đáng, hai mẹ con có thể cùng nhau dọn dẹp
nhà cửa, nấu cơm. Nếu không có lí do chính đáng, cần cho người con hứa lần sau
không được mắc lỗi mải chơi mà quên mất nhiệm vụ của mình.
Tình huống 2: bố Thanh nên trò chuyện, động viên, tìm ra nguyên nhân khiến kết quả
học tập của Thanh kém, từ đó để Thanh hứa cố gắng và tìm cách khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động 7
Rèn luyện tính chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp
Câu 1. Thực hiện những việc cần làm để rèn luyện tính chủ động học tập ở trường, ở
nhà, câu lạc bộ và ngoài xã hội. Gợi ý đáp án
Thực hiện những việc cần làm để rèn luyện tính chủ động học tập ở trường, ở nhà, câu
lạc bộ và ngoài xã hội:
● Thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu của trường, lớp.
● Áp dụng các phương pháp học tập phù hợp với từng môn.
● Cùng bạn học nhóm, trao đổi bài, giúp đỡ nhau trong học tập.
● Tự giác làm bài tập ở nhà đầy đủ, chuẩn bị kĩ bài mới trước khi đến lớp.
● Tham gia các hoạt động phát triển năng khiếu, các câu lạc bộ về các môn học,
thể thao do nhà trường tổ chức.
● Khai thác kiến thức bài học qua mạng xã hội, chủ động học oline khi có yêu cầu.
Câu 2. Thực hiện những việc cần làm để rèn luyện tính chủ động, tự tin, thân thiện,
phù hợp trong giao tiếp ở nhà trường, gia đình và xã hội. Gợi ý đáp án
● Giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn; tích cực tham gia các công việc chung của lớp.
● Chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bố mẹ, ông bà, anh chị em và người thân.
● Thân thiện với những người xung quanh nơi em ở, tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức.
● Thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh nơi công cộng.