-
Thông tin
-
Quiz
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 3 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 3 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt môn Trải nghiệm, hướng nghiệp 10, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 3 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 3 chủ đề 2 Chân Trời Sáng Tạo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt môn Trải nghiệm, hướng nghiệp 10, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh (CTST) 9 tài liệu
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
- Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng (CD) (8)
- Chủ đề 6: Hành động vì môi trường (CD) (1)
- Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp (CD) (7)
- Chủ đề 8: Chọn nghề, chọn trường (CD) (6)
- Chủ đề 9: Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp (CD) (5)
- Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống (CTST) (7)
- Chủ đề 3: Giữ gìn truyền thống nhà trường (CTST) (8)
- Chủ đề 4: Thực hiện trách nhiệm với gia đình (CTST) (7)
- Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình (CTST) (6)
- Chủ đề 6: Vận động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động xã hội (CTST) (7)
Preview text:
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Hoạt động 3 chủ đề 2
Xây dựng quan điểm sống - Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 19 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ với các bạn về một số biểu hiện của
người có tư duy phản biện Trả lời:
Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện:
1. Dễ dàng giao tiếp với người không cùng quan điểm
Có thể tiếp xúc và đối thoại dễ dàng với những người không cùng ý kiến, quan điểm là
một trong những biểu hiện rõ nét nhất thể hiện bạn là người có tư duy phản biện. Điều
này thể hiện bạn là những người có khả năng giao tiếp tốt, không ngại những xung đột,
cạnh tranh có thể phát sinh trong khi trò chuyện với đối phương.
2. Có thói quen tham khảo và tìm kiếm thông tin đa chiều
Là một người có tư duy phản biện, chắc chắn bạn sẽ không cho phép mình chỉ lắng nghe
thông tin từ một phía duy nhất.
3. Luôn đặt ra nhiều câu hỏi
Liên tục đặt các câu hỏi là một trong những thói quen làm việc của người có tư duy phản
biện. Bạn luôn tò mò với tất cả những thông tin, sự vật, hiện tượng liên quan tới công
việc của mình và có đôi khi sự tò mò của bạn cũng khiến cho người khác cảm thấy khó
chịu phần nào. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn nắm rõ
những nhiệm vụ, công việc mà mình phụ trách, để từ đó có cách suy xét đúng hướng
trước khi phát biểu quan điểm và triển khai hành động
4. Bị thu hút bởi cách thức hoạt động của mọi thứ
Tập trung và bị hấp dẫn bởi sự hoạt động của mọi thứ xung quanh là cách mà bạn thể
hiện mình không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Câu 2 trang 19 Hoạt động trải nghiệm 10: Thảo luận về cách tư duy phản biện khi
đánh giá sự vật, hiện tượng theo hướng dẫn sau:
Cách tư duy phản biện Gợi ý
1. Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin - Tôi đã biết gì về thông tin này? Tôi muốn
và nhận định khách quan về vấn đề.
biết gì thêm và để chứng minh điều gì?...
- Thông tin này có từ đâu, có đáng tin cậy?
Tại sao người ta lại nói với mình thông tin này?...
- Nếu có A thì có B; nhưng có A mà không
có B thì sẽ thế nào?...
2. Suy nghĩ thấu đáo, xác minh thông tin - Không vội đồng ý hay phản đối ý kiến
trước khi chấp nhận ý kiến của người khác. của người khác khi mình chưa kiểm tra
thông tin, chưa suy nghĩ và phân tích thấu đáo.
- Đưa ra ý kiến để trao đổi, chia sẻ và phản
biện lại ý kiến của người khác khi đã suy nghĩ thấu đáo.
3. Trả lời các câu hỏi, trình bày quan điểm - Tìm và đối chiếu bằng chứng từ các
dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí.
nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Trình bày mạch lạc, lập luận logic. Trả lời:
- HS thảo luận, tham khảo một số ví dụ về tư duy phản biện:
+ Một người y tá điều trị sẽ dùng các kỹ năng tư duy phản biện để phân tích những ca
bệnh và quyết định quy trình mà bệnh nhân cần được điều trị.
+ Một người thợ sửa ống nước sẽ dùng kỹ năng tư duy phản biện để nhận định vật liệu
nào phù hợp nhất với công việc cụ thể.
+ Một luật sư xem xét bằng chứng và đưa ra chiến lược để thắng kiện hoặc quyết định có
nên dàn xếp ngoài tòa án hay không.
+ Người quản lý phân tích, nghiên cứu các biểu mẫu phản hồi của khách hàng và sử dụng
thông tin này để phát triển một buổi đào tạo về dịch vụ khách hàng cho nhân viên.
+ Một công ty xây dựng phải xác định tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn trên một địa
điểm xây dựng để đảm bảo nhân viên của họ làm việc an toàn nhất có thể. Nếu không có
phân tích này, có thể xảy ra thương tích hoặc thậm chí tử vong, gây ra tình trạng đau khổ
nghiêm trọng cho lực lượng lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty
(chưa kể đến bất kỳ hậu quả pháp lý sau này).
Câu 3 trang 20 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ cách em tư duy phản biện với các ý
kiến về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Trả lời:
Chia sẻ về những cách tư duy phản biện:
- Thông qua thời gian và nỗ lực, bạn có thể cải thiện khả năng và quá trình ra quyết định
của mình bằng cách đánh giá tất cả thông tin có sẵn.
- Việc phán đoán nhanh một tình huống và chuyển sang việc khác có thể bị hấp dẫn,
nhưng việc áp dụng tư duy phản biện thường sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.
- Cân nhắc chuẩn bị danh sách những ưu và khuyết điểm, trên tinh thần hoặc trên giấy và
đánh giá một cách nghiêm túc mọi thứ từ góc độ của người khác.