-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh | Chân trời sáng tạo
Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh.
Chủ đề: Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh (CTST)
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Chủ đề 1: Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh Nhiệm vụ 1 Câu 1
Chỉ ra những phẩm chất cần có của người học sinh trong các biểu hiện dưới đây: Trả lời:
Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về mình và trái với quy định
=> Làm chủ được bản thân
Lòng tự trọng cao, tự giác làm việc, không để ai nhắc nhở.
=> Lòng tự trọng cao, tự giác làm việc
Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
=> Tự giác hoàn thành nhiệm vụ
Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ.
=> Luôn giữ đúng lời hứa
Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường, lớp và cộng đồng. => Tính kỉ luật cao
Chủ động trong giao tiếp ở các môi trường khác nhau.
=> Khả năng giao tiếp tốt
Sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động.
=> Giúp đỡ mọi người xung quanh
Chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.
=> Chủ động trong học tập Câu 2
Chia sẻ với thầy cô và các bạn những biểu hiện của các phẩm chất mà em có. Trả lời:
Những phẩm chất mà em có:
- Làm chủ được bản thân. - Giữ đúng lời hứa.
- Giúp đỡ mọi người xung quanh. Nhiệm vụ 2 Câu 1
Chỉ ra những biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao. Trả lời:
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
=> Có trách nhiệm hoàn thành bài tập mà không cần ai nhắc nhở
- Dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.
=> Có trách nhiệm về việc làm của mình
- Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình nói ra.
=> Có trách nhiệm với lời nói của mình
- Đổ lỗi cho người khác khi nhiệm vụ nhóm không hoàn thành.
=> Chưa có trách nhiệm với công việc của mình được giao - Chối bỏ lời đã nói
=> Hành động chưa có trách nhiệm với lời nói, với những gì mình đã làm. Câu 2
Xác định những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ. Trả lời:
Những vấn đề thường đặt ra:
- Tôi có đủ năng lực để thực hiện không?
- Tôi có đủ thời gian để làm không?
- Tôi có đủ phương tiện để hoàn thành không?
- Tôi có đủ khả năng để giữ lời hứa không?
- Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm thế nào trước những gì mình nói và mình làm? Nếu............. Thì...........
thiếu/ chưa đủ năng lực thực - Cần học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nguồn thông hiện công việc
tin khác nhau để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.
- Cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động khác để có
thiếu/ chưa đủ thời gian thực - Cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động khác để có thêm hiện thời gian
- Cần tập trung cao độ hơn
- Cần để một khoảng thời gian trống, dự phòng cho những việc đột xuất
thiếu/ chưa đủ các phương
- Cần tìm nguồn để có thể mượn phương tiện cân
tiện, điều kiện hỗ trợ khác thiết.
- Cần huy động sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô, bạn bè,...
thành viên khác trong nhóm - Cần mình sẵn sàng hỗ trợ người khác ở công việc
không đủ năng lực, thời mình có thế mạnh.
gian, phương tiện để hoàn
thành nhiệm vụ chung của nhóm Câu 3
Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và đề xuất cách khắc phục. Trả lời:
- Nguyên nhân khiến cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc:
+ Chủ quan, dựa dẫm vào người khác. + Không có trách nhiệm.
+ Làm quá nhiều công việc cùng một lúc. + … - Cách khắc phục:
+ Tự chủ động trong mọi công việc, nêu cao tinh thần học hỏi.
+ Ý thức được việc làm của bản thân và chịu trách nhiệm với nó.
+ Có thời gian biểu hợp lý, phân chia công việc rõ ràng. +… Nhiệm vụ 3 Câu 1
Xác định cách thể hiện trách nhiệm trong các trường hợp dưới đây và nêu ví dụ cụ thể. Trả lời:
Trường hợp 1: Được giao một công việc gì đó nhưng mình không đủ năng lực để thực hiện.
- VD: Khả năng tiếng anh của mình kém nhưng khi đi làm quản lí kêu mình phải dịch
một bản hợp đồng sang tiếng việt và mình không đủ khả năng để thực hiện nó.
Trường hợp 2: Được giao cho nhiệm vụ nào đó nhưng vì thời gian quá ít và không thể hoàn thành nó.
- VD: Làm bài tập nhóm, các bạn giao nhiệm vụ mình sưu tầm bài văn với thời gian
hoàn thành là 1 ngày và mình không thể hoàn thành nó được.
Trường hợp 3: Được giao nhiệm vụ nhưng không có phương tiện và không thực hiện
được nhiệm vụ như đã giao.
VD: Mẹ nói bạn mang bánh qua cho bà lúc 7 giờ nhưng vì đi giữa đường xe bị hỏng
và bạn không thể đến đúng giờ như mẹ đã dặn. Câu 2
Đóng vai các nhân vật thể hiện trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các tình huống dưới đây: Trả lời:
- Tình huống 1: Nếu là một thành viên trong nhóm của bạn H em sẽ hỏi bạn làm đến
đâu rồi. Nếu như con nhiều thì em sẽ nói các bạn phân công ra mỗi bạn làm một phần.
Nếu còn ít em sẽ làm giúp bạn H để bạn có buổi sinh nhật thật vui vẻ và để nhóm kịp
thời gian trình bày bài trước lớp.
- Tình huống 2: Em và T sẽ cùng nhau sưu tầm tranh ảnh và cùng nhau đi in để hòan thành nhiệm vụ.
- Tình huống 3: Em sẽ phát động cả lớp mỗi bạn sẽ chuẩn bị một tác phẩm, chọn lọc
ra những bài hay và đặc sắc nhất để trình bày vào bài báo tường của lớp. Câu 3
Chia sẻ với thầy cô và các bạn về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện
tính trách nhiệm và hỗ trợ người cùng tham gia. Trả lời: - Thuận lợi:
+ Bản thân nhanh thích nghi.
+ Mọi người tham gia đều có tính tự giác, tích cực giúp đỡ nhau. - Khó khăn:
+ Đôi khi bản thân còn ham chơi, chưa thực sự chú tâm.
+ Một số cá nhân chưa thực sự cố gắng. Nhiệm vụ 4 Câu 1
Trao đổi với bạn về cách thể hiện sự chủ động. Trả lời:
- Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về mình và trái với quy định
- Lòng tự trọng cao, tự giác làm việc, không để ai nhắc nhở.
- Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ.
- Chủ động trong giao tiếp ở các môi trường khác nhau.
- Sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động. Câu 2
Đóng vai M. để thể hiện sự tự chủ trong tình huống sau: Trả lời:
Nếu là M em sẽ tự xem xét bản thân mình có thế mạnh, tự tin về môn nào nhất thì em
sẽ tham gia đội tuyển của môn đó để rèn luyện thêm chuẩn bị cho kì thi.
Câu 3 trang 10 Hoạt động trải nghiệm 10 : Chia sẻ thêm những tình huống rèn luyện
để trở thành người tự chủ trong công việc của em. Trả lời:
- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân
trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái
đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất
đoàn kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...). Nhiệm vụ 5 Câu 1
Đóng vai xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Em đang quyết tâm đạt được điểm cao trong bài kiểm tra lần này. Em
đã làm gần xong, tuy nhiên đến bài cuối, em lại quên mất công thức.
Trong tình huống này em sẽ xử lí thế nào?
- Tình huống 2: Giáo viên chủ nhiệm nói với cả lớp rằng cô Hiệu trưởng khiển trách
lớp hôm nay không tuân thủ nội quy khi tham gia buổi sinh hoạt dưới cờ. Lớp ngồi
lộn xộn, thiếu nền nếp, rất ồn ào và chưa thuộc bài hát truyền thống của nhà trường.
Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm thế nào?
- Tình huống 3: T. là lớp trưởng hăng hái, tích cực và có thành tích học tập tốt. Tuy
nhiên, tháng này T. có biểu hiện học sa sút. Thầy giáo chủ nhiệm hỏi lí do vì sao, T.
trả lời là do bận việc của lớp và phải dành nhiều thời gian để hỗ trợ các bạn học tập.
Theo em, người có lòng tự trọng cao thì nên ứng xử như thế nào? Trả lời: - Tình huống 1:
Kiên quyết không quay cóp, nếu không nhớ công thức chấp nhận bị điểm kém để củng
cố sự cố gắng trong học tập. - Tình huống 2:
Nếu là lớp trưởng em sẽ nhận trách nhiệm khi không quản lí tốt và cố gắng hơn. - Tình huống 3:
Người có lòng tự trọng cao cần biết nhận lỗi và không tìm lí do ở hoàn cảnh. Câu 2
Trao đổi với bạn về tầm quan trọng của việc nâng cao lòng tự trọng ở mỗi học sinh. Trả lời:
Khi có tính tự chủ, mỗi người sẽ tự hình thành ý thức tự giác cao trong mọi công việc
cũng như trong quá trình học tập, tự chủ trong mọi hành động của chính bản thân
mình sẽ giúp cho bản thân hiểu mình cần phải làm những gì, xác định được trong
khoảng thời gian nhất định sẽ thực hiện những công việc gì. Thông qua việc đó sẽ
giúp cho mỗi cá nhân có thể đánh giá được chính năng lực của bản thân mình, đồng
thời giúp hoàn thiện công việc trong khoảng thời gian sớm nhất. Nhiệm vụ 6 Câu 1
Đóng vai xử lí tình huống. - Tình huống 1:
Có một chồng bát đĩa đang chìm trong chậu cần em rửa. Em nói với mẹ là em sẽ rửa
ngay nhưng em thấy rất ngại và muốn trì hoãn lại chút nữa.
Hãy đưa ra các lí do thuyết phục bản thân cần phải đi rửa bát ngay để thực hiện kế
hoạch rèn luyện ý chí của mình. - Tình huống 2:
Ngày chủ nhật em loay hoay giải bài tập mãi chưa xong, chỉ vài phút nữa là đến giờ đi
chơi cùng bạn. Em phân vân hay là mở phần lời giải cuối sách để chép.
Trong tình huống này, em quyết định làm gì? Vì sao? - Tình huống 3:
Em đang rất muốn ăn một món ngon, nhưng đó lại là món bác sĩ khuyên em không
được ăn để đảm bảo sức khỏe.
Lúc đó em nghĩ gì? Em sẽ quyết định như nào? Trả lời:
Tình huống 1: Em cần rửa bát ngay vì đó là một thói quen tốt, để bát lâu sinh vi khuẩn
không tốt, việc gì có thể làm được thì nên làm luôn vì sau đấy có thể bận và quên mất công việc.
Tình huống 2: Em quyết định tự giải vì nếu chép lời giải sẽ tạo thói quen lười suy
nghĩ, không tìm tòi, em chỉ nên so đáp án và đọc lời giải khi có cách làm của mình.
Tình huống 3: Em quyết định không ăn và nghĩ đến hậu quả mà mình có khi ăn nó, sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe. Câu 2
Chia sẻ những tình huống nhờ sự nỗ lực ý chí mà em đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. Trả lời:
- Học sinh thảo luận và nêu tình huống nhờ sự nỗ lực ý chí mà em đã vượt qua khó
khăn để hoàn thành công việc.
● Khi gặp một bài toán khó.
● Đứng trước nhiệm vụ lớn.
● Gặp những nghịch cảnh trong cuộc sống… Ví dụ:
Phải chịu số phận nghiệt ngã ngay từ lúc lọt lòng, thế nhưng Linh Chi chưa bao giờ
đầu hàng số phận. Cô bé 8 tuổi khi ấy là tấm gương vượt khó học tập đáng để bất kỳ
ai noi theo. Không có tay, Chi đã tập viết bằng cách kẹp viết vào cằm, không có chân,
nên hàng ngày Linh Chi đã vất vả tập đi trên hai ống inox. Thế nhưng em vẫn mang
trong mình một tinh thần lạc quan yêu đời và đức tính tự lập Nhiệm vụ 7 Câu 1
Đóng vai xử lí tình huống. Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ nấu cơm rồi đợi cả nhà về cùng ăn.
- Tình huống 2: Em sẽ chủ động giúp mẹ công việc nhà và chăm sóc bà đỡ mẹ.
- Tình huống 3: Em sẽ khuyên bạn B. nên chủ động hỏi thầy luôn không nên rụt rè vì
điều đó sẽ khiến cho bạn không hiểu hết bài và dẫn đến không làm được các bài tương tự.
- Tình huống 4: Nếu là T. em sẽ chủ động bắt chuyện hỏi han bạn, rủ bạn ra ngoài
chơi cùng các bạn trong lớp.
- Tình huống 5: Em và các bạn sẽ chia nhau ra tìm hiểu thông tin thông qua sách báo,
internet và hỏi các thầy cô. Câu 2
Chia sẻ với thầy cô và các bạn cách mà em chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau. Trả lời:
- Mạnh dạn hỏi những điều bản thân chưa biết.
- Tự tin, năng nổ giao tiếp với mọi người. - Quan tâm bạn bè.
- Sắp xếp công việc và thời gian hợp lí. - Làm bài tập về nhà
- Luôn xem bài trước khi tới lớp
- Tự giác học tập ở nhà không cần ba me nhắc nhở
- Chủ động phát biểu, đóng góp ý kiến, hỏi lại ngay khi chưa hiểu bài.
- Sẵn sàng giúp đỡ các bạn khi bạn chưa hiểu bài.
- Luôn bắt chuyện, làm giảm không khí gượng gạo khi giao tiếp trong một nhóm. Nhiệm vụ 8 Câu 1 Chuẩn bị diễn đàn. Trả lời:
- Lớp sẽ phân chia nhóm, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị diễn đàn.
- Tổ chức đặt tên nhóm, đưa ra các chủ đề/ kiến thức/ câu hỏi/ hình thức diễn đàn.
- Mỗi nhóm thảo luận và trình bày kết quả diễn đàn đã có. Câu 2 Tổ chức thực hiện. Trả lời:
- Học sinh tổ chức thực hiện diễn đàn.
● Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần: Nâng cao ý thức thực hiện nội quy, quy định nhà trường…
● Các thành viên tham gia phát biểu ý kiến: Ý nghĩa của nội quy/ Lí do vi phạm/ Cách khắc phục.
● Tổng kết diễn đàn: Nâng cao nhận thức và bài học hành động. Câu 3
Trao đổi về những điều em đạt được sau khi tham gia diễn đàn về thực hiện nội quy,
quy định của trường, lớp, cộng đồng. Trả lời:
- Những điều em đạt được sau khi tham gia diễn đàn về thực hiện nội quy, quy định
của trường, lớp, cộng đồng:
● Hiểu thêm về nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.
● Nâng cao ý thức chấp hành.
● Tuyên truyền tới cộng đồng… ●