Giải Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực | Cánh diều
Giải chủ đề 3 Tư duy phản biện tư duy tích cực trang 25→31 giúp các bạn học sinh hiểu về các tư duy phản biện và tư duy tích cực. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Tư duy phản biện tư duy tích cực sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Chủ đề: Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực (CD)
Môn: HĐ trải nghiệm - hướng nghiệp 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực
Tư duy phản biện, tư duy tích cực Hoạt động 1
Tìm hiểu tư duy phản biện
Câu 1. Trao đổi để xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện.
Câu 2. Thảo luận về các bước hình thành tư duy phản biện và nêu ví dụ minh hoạ Gợi ý đáp án
Ví dụ: Anh A đưa ra ý kiến rằng Công ty X là một công ty có phúc lợi tốt cho nhân
viên. Anh B là nhân viên từng làm việc ở công ty X phản biện, công ty X không có
phúc lợi tốt, các bằng chứng anh đưa ra như công ty có mức lương thấp hơn các công
ty khác trong cùng lĩnh vực, thường tăng giờ làm việc của nhân viên mà không hỗ trợ
lương, công ty không thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ tết, công ty luôn tìm cách
để hạn chế đóng bảo hiểm cho nhân viên. Hoạt động 2
Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
Câu 1. Thảo luận các tình huống giả định sau đề nhận diện khả năng điều chỉnh tư
duy theo hướng tích cực của bản thân em.
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực Gợi ý đáp án
Thảo luận các tình huống giả định sau đề nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo
hướng tích cực của bản thân em.
Tình huống 1: Tư duy theo hướng tích cực
Mình đã rất cố gắng nhưng có lẽ mình chưa hiểu hết các bạn. Có thể mình cần xem lại
cách làm việc của mình và nhờ các bạn góp ý thêm.
Tình huống 2: Tư duy hướng tích cực
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực
Minh đã chủ quan không ôn luyện các dạng bài tập đó vì nghĩ nó quả đơn giản. Minh
cần cẩn thận hơn nữa và quyết tâm cao đề điểm thi cuối kì bù lại điểm thấp này.
Câu 2. Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong học tập và giao tiếp. Gợi ý đáp án
Một người có tư duy tích cực sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, lạc quan và hạnh phúc.
Chính nguồn năng lượng tinh thần “vô giá” đó sẽ giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh và
tràn đầy sức sống. Sức mạnh tinh thần tốt là “phương thuốc hữu hiệu” để hỗ trợ và
điều trị các loại bệnh bên trong. Dù có thể bạn không thể chống đỡ được sự ảnh hưởng
của bệnh tật, nhưng suy nghĩ tích cực sẽ sống bạn sống ý nghĩa hơn. Theo thời gian,
tình trạng sức khỏe được cải thiện theo chiều hướng tốt. Hoạt động 3
Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
Câu 1. Thảo luận và đề xuất những cách rèn luyện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực. Gợi ý đáp án • Thể hiện sự biết ơn •
Luôn nghĩ đến sự thành công • Sắp xếp lại suy nghĩ •
Kiểm soát các luồng suy nghĩ tiêu cực •
Kết bạn với những người bạn lạc quan mang suy nghĩ tích cực
Câu 2. Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện đề
điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. Gợi ý đáp án HS tự chia sẻ Hoạt động 4
Rèn luyện tư duy phản biện
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực
Câu 1. Lựa chọn một trong những vấn đề sau và vận dụng các bước hình thành tư duy
phản biện đề phân tích, đánh giá, nêu chính kiến của em về vấn đề. Gợi ý đáp án
Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái
niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải
quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong
phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi,
nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ,
nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”,
“dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận
hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy –
trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục
thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích
động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ
thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học
sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất,
tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển
lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình
trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi
chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
Câu 2. Chia sẻ cảm nhận của em về ý kiến phản biện của các bạn đối với những vấn đề trên Gợi ý đáp án HS tự chia sẻ
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực Hoạt động 5
Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
Câu 1. Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim mà em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn. Gợi ý đáp án
Sách Hạt giống tâm hồn
”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc
sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.
“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và
giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn
cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng
chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.
Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfrey rằng: “Cuộc sống luôn
chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin
rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”.
Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận
riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của
từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.
“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những
người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm
sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt
đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.
Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ
hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.
Câu 2. Vận dụng tư duy phản biện. tư duy tích cực để bình luận về nội dung cuốn sách, bộ phim đó.
Hoạt động trải nghiệm 10: Tư duy phản biện, tư duy tích cực Gợi ý đáp án
“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách,
những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin
bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những
giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ
nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái
lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với
những nỗi buồn ám mãi không buông.
Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt
giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.
“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào
thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm
hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi
tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.