-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh KNTT
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh KNTT được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn KTPL 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình kinh doanh (KNTT)
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và
các mô hình sản xuất kinh doanh KNTT
Mở đầu trang 39 SGK KTPL 10 KNTT
Em hãy kể một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản
xuất kinh doanh nơi em sinh sống và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội. Lời giải
Ở địa phương em có những hoạt động sản xuất kinh doanh sau:
- Dịch vụ: Internet, chuyển phát, sửa chữa xe... giúp người dân thuận tiện cho việc
gửi hàng hoá một cách thuận lợi nhanh chóng
- Sản xuất: Sản xuất lúa, ngô, khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm… giải quyết vấn đề
lương thực thực phẩm cho người dân và tạo nguồn thu nhập cho chủ hộ.
- Thương mại: Chủ yếu là các đại lí bán hàng (tạp hoá, xăng dầu, điện máy…) để
người dân tiếp cận để mua bán hàng hoá thuận tiện nhất.
1. Vai trò của sản xuất kinh doanh
Câu hỏi trang 40 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc câu chuyện sau để trả lời câu hỏi:
1. Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì? Hoạt
động này có điểm gì khác so với hoạt động sản xuất trước đây?
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của anh T đã mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội? Lời giải
1. Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích để bà con
bớt khó khăn hơn trong việc nghiền thức ăn cho gia súc, để bà con phát triển chăn
nuôi. Hoạt động này giúp anh T cũng giúp bà con có điều kiện phát triển hơn trong
chăn nuôi so với trước kia. Trước kia nhà anh T chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng
cho gia đình, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ ngày anh đầu tư vào máy
nghiền thức ăn thì anh có thể phục vụ cho bà con phát triển chăn nuôi, đồng thời
nuôi thêm hơn 60 con lợn mỗi năm.
2. Hoạt động sản xuất của anh T mang lại cho gia đình anh T có thêm thu nhập từ
việc phục vụ máy nghiền thức ăn cho bà con, phát triển chăn nuôi cho gia đình anh
T. Hoạt động này góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi cho bà con cũng như góp
phần phát triển kinh tế - xã hội cho quê hương đất nước
2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh
Câu hỏi trang 40 SGK KTPL 10 KNTT: Từ câu chuyện sản xuất kinh doanh của
gia đình anh T, em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi sau:
1. Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm? Số lao động tham gia là bao nhiêu?
2. Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anh T? Lời giải
1. Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do anh T chịu trách nhiệm sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số lao động tham gia là toàn bộ thành viên trong gia đình anh T.
2. Quy mô kinh doanh của gia đình anh T là mô hình sản xuất kinh doanh do cá
nhân làm chủ, quy mô nhỏ lẻ, dễ hoạt động sản xuất. Nhưng chính vì vậy nên khó
huy động vốn, khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.
Câu hỏi trang 41 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của gia
đình anh T để trả lời câu hỏi:
1. Hợp tác xã Đoàn Kết gồm mấy thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào?
2. Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì?
Theo em, tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác? Lời giải
1. Hợp tác xã Đoàn Kết gồm 8 thành viên. Hoạt động của hợp tác xã dựa trên
nguyên tắc: Tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí. 2.
- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là có điều
kiện sản xuất theo tiêu chuẩn mới, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao,
gieo cấy tập trung, phân bón cân đối nên thu được kết quả cao hơn so với trước đây
với mô hình hộ sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã còn lo bao tiêu sản phẩm đầu ra,
bán với giá ổn định nên các thành viên rất yên tâm, tin tưởng phát triển sản xuất.
- Anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác là vì để có thêm thành viên hình
thành mô hình hợp tác xã, giúp huy động vốn dễ dàng, nâng cao mức thu nhập cho mỗi hộ gia đình.
Câu hỏi trang 42 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X Lời giải
Những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X:
- Tính tổ chức: Kinh doanh mặt hàng điện tử gia dụng, vốn thành lập và làm chủ là
Ông Q, có trụ sở giao dịch, có cơ cấu nhân sự, bộ máy điều hành.
- Tính hợp pháp: Doanh nghiệp ông Q được nhà nước cấp phép hoạt động và phải
chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu hỏi trang 42 SGK KTPL 10 KNTT: Từ thông tin về doanh nghiệp X do ông
Q làm chủ ở trên, em hãy trả lời câu hỏi:
Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật như thế nào? Lời giải
Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước
pháp luật: Do ông Q bỏ vốn đầu tư, làm chủ, mục đích sinh lợi. Chịu trách nhiệm
cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình trước pháp luật.
Câu hỏi trang 43 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc tiếp thông tin về doanh
nghiệp của ông Q để trả lời câu hỏi:
1. Công ty hợp danh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp danh có
quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền lợi và
nghĩa vụ gì trong công ty?
2. Theo em, công ty hợp danh có ưu điểm gì so với doanh nghiệp tư nhân? Lời giải 1.
- Công ty hợp doanh QT được thành lập bởi ông T và Ông Q
- Các thành viên hợp doanh có quyền và nghĩa vụ trong công ty: chịu trách nhiệm
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên hợp doanh có
quyền ngang nhau trong quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh, cùng
liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ công ty.
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã
cam kết vào công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ
đượa quy định tại điều lệ công ty, không được tham gia quản lí công ty và hoạt động
kinh doanh nhân doanh công ty.
2. Ưu điểm của công ty hợp doanh: Có thể huy động nguồn vốn, tăng người để cùng
quản lý công ty, tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều
hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.
Câu hỏi trang 44 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N? Lời giải
Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N: Chỉ
phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ mà không lo ảnh hưởng đến các tài sản khác của gia đình.
Câu hỏi trang 44 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc tiếp thông tin về hoạt động
kinh doanh của anh N để trả lời câu hỏi:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao? Lời giải
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: có thêm 4 người bạn thân đầu tư
thêm 4 tỉ đồng vào vốn điều lệ và đề nghị chuyển đổi thành công ty TNHH hai
thành viên trở lên với vốn điều lệ là 9 tỉ đồng.
- Cơ chế tổ chức và hoạt động của công ty: Cả năm người hợp thành hội đồng thành
viên, duy trì hoạt động công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Câu hỏi trang 45 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt
động của công ty cổ phần. Lời giải
- Công ty cổ phần A được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông.
- Phương thức hoạt động của công ty cổ phần: hằng năm công ty tổ chức đại hội cổ
đông, bầu ra hội đồng quản trị. Công ty được phát hành chứng khoán để huy động
vốn. Các cổ đông được chia lợi tức cổ phần theo số cổ phần đóng góp cho công ty.
Câu hỏi trang 46 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phẩn hóa. Lời giải
Doanh nghiệp K là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Sau khi cổ phần hoá doanh
nghiệp K đã trở thành một công ty cồ phần với số vốn lớn hơn nhiều so với trước.
Số vốn nhà nước chỉ còn chiếm 54% vốn của công ty, phần còn lại cho phép tư nhân đầu tư.
Luyện tập và vận dụng SGK KTPL 10 KNTT
Luyện tập 1 trang 46 SGK KTPL 10 KNTT: Em đồng tình hay không đồng tình
với ý kiến nào sau đây? Vì sao? Lời giải
a. Đồng ý. Vì tạo công ăn việc làm cho người dân có thu nhập, cuộc sống ổn định.
b. Đồng ý. Vì kinh doanh phát triển, nền kinh tế phát triển kéo theo đó nền khoa học
kĩ thuật cũng được cải thiện tiên tiến. Hầu hết ngày nay sản xuất đều dùng máy móc
để có năng suất cao không còn giữ những cách làm truyền thống nữa.
c. Không đồng ý. Vì kinh doanh trực tuyến không cần phải có cửa tiệm nhưng vẫn
cần có nhà xưởng để sản xuất sản phẩm đồng thời cần chiến lược kinh doanh tốt.
d. Đồng ý. Vì thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Luyện tập 2 trang 46 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy cùng các bạn trong nhóm
thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh: Lời giải
a. Giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách
nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
b. Giữa mô hinh hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.
- Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với
tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).
- Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua,
góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.
c. Giữa doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn.
- Công ty TNHH 1 thành viên: Để huy động vốn, công ty TNHH 1 thành viên có thể
phát hành trái phiếu và được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
d. Giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Do ít nhất 2 cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là
thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.
e. Giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ không chia thành
cổ phần hay cổ phiếu, tỷ lệ vốn góp có thể là những phần không bằng nhau.
- Nhưng đến công ty cổ phần có sự khác biệt đó là: Vốn điều lệ được chia thành
những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được ghi nhận bằng cổ phiếu.
Luyện tập 3 trang 47 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy tìm hiểu các mô hình sản
xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau: Lời giải
Địa phương em có mô hình sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình.
+ Ưu điểm của hộ kinh doanh:
- Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế đơn giản hơn. Hộ kinh doanh có thể đóng thuế
khoán hằng năm, không phải thực hiện khai thuế hàng tháng như doanh nghiệp.
- Chế độ chứng từ, sổ sách, kế toán đơn giản;
- Hiện nay theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp, hộ kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Theo đó,
hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông
báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động
kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
+ Nhược điểm của hộ kinh doanh: Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ
bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình (Không còn “nhóm các cá
nhân” như trong luật cũ nữa).
Luyện tập 4 trang 47 SGK KTPL 10 KNTT: Em có lời khuyên gì cho các nhân
vật trong những tình huống sau?
Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?
Em có lời khuyên gì cho N? Lời giải
a. Theo em, anh C nên nghe theo lời khuyên. Vì chọn một mô hình khác để kinh
doanh vừa thu lại lợi nhuận cao, thu nhập lại ổn định hơn, không phải đi xa quê hương.
b. Theo em, N nên suy nghĩ thật kĩ vì đây là một quyết định quan trọng. N cũng nên
tham khảo ý kiến của người thân. N có thể thử trải nghiệm mở tiệm bánh của riêng
mình để kinh doanh vì nếu yêu thích mình sẽ cháy hết mình vì đam mê đó, có đam
mê thì sẽ có thành công.
Vận dụng 1 trang 47 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy viết bài giới thiệu dự định
mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình và giới thiệu với các bạn. Lời giải Kinh doanh quán ăn vặt:
- Lựa chọn thích hợp dành cho những tín đồ đam mê ẩm thực. Không chỉ giúp mình
có khoản thu thập ổn định, mà còn thoả mãn đam mê của mình. Kinh doanh quán ăn
vặt sẽ cần phải chú ý đến yếu tố: vị trí mặt bằng mở quán, đối tượng khách hàng,
menu, chất lượng sản phẩm,…
- Vốn đầu tư ban đầu: 50.000 – 300.000 triệu đồng (tuỳ theo mô hình kinh doanh).
Có thể kết hợp thêm hình thức kinh doanh online để tiếp cận được nhiều đối tượng
khách hàng và gia tăng doanh thu, lợi nhuận hiệu quả. Gợi ý: Cửa hàng Gà rán, đồ ăn vặt,...
Vận dụng 2 trang 47 SGK KTPL 10 KNTT: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham
gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống
kinh tế - xã hội ở địa phương. Lời giải
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
- Khái quát sơ lược về tầm quan trọng của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.
- Nêu lên thực trạng của sản xuất kinh doanh tại địa phương hiện nay.
- Liệt kê những đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với địa phương.
- Đưa ra những số liệu, dẫn chứng cụ thể về những đóng góp đó.
- Những thay đổi của địa phương sau khi có sự đóng góp từ sản xuất kinh doanh.
- Nhận xét những tích cực, hạn chế và rút ra kết luận.