-
Thông tin
-
Quiz
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân | Kết nối tri thức
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân | Kết nối tri thức
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân | Kết nối tri thức được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ đồng thời giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Thầy cô và các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (KNTT) 10 tài liệu
Môn: Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Kinh tế và Pháp luật 11
Preview text:
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 18 Câu 1
Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai ? Vì sao ?
a. Người dân chỉ được pháp luật đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi họ
đang ở tại nhà riêng của mình.
b. Khi nghi ngờ nhà hàng xóm lấy trộm đồ của mình thì có quyền tự ý vào chỗ ở của họ để khám xét.
c. Chỉ được khám nhà khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
khám phá phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
d. Chỉ có các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật mới có trách nhiệm thực hiện quyền
bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Gợi ý đáp án
a. Sai, vì pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ở tất cả
những nơi thuộc về chỗ ở hợp pháp của công dân bao gồm nhà ở; tàu, thuyền, phương
tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; nhà khác
nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
b. Sai, vì việc tự ý khám xét nhà của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà vì
những nghi ngờ vô căn cứ là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu tự ý thực hiện thì sẽ phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c. Đúng, vì pháp luật Việt Nam quy định chỉ những người có thẩm quyền thuộc các cơ
quan chức năng mới được ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân (Bộ luật Tố tụng Hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
d. Sai, vì thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là trách nhiệm
chung của Nhà nước và toàn xã hội. Câu 2
Các chủ thể dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân? Vì sao?
a. K cố tình đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà ông Y khiến mọi người trong nhà không thể mở cửa đi ra ngoài.
b. A tự ý mở cổng một nhà ven đường để vào nhặt quả bóng mình làm rơi.
c. Ông T khóa cửa phòng trọ, không cho T vào vì chậm đóng tiền thuê nhà.
d. Bảo vệ chung cư cùng một số cư dân đã phá cửa căn hộ để kịp thời đưa hai em bé
đang leo trèo ở lan can ban công xuống trong khi người lớn đi vắng. Gợi ý đáp án
a. Hành vi của K không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân mà
chỉ vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Người dân chỉ có quyền đối với
phần diện tích đất theo ranh giới của nhà mình, còn hành lang đường, vỉa hè, lòng
đường là tài sản công cộng do Nhà nước quản lí. Do đó, hành vi đỗ xe khiến người
nhà ông Y không thể mở cửa đi ra ngoài của K không vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở của công dân. (Khi K cố tình đỗ xe để ngăn cản, cấm gia đình ông Y
vào nhà thì mới vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.)
b. Hành vi của A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Hành vi
của A chưa được sự đồng ý của chủ nhà nên đó là sự xâm nhập trái phép chỗ ở của
người khác, vi phạm quy định của pháp luật.
c. Hành vi của ông T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Phòng trọ cũng là chỗ ở hợp pháp của công dân, được pháp luật thừa nhận. Khi người
thuê trọ đã trả tiền để thuê phòng thì đây là chỗ ở hợp pháp của họ. Người cho thuê
nhà không được tự ý ngăn cản họ vào nhà (trừ trường hợp có lí do hợp lí, ví dụ trước
đó hai bên đã có điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà là nếu người thuê trọ
chậm đóng tiền nhà trong thời gian bao lâu thì chủ nhà được phép khoá cửa phòng trọ,
không cho người thuê trọ vào nhà ở).
d. Hành vi của bảo vệ cùng một số cư dân chung cư không vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đây là tình huống khẩn cấp, liên quan đến mạng
sống của hai em bé nên không thể trì hoãn. Mặt khác, người lớn trong nhà cũng đi
vắng nên bảo vệ và những người xung quanh không thể trực tiếp thông báo, xin phép,
nếu chờ tìm số điện thoại để liên hệ thì có thể sẽ xảy ra những hậu quả xấu (ví dụ: hai
em bé bị ngã xuống dưới). Câu 3
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: Gợi ý đáp án
a. Hành vi trèo tường vào nhà ông B để tìm tên cướp của anh X và anh Y là vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Anh X và anh Y chỉ nghi ngờ mà
không phải trực tiếp trông thấy tên cướp trèo tường vào nhà ông B nên không có lí do
chính đáng, không có thẩm quyền để vào nhà ông B tìm kiếm. Đồng thời, hai anh
cũng chưa được sự đồng ý của ông B nên việc trèo tường vào nhà là xâm nhập trái phép, vi phạm pháp luật
b. Hành vi của T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. T không
thông báo, không nhận được sự đồng ý của chủ nhà mà đã tự ý lấy chìa khoá để mở
cửa vào nhà là xâm nhập chỗ ở trái phép, vi phạm quy định của pháp luật. Câu 4
Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. C và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục công
an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng
trữ chất cấm. Bà nội C nghe vậy liền giải thích trong nhà không cất giấu chất cấm và
gọi C mang chìa khóa ra mở cửa. C thấy băn khoăn nên tìm cách trì hoãn và gọi điện
cho anh trai để xin ý kiến.
Nếu là anh trai C, trong trường hợp mày, em sẽ tư vấn cách xử lí như thế nào để C
thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
b. K và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng
chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, K thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hở nhưng
gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo K cứ mở cửa vào lấy quyển
truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao.
Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp
luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Gợi ý đáp án
a. C trấn an bà nội, từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an
và quyết định khám nhà. Nếu họ có giấy tờ đầy đủ thì T yêu cầu họ gọi đại diện chính
quyền đến rồi mới đồng ý cho khám nhà. Nếu họ không xuất trình được giấy tờ thì T
liên hệ công an hoặc chính quyền địa phương hoặc người lớn đáng tin cậy nhờ hỗ trợ.
b. K không đồng ý với ý kiến của bạn, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người
khác là không đúng, vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và có
thể dẫn đến những hậu quả không tốt. Hai bạn xin phép chủ nhà rồi mới vào lấy quyền
truyện hoặc nhờ chủ nhà tìm hộ.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 18
Câu hỏi: Em hãy viết một bài luận tuyên truyền về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của công dân và chia sẻ lại với các bạn trong lớp.